Bolivia: Xét xử 24 nghi phạm tham gia đảo chính bất thành

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Tư pháp Bolivia Cesar Adalid Siles Bazan ngày 7/7 cho biết nước này đang tiến hành xét xử 24 nghi phạm trong âm mưu đảo chính bất thành ngày 26/6.

Mức án dành cho mỗi nghi phạm này có thể lên tới 25 năm tù.

Bolivia: Xét xử 24 nghi phạm tham gia đảo chính bất thành - Hình 1
Cựu Tổng tư lệnh quân đội Bolivia Juan José Zuniga (giữa) tại La Paz, ngày 26/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông Siles Bazan nêu rõ: “Trong 11 ngày qua, cơ quan chức năng đã xác định 6 tội danh chính thức, trong đó Văn phòng Công tố đã đưa ra đủ bằng chứng về trách nhiệm hình sự đối với 24 đối tượng này”.

Lưu ý đến mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, Bộ trưởng Tư pháp Siles Bazan cho biết chỉ riêng cáo buộc khủng bố đã dẫn tới mức án 20 năm tù, kết hợp với các tội danh khác có thể dẫn đến 25 năm tù.

Trong số 24 nghi phạm nói trên, 3 người đang bị quản thúc tại gia, trong khi những người còn lại đang bị tạm giam tại các nhà tù ở Bolivia.

Vào ngày 26/6, Tổng tư lệnh lực lượng quân đội Bolivia – Tướng Juan Jose Zuniga đã chỉ huy một bộ phận quân đội sử dụng xe tăng xông vào Dinh Tổng thống tại Quảng trường Murillo, trung tâm thủ đô La Paz. Sau khi chiếm Dinh Tổng thống, ông Zuniga tuyên bố cuộc tấn công vào trụ sở chính phủ là nhằm “thiết lập lại nền dân chủ” và “giải phóng các tù nhân chính trị”. Tuy nhiên, chỉ ít giờ sau đó, cảnh sát đã nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát và binh lính quân đội rút khỏi quảng trường. Ông Juan Jose Zuniga đã bị bắt và bị cách chức ngay sau vụ việc nghiêm trọng này.

Các nghi phạm bị cáo buộc phát động cuộc nổi dậy vũ trang, khủng bố, đe dọa an ninh của tổng thống và các quan chức khác, phá hủy hoặc làm hư hại tài sản công, cũng như sử dụng hàng hóa và dịch vụ công không đúng mục đích.

Video đang HOT

Đảo chính, bạo loạn và nổi dậy: 'Ngọn núi lửa chính trị' Bolivia liên tục phun trào

Quốc gia vùng núi Andes đã hứng chịu nhiều cuộc đảo chính nhất trên thế giới kể từ năm 1950.

Nỗ lực ngắn ngủi hôm 26/6 là sự cố mới nhất trong lịch sử đầy biến động của quốc gia này.

Đảo chính, bạo loạn và nổi dậy: Ngọn núi lửa chính trị Bolivia liên tục phun trào - Hình 1

Tướng Juan Jose Zuniga (giữa) đe dọa chiếm Phủ Tổng thống khi di chuyển bằng xe bọc thép được yểm trợ bằng một đoàn xe quân sự hướng tới trung tâm thủ đô La Paz, Bolivia ngày 26/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Dinh Tổng thống trước đây của Bolivia - nơi vừa bị một nhóm binh sĩ nổi dậy tấn công dữ dội, dẫn đầu bởi tư lệnh Quân đội hiện đã bị sa thải, Juan José Zúiga - được gọi là Palacio Quemado, hay "Cung điện bị cháy". Biệt danh này xuất phát từ cuộc đảo chính năm 1875, khi một đám đông ném đuốc đang cháy từ nhà thờ gần đó và gây ra hỏa hoạn khiến tòa trụ sở chính phủ bị vô hiệu hóa. Dinh Tổng thống được xây dựng lại trong tổ hợp Plaza Murillo, tại thủ đô La Paz. Nhưng kể từ đó, nó tiếp tục chứng kiến ​​hàng chục cuộc bạo loạn, nổi dậy và đảo chính.

Lịch sử đầy bất ổn chính trị

Sự cố gần nhất trong loạt biến động này xảy ra ngày 26/6 (theo giờ địa phương). Tại Casa Grande del Pueblo - tòa nhà chọc trời hiện đại bên cạnh tòa Palacio Quemado, được xây dựng dưới thời chính quyền Evo Morales để làm trụ sở chính phủ - Tổng thống Bolivia Luis Arce, vây quanh là các thành viên nội các của ông, đã kêu gọi người dân Bolivia đoàn kết để "đối đầu bất kỳ nỗ lực đảo chính nào". Sau đó, ông Arce bổ nhiệm một ban lãnh đạo quân sự mới và quân nổi dậy rút lui. Đó là một ngày không quá bất thường khi nó trở thành một chương tiếp theo trong lịch sử bất ổn chính trị lâu dài của Bolivia.

