Bồi hồi dạo đỉnh Thiên Cấm Sơn
Đây là ngọn núi cao nhất của vùng Thất Sơn hùng vĩ, một vùng sơn địa đặc thù độc đáo không chỉ của tỉnh An Giang, mà của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đỉnh Núi Cấm sở hữu những công trình kiến trúc tôn giáo quy mô như tượng Phật Di Lặc ngồi trên đỉnh núi cao 33,6m, chùa Vạn Linh, Thiền viện chùa Phật Lớn…
Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi Cấm tọa lạc ở độ cao khoảng 710 m so với mực nước biển.
Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo, cùng các điểm tham quan thú vị như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện 13 tầng, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm, vồ Thiên Tuế, vồ Bồ Hong.
Toàn cảnh Khu du lịch Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Ngọn núi thiêng
Từ xưa, bà con miền Tây Nam bộ, nhất là những người theo đạo Phật đã coi núi Cấm ở An Giang là vùng địa linh, vùng đất Phật nên hằng năm có tới hàng triệu du khách đổ về “Thất Sơn huyền bí” để chiêm bái và vãn cảnh. Hiện nay, Khu du lịch Núi Cấm, tỉnh An Giang có tiềm năng khá lớn trong phát triển du lịch tâm linh, thắng cảnh địa phương, tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững.
Núi Cấm cách trung tâm TP.Long Xuyên khoảng 90 km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách TP.Châu Đốc khoảng 37 km. Núi có độ cao 710 m, chiếm chu vi 28.600 m. Đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn. Núi Cấm tức Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỷ XIX. Sách đã miêu tả: “…Thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót”.
|
Khu du lịch Núi Cấm điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Còn trước đó, theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này được gọi là núi Đoài Tốn. Tác giả cho biết núi cao 50 trượng, chu vi 20 dặm dư hình như cái đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn…Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi…
Nơi đây có khu du lịch Núi Cấm với thể mạnh về các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và được xem là trọng điểm du lịch của tỉnh, thu hút nhiều du khách thập phương tìm đến.
Núi Cấm sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối xanh tươi quanh năm. Đến đây, du khách sẽ có dịp viếng chùa, tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc, leo núi Cấm An Giang, khám phá hang động, tắm suối …
Khu du lịch lý tưởng
Video đang HOT
Từ khi hình thành cho đến nay, khu du lịch Núi Cấm tỉnh An Giang đã có nhiều hạng mục hấp dẫn được hoàn thiện, và sẽ tiếp tục được xây dựng thêm nhiều công trình mới như: khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ hành hương, khu biệt thự nghỉ dưỡng… để dần phát triển thành một khu du lịch bề thế với đầy đủ “viếng chùa – thưởng ngoạn – giải trí thư giãn và ẩm thực”. Hiện nay, khu du lịch Núi Cấm đã có nhiều danh lam thắng cảnh tiêu biểu như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm,…đặc biệt, hiện nay Núi Cấm có thêm hệ thống cáp treo để du khách có thể tận hưởng hết khu cảnh hùng vĩ, tươi đẹp mà tạo hóa ban tặng.
Vẻ đẹp trầm mặc của Núi Cấm.
Hệ thống cáp treo Núi Cấm được khởi công vào cuối 2013, và đã đưa vào phục vụ khách du lịch từ dịp Tết năm 2015. Đây là cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, được đầu tư xây dựng bài bản và hiện đại. Cáp treo Núi Cấm gồm 16 trụ cáp, 89 cabin và 2 nhà ga, mỗi giờ vận chuyển được 2.000 hành khách, thời gian di chuyển chỉ khoảng 15 phút là tới đỉnh.
Chùa Vạn Linh tọa lạc ở độ cao 535m trên lưng chừng núi Cấm, khuôn viên trải rộng đến 3.000m2, với kiến trúc cổ truyền mang đậm sắc thái Á Đông. Trước chùa là ngôi bảo tháp uy nghi 9 tầng, cao 35m, ngắm được toàn cảnh khu vực. Chánh điện của chùa là một tòa nhà rộng lớn, có điện Phật bày trí tôn nghiêm, các tượng thờ được tạc bằng đá quý. Quanh chùa là hoa kiểng xinh tươi, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền.
Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là “tượng phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở Châu Á” vào tháng 5/2013. Tượng có chiều cao 33.6m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tượng đạt độ thẩm mỹ cao về kiến trúc và hài hòa giữa không gian núi rừng. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của tượng Phật Di Lặc ở Việt Nam.
Chùa Phật Lớn trên núi Cấm có tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, là một ngôi chùa danh tiếng khắp vùng. Chùa được xây dựng năm 1912, lúc này trong chùa có pho tượng Phật cao 1.8m, lớn hơn các tượng thờ khác trong vùng nên mới gọi là Chùa Phật Lớn, và gọi vậy còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi Cấm. Hiện nay, chùa đã được mở rộng diện tích lên đến 13.6 ha, gồm nhiều công trình phục vụ du khách hành hương, vãng cảnh.
