Bồi dưỡng cho tinh binh
1. Chất lượng tinh binh thế nào là tốt?
Bình thường thì bước đầu có thể phán đoán thông qua: nhìn, ngửi và kiểm tra.
Nhìn: Nói chung, tinh dịch bình thường có màu sữa trắng trong như lòng trắng trứng gà, dĩ nhiên chỉ là hơi trong thôi. Tinh dịch của những người “bị giam hãm” lâu, không được xuất tinh có màu vàng nhạt và đặc quánh, đặc sệt. Nếu màu vàng, hồng nghĩa là tinh binh đang có dấu hiệu bệnh lý.
Ngửi: Tinh dịch bình thường có mùi tanh giống như mùi hoa dành dành hay mùi hoa cây dẻ. Đó là Arginine từ tiền liệt tuyến tiết ra tạo nên. Có mùi như thế chứng tỏ rằng chức năng tiền liệt tuyến nam giới là bình thường.
Theo khoa học: Chất lượng tinh binh tốt là khi xét nghiệm tinh dịch, bạn có các thông số dưới đây: Khối lượng mỗi lần xuất tinh từ 2 – 5ml, mật độ tinh trùng trung bình là 60 – 80 triệu/ml, độ di động>75% trong đó di động nhanh>25%, hình thái bình thường>30%, không có hồng cầu, có dưới 1 triệu bạch cầu trong 1ml tinh dịch.
2. Bồi dưỡng cho tinh binh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tinh binh, vài vậy XY cần chú ý đến chế độ ăn uống để cải thiện đội quân tinh binh của mình
Nên:
- Chế độ ăn có đầy đủ ngũ cốc ít chế biến (gạo lức, bắp, khoai đủ loại), rau trái cây có màu sắc tự nhiên (xanh-đỏ-tím-vàng), giàu chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E.
Video đang HOT
- Vitamin B9 (Folic acid) giúp tạo ra các tinh trùng hoàn toàn mới: Có trong rau xanh, phô mai lên men hay trứng. Nồng độ folic acid trong máu có mối liên quan với số lượng và chất lượng tinh trùng. Thiếu hụt folic acid có thể dẫn đến sự giảm số lượng tinh trùng. Nhu cầu vitamin B9 khoảng 300 microgramme mỗi ngày với vị thành niên và người trưởng thành.
- Vitamin chống ôxy hóa như vitamin C và E có tác dụng bảo vệ tinh trùng không bị tổn thương.
Vitamin E, có tác dụng tốt đến việc sinh sản tinh trùng. Động vật có khẩu phần ăn không có vitamin E thì tinh hoàn nhỏ lại, giảm hoạt động sinh dục. Vitamin E làm tăng khả năng tái sinh của ống sinh tinh, làm tăng số lượng tinh trùng. Ngoài ra vitamin E còn là nhân tố bảo vệ tinh trùng khỏi bị tổn thương. Vitamin C có tác dụng giúp cho tinh dịch không bị dính kết với nhau, tránh cho tinh trùng bị tổn thương. Các loại vitamin A, vitamin nhóm B, nhất là vitamin B12 có tác dụng tốt đối với tế bào sinh dục.
- Ăn các thức ăn động vật như cá, thủy hải sản và chất béo cần được cung cấp ở mức độ vừa phải.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu lycopen: Lycopen là chất tạo nên sắc tố đỏ trong một số loại quả chín, thuộc nhóm carotenoid, như dưa hấu, nho, cà chua và hải sản vỏ cứng.
- Có thể uống trà và cà phê: Trà hay cà phê làm tăng tỷ lệ tinh trùng hoạt động và tăng tuổi thọ bởi chất cafein và trong trà chứa nhiều mangan có lợi cho tinh binh. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì có lợi cho điều này nhưng có thể ảnh hưởng tới một số chức năng khác.
Không nên:
- Bia: Một hợp chất trong bia có tên là genistein có tác dụng tiêu diệt tinh trùng trước khi chúng kịp kết hợp với trứng. Chỉ cần một lượng nhỏ chất này cũng đủ để tiêu diệt các tinh trùng.
- Hút thuốc và hạn chế rượu: Hút thuốc gây rối loạn chức năng cương dương. Tinh trùng của người nghiện thuốc lá có thể có hình thể bất thường và di chuyển chậm hơn so với những người không hút thuốc. Uống nhiều rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone và cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Người vừa hút thuốc vừa nghiện rượu đặc biệt có hại cho tinh trùng so với người chỉ nghiện một loại.