Theo phân tích dữ liệu của các học giả người Mỹ Jonathan Powell và Clayton Thyne, Bolivia là quốc gia hứng chịu nhiều cuộc đảo chính nhất trên thế giới kể từ năm 1950: tổng cộng là 23 cuộc, mặc dù 12 cuộc trong số đó đã thất bại. Nhà sử học và nhà báo người Bolivia Robert Brockmann thừa nhận: "Tùy thuộc vào cách tính, có một số lượng lớn các cuộc đảo chính ở Bolivia. Nếu tính theo số lượng tổng thống, bạn thực sự không thể tính hết tất cả vì một số người chỉ nắm quyền trong nửa giờ", ông Brockman nói vui.

Trong thời kỳ các chế độ độc tài quân sự từ năm 1964 đến năm 1982, nơi các tổng thống thuộc mọi thành phần chính trị đều bị lật đổ bằng vũ lực, nhà sử học Brockmann nhấn mạnh sự kiện lên nắm quyền của Hugo Banzer Suárez, người lãnh đạo Bolivia lần đầu từ năm 1971 đến năm 1978. "Đó là một cuộc đảo chính của phe cánh hữu với nhiều đàn áp, nhưng đồng thời nó mang lại, giống như [Augusto] Pinochet đã làm, một thời kỳ ổn định kinh tế lớn lao". Nhưng trong khi nhà độc tài Chile lật đổ một chính phủ được bầu cử dân chủ thì nhà độc tài Bolivia lại giành quyền cai trị từ các chế độ độc tài quân sự.

Đảo chính, bạo loạn và nổi dậy: Ngọn núi lửa chính trị Bolivia liên tục phun trào - Hình 2
Tổng thống Bolivia Luis Arce (thứ 4, trái) tại ban công Cung điện Chính phủ ở La Paz ngày 26/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN

"Ông ấy là một người lính đã lật đổ một người lính khác, người đã lật đổ một người lính khác - cũng là người đã lật đổ một người lính khác", ông Brockmann nói, trước khi trích dẫn giai đoạn tiếp theo của lịch sử Bolivia, từ năm 1978 đến năm 1982, một "thời kỳ khủng khiếp của 10 chính phủ, cả dân sự và quân sự và các cuộc bầu cử đầy thất vọng", vốn đã nhường chỗ cho chế độ Luis García Meza. Vị tướng người Bolivia đã cai trị nước này trên thực tế từ năm 1980 đến năm 1981 sau khi thực hiện cuộc đảo chính và ám sát nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Marcelo Quiroga Santa Cruz.

Đối với nhà sử học Brockmann, đó là một "thời kỳ ảm đạm ở Bolivia với các vụ thảm sát, đàn áp, tình trạng bao vây và buôn bán ma túy" khiến phe cánh hữu bị mất uy tín rất nhiều. Đến năm 1982, xã hội Bolivia mới hoàn toàn chấp nhận nền dân chủ trong cuộc bầu cử do liên minh cánh tả giành chiến thắng. Và mặc dù chính phủ của Tổng thống Hernán Siles Zuazo phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng gây ra siêu lạm phát ở mức 23.000% vào năm 1985, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với việc chấm dứt các cuộc đảo chính.

Quân đội yếu và một xã hội mạnh

Sau khi kết thúc thời kỳ độc tài quân sự, Bolivia trải qua giai đoạn dân chủ, mà trong đó những người lên nắm quyền phải xây dựng liên minh. Trong những năm đó, đã xảy ra những cuộc khủng hoảng và nổi dậy, chẳng hạn như cái gọi là chiến tranh nước và khí đốt, khi người Bolivia đứng lên bảo vệ các nguồn tài nguyên của mình.

Cuộc khủng hoảng gần đây nhất trước vụ việc hôm 26/6 đã dẫn đến việc lật đổ cựu tổng thống Gonzalo Sánchez de Lozada, người trốn sang Mỹ và mở đường cho sự trỗi dậy của Tổng thống Evo Morales, người lên nắm quyền với sự ủng hộ của đa số người dân.

Sự ủng hộ này cho phép vị tổng thống người bản địa đầu tiên của Bolivia lãnh đạo đất nước trong hơn một thập kỷ mà không cần liên minh. Nhưng nó cũng khiến ông phải níu giữ quyền lực và thay đổi luật để kéo dài nhiệm kỳ của mình cho đến khi cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra vào năm 2019.

