Bôi son dưỡng môi thường xuyên tác hại không ngờ
Một số người bôi son dưỡng môi hàng ngày mà không hề biết tác hại của việc sử dụng quá nhiều son dưỡng môi.
1. Môi khô hơn
Theo các bác sĩ da liễu, son dưỡng môi có chứa các thành phần có thể gây kích ứng hoặc tẩy tế bào chết cho môi của chúng ta. Đó là các chất như phenol, long não, tinh dầu bạc hà, nước hoa, hương liệu, axit salicylic và vitamin E. Một nghiên cứu kết luận rằng 33% bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do vitamin E.
2. Nó có thể dẫn đến kích ứng xung quanh môi
Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định rằng chúng ta nên bôi son dưỡng môi không quá 3 lần một ngày. Khi thức dậy, sau khi ăn/uống và ngay trước khi ngủ. Nếu sử dụng son dưỡng môi quá nhiều, bạn có thể bị kích ứng hoặc có thể xuất hiện những nốt nhỏ xung quanh vùng môi.
3. Khiến môi mất cơ chế tự phục hồi độ ẩm
Đứng từ góc độ nghiên cứu, Tiến sĩ Joshua Zeichner – chuyên gia da liễu tại New York cho rằng: “Đôi môi của chúng ta có khả năng tự phục hồi và duy trì độ ẩm”, và việc dùng son dưỡng với thành phần không hợp lý ở liều lượng cao có thể gây hại. Cũng theo Tiến sĩ Zeichner, bôi nhiều son dưỡng môi ban đầu giúp môi mềm, nhưng lâu dài dễ gây kích ứng và nứt nẻ thêm.
Video đang HOT
4. Gây “nghiện” thoa son dưỡng
Khi môi quá khô, bạn sẽ có xu hướng thoa son dưỡng liên tục và dần “nghiện” cơ chế làm dịu khi sử dụng son dưỡng. Đây là thói quen không tốt, cần thay đổi ngay.
Lạm dụng son dưỡng khiến môi mất đi khả năng tự bảo vệ và bạn buộc phải phụ thuộc vào sản phẩm này. Bất cứ khi nào không thoa son trên môi, miệng lại trở nên khô ráp, bong da.
Để bảo vệ môi, bạn có thể tự làm son dưỡng từ các nguyên liệu lành tính, vừa an toàn, vừa tiết kiệm.
Cách tự chế son dưỡng
Nguyên liệu:
- 1 thìa bơ hạt mỡ
- 1,5 thìa dầu dừa
- 1 thìa mật ong
- 1 thìa sáp ong
- 1 thìa lanolin
- 5 giọt tinh dầu lavender hoặc loại khác tuỳ sở thích.
Trộn dầu dừa, sáp ong và lanolin trong một chiếc bát, đun cách thuỷ cho đến khi hỗn hợp tan hết thì bỏ ra khỏi bếp. Thêm bơ hạt mỡ và mật ong, khuấy đều cho hỗn hợp tan ra. Thêm tinh dầu lavender và tiếp tục khuấy đều cho đến khi nguội. Đổ hỗn hợp ra một chiếc hũ sạch hoặc đổ vào vỏ thỏi son dưỡng đã hết, chờ khô lại thì sử dụng.
5 'thủ phạm' khiến đôi môi khô nứt nẻ mà bạn không hề nghĩ tới, mùa đông lại càng nên tránh xa
Đôi môi là vị trí có sức hút nhất trên khuôn mặt người phụ nữ. Thế nhưng có những thói quen khiến đôi môi của bạn ngày càng khô, nứt nẻ mà nhiều khi bạn không hề để ý tới.
1. Liếm môi
Thói quên liếm môi là phản xạ tự nhiên khi bạn đột nhiên cảm thấy đôi môi bị khô, nứt nẻ. Nhiều người có có thói quen cắn môi. Nhưng ngay sau khi liếm môi hoặc cắn môi sẽ khiến đôi môi bị mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và sẽ cảm thấy khô môi hơn. Nguyên nhân là do nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi và càng gây khô môi. Lớp da môi bong tróc trên môi sẽ dần xuất hiện khiến bạn khó chịu và cảm giác liếm môi lại thường xuyên hơn.
2. Thoa son dưỡng môi lên ngón tay rồi mới thoa lên môi
Có rất nhiều sản phẩm dưỡng môi dạng hũ, vì vậy phải dùng ngón tay để thoa lớp dưỡng lên môi. Tuy nhiên ngón tay là nơi dễ tiếp xúc với vi khuẩn có thể xem như bộ phận "bẩn nhất" của cơ thể, nếu dùng ngón tay thoa son dưỡng môi sẽ có khả năng vi khuẩn lưu lại trên son dưỡng, khiến son dưỡng trở thành nơi vi khuẩn có thể phát triển. Do vậy không nên thoa son dưỡng bằng ngón tay, nhưng nếu bạn muốn thoa son dưỡng bằng ngón tay, hãy rửa sạch ngón tay trước.
3. Mất nước
Mất nước chính là một trong những yếu tố hàng đầu khiến đôi môi nứt nẻ, bong tróc nhiều hơn. Đôi môi cũng giống như da của bạn nếu không được bổ sung nước sẽ trơ nên nhăn nheo, khô hanh và nứt nẻ đặc biệt trong mùa đông. Trên thực tế, nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy khô môi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc. Hơn nữa, hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày để giữ cho làn da và đôi môi luôn đủ ẩm.
4. Thoa son dưỡng trước khi đi ngủ
Thoa son dưỡng môi trước khi ngủ cứ tưởng tốt ai dè lại khiến môi thêm khô hơn. Son dưỡng chứa nhiều dầu, tạo lớp màng bao bọc trên môi tránh mất nước chứ không giúp dưỡng môi từ bên trong. Nếu bạn muốn môi được dưỡng ẩm vào ban đêm, bạn nên sử dụng dầu dừa, mật ong thay cho son dưỡng môi thông thường.
5. Do dùng nhiều kháng sinh
Nếu uống nhiều kháng sinh vào mùa đông khiến cơ thể mất nước và đôi môi bị khô. Vì vậy khi uống thuốc nên bổ sung các loại vitamin đến từ trái cây để bổ sung kịp thời lượng nước bị tiêu hao. Ngoài ra một số loại thuốc kê theo toa, như Accutane để trị mụn trứng cá hay giảm nếp nhăn, thuốc huyết áp propranolol, hoặc thuốc điều trị chóng mặt prochlorperazine cũng có thể gây khô môi.
Đáng sắm nhất lúc này là áo len trắng vì có 10 cách diện trang nhã đẹp mê, nàng nào cũng áp dụng được Dưới đây là 7 sai lầm khi chăm sóc môi vào mùa Đông mà nhiều người mắc phải. Mùa Đông không khí hanh khô thì làn da hay môi cũng chúng ta cũng có xu hướng khô nẻ hơn so với mùa Hè. Vì lẽ đó vào mùa Đông bạn cũng cần chú ý hơn đến việc chăm sóc môi để môi mềm...