3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng tinh binh
- Các chất độc có trong môi trường: Ở nơi làm việc và cả ở gia đình đều có thể có những hóa chất làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Ethylbenzen, benzene, toluene, xylene có ở nhựa đường, dầu thô, nhựa lợp nhà; kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân có trong pin, chất màu, đồ nhựa; các dung môi có mùi thơm có trong sơn, vecni, thép, keo dán và chất làm tan mỡ ở kim loại. Một số chất diệt cỏ và côn trùng có tác dụng giống như estrogen nên phá hủy tiến trình sản xuất tinh trùng. Vì vậy mặc đồ bảo vệ, thông gió, mang mặt nạ chống độc có thể làm giảm nguy cơ hấp thụ các
- Tắm hơi: Để tinh trùng có số lượng và chất lượng tối đa, không nên tắm hơi, bồn tắm nóng sục… Ngâm mình trong nước nóng từ 40oC trở lên có thể làm giảm số lượng và sức sống của tinh trùng. Nên tắm dưới vòi hoa sen.
- Ngồi lâu trong văn phòng hay trên xe vì có thể làm tăng nhiệt độ ở bìu và ảnh hưởng đến sự sản xuất tinh trùng. Nếu làm công việc tĩnh tại thì thỉnh thoảng nên nghỉ để giải trí và vận động.
- Lạm dụng hormon: Dùng quá nhiều testosterone có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Các chất tăng đồng hóa có nhân steroid thường được dùng không theo chỉ định của thầy thuốc để tăng sức mạnh cơ bắp và để tăng trưởng có thể làm teo và làm giảm rõ rệt chức năng tinh hoàn. Thuốc kháng androgen dùng để chữa phì đại lành tính và ung thư tuyến tiền liệt cũng có ảnh hưởng xấu đến tiến trình sản xuất tinh trùng.
- Các thuốc đã và đang dùng: Nhiều thứ thuốc có thể tạm thời làm giảm khả năng sinh sản. Nếu dùng thuốc để kiểm soát bệnh tăng huyết áp, viêm đường tiêu hóa hay bệnh gout, thuốc ức chế đáp ứng miễn dịch với cơ quan ghép… thì cần xem xét để biết có ảnh hưởng đến sự sản xuất tinh trùng không. Tránh dùng cimetidine (tagamet…), một loại thuốc chống acid ở dạ dày mà nên thay bằng các thuốc khác như ranitidine (zantac…), famotidine (pepcid…) hay nizadine (axid) là những thuốc giảm acid dạ dày mà không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều
Để trị chứng rối loạn kinh nguyệt, Đông y có một số bài thuốc rất hiệu quả sau:
Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi kinh nguyệt không đều là tình trạng ở người phụ nữ còn trong độ tuổi sinh nở, nhưng kinh nguyệt không điều hoà (kinh đến sớm, kinh đến muộn, kinh ra ngắn ngày, kinh ra dài ngày, lượng kinh ít, lượng kinh nhiều, màu kinh nhạt, chất kinh loãng, sẫm màu, chất kinh đặc...).
Tùy theo chứng trạng và nguyên nhân mà dẫn đến các tình trạng kinh nguyệt như nêu ở trên. Kinh đến sớm thuộc về nhiệt, kinh đến chậm thuộc hàn, thuộc hư, huyết uất thì kinh đến sớm, lượng ít màu đỏ, nếu huyết nhiệt kinh nguyệt có màu đỏ, lượng nhiều, bồn chồn bứt rứt không yên. Một số người bị rối loạn kinh nguyệt là do huyết ứ với đặc điểm là "kinh ra sau kỳ (chậm), lượng ít, màu tím đen, đóng cục, sắc mặt tím xám, bụng dưới trướng đau nhưng không thích xoa bóp (cự án), sau khi hành kinh ra huyết thì bớt đau, ngực bụng đầy trướng, đại tiện táo bón, nước tiểu ít và đỏ lưỡi xám".
Nếu thấy da thâm sạm, mí mắt và môi thâm quầng đó là biểu hiện của huyết ứ. Huyết ứ tức là huyết không lưu thông, bị dồn ứ lại. Trong trường hợp này phải dùng phương pháp hoạt huyết, khứ ứ điều kinh, dùng các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết như đào nhân, hồng hoa, xích thược... Có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau để chữa rối loạn kinh nguyệt thể huyết ứ.
Bài 1: sinh địa 12g, xuyên khung 8g, kê huyết đằng 16g, uất kim 8g, đào nhân 8g, ích mẫu 16g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang.
Trường hợp kèm theo cơ thể mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ bạn có thể dùng bài "Quy tỳ thang gia giảm" có tác dụng bổ tỳ, ích khí, điều kinh với các vị thuốc sau: bạch truật 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, nhân sâm 8g, mộc hương 4g, cam thảo 8g, đương quy 10g, viễn chí 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g. Cho 750ml nước, sắc lấy 250ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày.
Theo Lương y Hoài Vũ
Sức khỏe & Đời sống
Những điều có thể chưa biết về "cậu nhỏ" Ban nghi răng ban hoan toan hiêu ro "câu nho"? Nao cung xem mưc đô hiêu biêt cua minh đên đâu nhe! - "Câu nho" mi-nhon nhât tưng đươc ghi nhân trong lich sư y khoa la môt trương hơp chi dai hơn 1cm chut xiu. - Hâu hêt cac "câu nho" đêu co chiêu dai 14-16cm khi ơ tư thê "nghiêm". -...