Người dân đã xuống đường đông đảo sau cuộc bầu cử mà ông Morales tìm cách tái tranh cử lần thứ tư liên tiếp. Vụ bất ổn cũng đưa Lực lượng vũ trang ra khỏi doanh trại và khiến ông Morales phải từ chức, rồi sang tị nạn Mexico, trong một tình huống mà cựu tổng thống sau này tuyên bố là một "cuộc đảo chính", cho dù đánh giá đó vẫn gây tranh cãi.

Với nhà báo Rafael Archondo, Bolivia đã được hưởng nền dân chủ không gián đoạn kể từ năm 1982, khi các hệ thống dân chủ được khôi phục.

"Có 42 năm đời sống dân chủ, của các chính phủ hợp hiến được bầu liên tiếp từ các đảng phái khác nhau, và sự hiện diện của quân đội trong đời sống quốc gia là hoàn toàn không đáng kể", ông Archondo nói. "Chúng tôi thậm chí còn chưa chịu mức độ can thiệp của quân sự như ở Mexico, nơi quân đội xây dựng sân bay hoặc bảo vệ một số cơ sở nhất định".

Ông Archondo lập luận rằng chưa có cuộc đảo chính nào kể từ khi trật tự chung được duy trì ở Bolivia, ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2019 hoặc vụ việc hôm 26/6. Ông nói, quân đội chưa hề cai trị đất nước "dù chỉ một phút".

Cả ông và nhà sử học Brockmann đều coi cuộc đảo chính do Zuniga cầm đầu ở Plaza Murillo là một phần của cuộc xung đột nội bộ trong đảng Phong trào tiến lên Chủ nghĩa xã hội (MAS) cầm quyền, vốn bị chia rẽ giữa cựu tổng thống Morales và người kế nhiệm Luis Arce, người cũng đang phải chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc.

"Hôm nay đúng là một trò đùa", nhà báo Archondo nói. "Vụ việc không có dấu vết của một cuộc đảo chính. Các cuộc đảo chính thường được thực hiện vào lúc bình minh và mệnh lệnh cấp bách của họ là bắt tổng thống, bắt các bộ trưởng và đóng cửa Quốc hội. Nhưng không có điều đó xảy ra ngày hôm nay. Sự việc bắt đầu lúc 4 giờ chiều và khiến mọi người ngạc nhiên trong lúc đang uống cà phê. Nó chỉ tạo ra một kết quả tiêu cực là cánh cửa kim loại của Dinh tổng thống cũ bị phá hỏng".

Nhưng ngoài những động cơ thực sự đằng sau cuộc tấn công hôm 26/6, nhà phân tích Archondo nhấn mạnh rằng tất cả các cuộc khủng hoảng đã trải qua cho đến nay trong thế kỷ này ở Bolivia - từ sự sụp đổ của Sánchez de Lozada năm 2003 đến cuộc khủng hoảng của cựu Tổng thống Evo Morales năm 2019 - đều đã được giải quyết thông qua các kênh thể chế.

"Tôi tin rằng lý do cơ bản cho toàn bộ quá trình này là một xã hội rất năng động, chính trị hóa và rất tỉnh táo cũng như một nhà nước rất yếu, vốn đã được củng cố trong thế kỷ này nhưng chưa bao giờ có thể tự thiết lập được trước các mong muốn của xã hội", ông Archondo giải thích.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine
22:04:59 12/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
'Điểm chung' từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump
22:04:07 12/11/2024
Bitcoin gần chạm 92.000 USD
13:32:59 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024

Tin đang nóng

Thái độ gây chú ý của Kỳ Duyên trước vương miện Miss Universe 2024
14:44:25 14/11/2024
Hé lộ 3 quy định trong đám cưới Khánh Vân, 1 điều khiến nhiều sao Việt vướng tranh cãi
16:37:30 14/11/2024
Trấn Thành quay trở lại với sở trường hài trong phim điện ảnh Tết 2025
15:04:57 14/11/2024
Bức ảnh hé lộ bí mật chấn động huỷ hoại sự nghiệp của mỹ nhân hàng đầu showbiz
14:51:16 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024

Tin mới nhất

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

20:14:13 14/11/2024
Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11.

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình

20:03:45 14/11/2024
Nhà đấu giá Sotheby s vừa bán ra chiếc vòng cổ đính kim cương được cho là liên quan vụ bê bối góp phần dẫn đến sự sụp đổ của hoàng hậu Marie Antoinette trong thời Cách mạng Pháp.

Đặc sắc lễ rước Phasatpheung ở Lào

20:01:40 14/11/2024
Vì vậy, nghi lễ rước Phasatpheung tại Lễ hội Thatluang đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh ở Lào nói chung và người dân thủ đô Viêng Chăn nói riêng.

Hezbollah tấn công vào quân Israel

20:00:33 14/11/2024
Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng.