Hồ Thủy Liêm trên núi Cấm có diện tích 60.000 mét vuông mặt nước, có sức chức 300.000 mét khối nước, đường dạo quanh hồ là 1.000 mét. Xung quanh hồ được trồng hoa và bắc cầu tạo cảnh quan thơ mộng. Do nhu cầu tâm linh, hồ Thủy Liêm ngày nay còn trở thành địa điểm thả cá phóng sinh lý tưởng của du khách. Từ nguồn thức ăn của khách thập phương, đàn cá dưới hồ lớn nhanh như thổi, bình quân mỗi con nặng trên 2 kg, đặc biệt có cá chép nặng đến 5-6 kg.
Tên đầy đủ là khu du lịch Lâm Viên núi Cấm, có diện tích khoảng 100 ha tọa lạc dưới chân núi, với cảnh quan thiết kế đẹp mắt và nhiều tiện ích phục vụ khách du lịch như khách sạn tiện nghi, hồ bơi trong xanh, lý tưởng cho chuyến nghỉ dưỡng. Khu vui chơi giải trí rộng rãi, thích hợp tổ chức cắm trại, teambuilding. Nhà hàng thoáng mát phục vụ các món ăn mang đậm hương vị Nam Bộ, những sản vật địa phương như: bánh xèo trứng đà điểu, cua núi rang me, gà tre, thỏ, ve sữa,…
Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh Núi Cấm ở An Giang có nhiều điểm tham quan khác như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện 13 tầng, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm, vồ Thiên Tuế, vồ Bồ Hong …
Nhưng gây ngạc nhiên nhất là khi du khách đứng trên đỉnh Thiên Cấm Sơn lòng bồi hồi nhìn ra bốn phía và được chiêm ngưỡng toàn cảnh xung quanh đẹp như bức tranh thủy mặc. Không gì thú vị hơn là du khách được ngắm màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng, màu xanh mượt mà của cánh đồng lúa đương thì con gái, hay màu vàng rực của những cây lúa chờ thu hoạch trải dài như một tấm thảm ngút ngàn, điểm xuyết những cây thốt lốt vươn mình trong nắng, ngắm những mục đồng cưỡi trâu, những nông dân đang đánh xe thũng thẵng, phía xa là thị trấn Tri Tôn mờ ảo, bên cạnh những dãy núi sừng sững đột khởi giữa những cánh đồng mênh mông,…đã vẽ lên bức tranh hoành tráng, tuyệt mỹ của vùng “Thất sơn” mà thiên nhiên ưu ái ban tặng.
Hệ thống cáp treo phục vụ khu du lịch.
Từ những lợi thế riêng có, ngành du lịch tỉnh An Giang đã xác định Khu du lịch Núi Cấm là một trong những Khu du lịch trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Hướng tới, ngành du lịch sẽ tăng cường nhiều hoạt động nhằm khai thác tiềm năng, đặc biệt là loại hình du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng.
Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm sẽ phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch homestay, du lịch sinh thái nhà vườn, làng nghề truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng. Bên cạnh đó, Khu du lịch Núi Cấm còn gắn kết với Lễ hội văn hóa cấp Quốc gia vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Khu du lịch Núi Cấm đã, đang và sẽ trở thành Khu du lịch nổi tiếng, một điểm đến hấp dẫn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Du lịch An Giang Nên thơ núi Cấm
Du lịch An Giang - Núi Cấm còn có tên là Thiên Cấm Sơn, được người đời ví là Thiên Cẩm Sơn (núi đẹp như gấm lụa), một ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn, nằm trong khu tam giác Tịnh Biên-Nhà Bàng-Tri Tôn, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang.
Nơi đây phong cảnh hữu tình như một bức tranh sơn thủy làm xao xuyến tâm hồn du khách trong nước và quốc tế mỗi dịp ghé thăm.
Có rất nhiều giai thoại để giải thích tên núi Cấm. Núi Cấm hay Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỉ XIX. Sách miêu tả rằng: "...thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong bảy núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót". Còn trước đó, theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này được gọi là núi Đoài Tốn, và tác giả cho biết núi cao 50 trượng, chu vi 20 dặm dư hình như cái đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn...
Núi Cấm ở độ cao 705m, chiếm chu vi 28.600m. Ngày nay đã trở thành một khu du lịch tuyệt vời nhờ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Khí hậu trên núi Cấm chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 25oC. Lí tưởng nhất là vào mùa xuân, cây cối xanh tươi, sản vật dồi dào, khí hậu mát mẻ trong lành. Trên các vồ núi cao, trời về đêm lành lạnh, sáng sớm sương trắng phủ đầy, mây chiều là đà vương đầu núi. Từ trên các đỉnh cao, khách tham quan có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh những cánh đồng lúa mênh mông đến tận vùng biển Hà Tiên và biên giới Tây Nam.
Chùa Phật Lớn tại núi Cấm Sơn.
Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á uy nghiêm trên núi Cấm Sơn.
Du khách tham quan và dâng hương ở tượng Phật Di Lặc.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong chánh điện chùa Phật Lớn.