COP29: Chần chừ sẽ làm tăng chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu

19:59:34 14/11/2024
Báo cáo nêu rõ: Nếu không có tiền đầu tư trước năm 2030, áp lực sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo, tức là sẽ tốn kém hơn để đạt được sự ổn định khí hậu .

Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

19:58:33 14/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có cuộc hội đàm về nhiều điểm nóng toàn cầu, khi gặp nhau tại Peru vào ngày 16.11.

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

19:57:33 14/11/2024
Nhà khoa học Molly Timmers mô tả một cách hình tượng rằng trong khi Big Momma có hình dạng giống như một viên kem khổng lồ, thì rạn san hô mới phát hiện này lại như viên kem bắt đầu tan chảy, bao phủ một khu vực rộng lớn dưới đáy biển.

Rộ tin ông Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

19:55:45 14/11/2024
Các nguồn tin cho hay đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang soạn thảo danh sách chi tiết các nhân vật cấp cao sẽ bị cho nghỉ việc tại Lầu Năm Góc.

Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?

19:55:24 14/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia.

Chưa nhậm chức, ông Trump đối diện nguy cơ bị nhiều bang phản đối

19:49:40 14/11/2024
Các thống đốc thuộc đảng Dân chủ thành lập liên minh nhằm phản đối các chính sách Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thực thi.

Chính sách thương mại trong nhiệm kỳ tới của Tổng thống Trump

19:42:35 14/11/2024
Việc ví von thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển , Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có hàm ý bao quát mục tiêu chính sách thương mại mà chính phủ của ông đã theo đuổi trong nhiệm kỳ trước cũng như nhiệm kỳ sắp tới.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng gặp ông Biden

19:39:39 14/11/2024
Tổng thống Biden ngày 13.11 đón tiếp người tiền nhiệm và cũng sắp kế nhiệm của ông, ông Donald Trump tại Phòng Bầu dục. Đây là lần đầu tiên ông Trump trở lại Nhà Trắng từ khi kết thúc nhiệm kỳ cách đây 4 năm.

Có thể bạn quan tâm

Netizen đòi "lập biên bản" 1 nam ca sĩ vì dám tiết lộ điều này tại concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Nhạc việt

20:37:55 14/11/2024
Anh Bo Đan Trường khiến người hâm mộ phấn khích khi được cho sẽ xuất hiện tại concert Anh trai vượt ngàn chông gai với vai trò ca sĩ khách mời

Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ

Sao việt

20:34:35 14/11/2024
Dựa trên các hình ảnh được cơ quan chức năng công bố, An Tây (tên thật Nguyễn Thị An) xuất hiện với trạng thái khá bất ổn. Cô để mặt mộc, đôi mắt sưng đỏ và khá lo lắng.

Trường cách nhà 10km, không bán trú, mẹ ngày nào cũng làm cho nữ sinh trung học "hộp cơm màu mè", đáng yêu!

Netizen

20:31:08 14/11/2024
Chắc chắn đến mỗi buổi trưa, cô bé sẽ mở những hộp cơm mẹ nấu trong sự háo hức, không biết hôm nay mẹ sẽ cho mình ăn gì!

Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy

Pháp luật

20:21:26 14/11/2024
Mở rộng điều tra vụ nhóm tiếp viên hàng không chuyển ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam, công an đã bắt giữ mắt xích cuối cùng, là những kẻ tiêu thụ, trong đó có ca sĩ Chi Dân, diễn viên kiêm người mẫu An Tây và cô tiên từ thiện Trúc Phươ...

Nữ người mẫu đình đám vừa bị điều tra vì ma tuý lộ hàng loạt hành động hoang tưởng do ảo giác

Sao châu á

20:10:55 14/11/2024
Mặc dù Kim Na Jung đã xóa các story, nhưng đã có người đệ đơn lên cảnh sát Seoul yêu cầu điều tra việc người mẫu này dùng ma túy.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

Tin nổi bật

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

NSND Trung Anh khóc vì xúc động, Mạnh Trường giảm 5kg khi vào vai bộ đội

Hậu trường phim

19:57:51 14/11/2024
NSND Trung Anh, Mạnh Trường, Bích Ngọc, Huyền Trang... không ngăn được niềm xúc động khi chia sẻ về vai diễn của mình trong bộ phim Không thời gian .

Xung đột Ukraine trước tương lai khó lường

19:33:47 14/11/2024
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Brussels (Bỉ) để bàn về việc hỗ trợ Ukraine trong tương lai, trong bối cảnh Nhà Trắng đang chuẩn bị đổi chủ.

Cưới 5 năm chồng vẫn không chịu đi đăng ký kết hôn, sự thật đằng sau khiến tôi chết lặng

Góc tâm tình

19:26:17 14/11/2024
Đọc được hết những gì trong bức thư viết vội của anh mà tim tôi đau xé, tôi phải làm sao có nên ép anh đi đăng ký kết hôn hay không?