Một góc phong cảnh Chùa Phật Lớn trên núi Cấm Sơn.
Một quầy bán đồ lưu niệm ở núi Cấm Sơn.
Bảo tháp Chùa Vạn Linh trên núi Cấm Sơn.
Gọi là Thiên Cẩm Sơn vì ngoài những danh lam thắng cảnh, núi Cấm còn có môi trường thiên nhiên hấp dẫn, hoa lá bốn mùa tạo nên một bức tranh "cẩm tú sơn kì", nổi tiếng với nhiều đỉnh cao thấp khác nhau gọi là vồ, mỗi tên vồ đều gắn liền với một truyền thuyết và mang nhiều ý nghĩa kỳ thú như vồ Thiên Tuế, vồ Bồ Hông, vồ Ông Bướm, vồ Đầu, vồ Bà...
Đó là năm vồ hay năm non mà khách hành hương thường hay đến để chiêm bái. Ngoài ra, dọc theo các lối đi, du khách còn có dịp khám phá thêm nhiều điểm hấp dẫn khác như vồ Pháo Binh, vồ Chư Thần, điện Rau Tần, điện Cửu Phẩm, điện Mười ba tầng, đặc biệt là điện Kín, điện Cây Quế, hang Ông Hổ, động Thủy Liêm, vồ Mồ Côi, miếu Mười Cô... mỗi nơi đều có một sự tích li kì, một không gian huyền ảo đầy màu sắc tín ngưỡng, như gợi lại thời hoang sơ từ thuở khai sơn phá thạch.
Nhờ cảnh quan tươi đẹp và những rừng cây thoáng mát, với nhiều gốc cổ thụ trăm năm sừng sững giống như những tán dù khổng lồ đã tạo cho núi Cấm trở thành một khu du lịch sinh thái lí tưởng. Lên núi Cấm, ngoài việc thưởng ngoạn phong cảnh của núi rừng Tây Nam, thưởng thức hương vị ngọt ngào của các loại xoài núi, mít núi, chuối, sầu riêng, bơ và mảng cầu núi, du khách còn có dịp dừng chân nơi các quán võng tha hồ nghe tiếng suối róc rách hoặc ngủ đêm tại các quán trọ để lắng nghe hơi thở của núi rừng. Nếu có thời gian, du khách sẽ viếng thăm các ngôi chùa khá thâm u như chùa Phật Lớn, chùa Phật Nhỏ, Trung Sơn Thiên Tự...
Chùa Vạn Linh nằm cạnh khu rừng bốn mẫu trồng toàn tràm bông vàng và keo tai tượng. Năm 1929, hòa thượng Thích Thiện Hạ Quang chỉ dựng lên một cái am bằng cây lá đơn sơ để ẩn tu. Vào năm 1940, cái am nhỏ đó mới bắt đầu đổi thành chùa Vạn Linh.
Đến năm 1995, chùa bắt đầu được xây dựng lại thành một quần thể kiến trúc tôn giáo quy mô. Bản thân của ngôi chùa này đã là một nguồn mĩ cảm, ấn tượng nhất là ba ngôi bảo tháp trước tiền đường, cao 40m gồm 9 tầng, mỗi tầng trưng bày một tượng Phật cưỡi mãnh thú cao trên 2m bằng đá Thanh Hóa được điêu khắc cực kì tinh xảo tạo nên một phong cảnh trang nghiêm và trầm mặc.
Một điểm mà du khách đặt chân đến núi Cấm luôn muốn ghé qua đó là tượng phật Di Lạc. Bức tượng Phật Di Lặc cao nhất Đông Nam Á với 33,60m sừng sững giữa một vùng cây cối xanh um, rộng trên 2ha, mặt hướng về chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh.
Đây là một công trình nghệ thuật, một kiến trúc tôn giáo đồ sộ nhất từ trước tới nay trên vùng Bảy Núi. Điều kì thú nhất là khách tham quan đứng ở bất cứ nơi nào trên các vồ núi cũng đều nhìn thấy tượng Phật màu trắng sáng, ngồi uy nghi giữa một không gian xanh ngát với nụ cười bao dung và thánh thiện.
Chiều về trên huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, nhìn từ núi Cấm Sơn.
Núi Cấm giờ là điểm hành hương của khách thập phương xa gần trong và ngoài tỉnh và là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách quốc tế. Theo Công ty Cổ phần và Phát triển Du lịch An Giang, mỗi năm núi Cấm đón hơn 1,2 triệu lượt khách thăm quan, đông nhất là vào mùa xuân dịp trẩy hội từ tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch./.
Mùa mây Bảy Núi Mưa xuống, những đám mây về đậu trên triền núi cao cao, đánh thức vẻ đẹp mộng mơ của vùng Bảy Núi. Với nhiều người, mùa mưa là thời điểm lý tưởng đến tham quan vùng Bảy Núi, khi thiên nhiên "thức dậy" với sức sống mãnh liệt của cây cỏ và những ngày mây phủ mơ màng. Mùa mây là đề tài...