Bồi đắp những giá trị văn hóa…
Xây dựng nông thôn mới (NTM) không chỉ là câu chuyện xây dựng hạ tầng, nâng cao thu nhập… mà còn là bồi đắp các giá trị văn hóa trong từng gia đình, thôn xóm, vùng quê. Điều này được cụ thể hóa thông qua 2 tiêu chí là văn hóa và cơ sở vật chất văn hoa của Bộ tiêu chí xây dựng NTM, được các địa phương tích cực triển khai hiệu quả.
Đến cuối năm 2019, TP Cần Thơ có 100% số xã hoàn thành cả 2 tiêu chí văn hóa và cơ sở vật chất văn hóa.
Trong hành trình này bên cạnh những kết quả tích cực, nhiều địa phương cũng thừa nhận trong quá trình triển khai các tiêu chí văn hóa vẫn còn những hạn chế. Trong đó, chủ yếu là do thiếu về nhân lực và vật lực nên việc hướng dẫn, tổ chức và duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục- thể thao tại các nhà văn hóa chưa được thường xuyên. Đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã và ấp thường kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên môn nên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc gắn với các dự án phát triển kinh tế xã hội khác. Nhiều địa phương mới chỉ quan tâm đến cơ sở vật chất, chưa quan tâm đến nội dung hoạt động nên còn lãng phí…
Video đang HOT
Bước sang giai đoạn mới, để xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa gắn với xây dựng NTM, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Các địa phương cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thực hiện các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống bài bản và nghiêm túc, đối với mỗi vùng, miền, dân tộc cần có những chính sách phát triển tương thích với đặc điểm về kinh tế, văn hóa của địa phương. Theo đó, cần có chương trình khảo sát, đánh giá, nhận diện, xác định rõ những giá trị truyền thống để định hướng bảo tồn, phát huy. Xác lập thứ tự ưu tiên phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Thực hiện chủ trương “kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế”, có chính sách đầu tư hợp lý, chính sách bồi dưỡng cán bộ làm văn hoa và những nghệ nhân văn hoá dân gian. Trên cơ sở rà roát, các địa phương nắm nhu cầu, nguyện vọng của người dân để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp. Từ đó, phát huy vai trò chủ thể của người dân, cộng đồng và người có uy tín trong cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với nguồn nhân lực, cần đào tạo đội ngũ cán bộ tâm huyết, ưu tiên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng các hạt nhân văn hóa, văn nghệ công tác trong lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ đối với chủ thể văn hóa, tạo cơ hội để khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo như chính sách đối với những nghệ nhân văn hóa dân gian…
Bài, ảnh: L. MẪN
Lâm Đồng: Huyện nào vừa được Chính phủ công nhận về đích NTM?
Sau rất nhiều lỗ lực, sự cố gắng của bộ máy chính quyền cũng như người dân địa phương, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.
Ngày 16/4, ông Nguyễn Đình Khoát - Phó Chánh Văn Phòng điều phối NTM tỉnh Lâm Đồng cho biết, huyện Đức Trọng đã nhận được quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng. Qua đó, việc tổ chức lễ công bố, khen thưởng tại địa phương sẽ do huyện Đức Trọng xem xét tình hình thực tế và đề xuất tỉnh Lâm Đồng thực hiện.
Sau 10 năm bắt tay xây dựng, huyện Đức Trọng đã đạt chuẩn NTM năm 2019.
Trước đó, từ khi bắt tay vào xây dựng NTM, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có sự tham gia tích cực của mặt trận và các đoàn thể, sự tham mưu của các cơ quan chuyên môn và sự chủ động thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM ở các xã đã tạo ra được phong trào phát triển toàn diện trên địa bàn huyện.
Chính vì vậy, cho đến nay, toàn huyện đã có 14/14 xã đạt chuẩn NTM và đang dần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn tại địa phương.
Đặc biệt, chính quyền huyện Đức Trọng đã có những chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Làm sao cho nhận thức của cán bộ, người dân rằng xây dựng NTM vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ và gắn với quyền lợi của mình để chương trình được thành công.
Ông Võ Văn Phương - Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết: "Để tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, UBND huyện đã chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định của tỉnh và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Dự kiến đến 2020, toàn huyện có ít nhất 1 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh đó, từng bước triển khai thực hiện các nội dung phấn đấu huyện nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa. Thu nhập bình quân đầu người đên năm 2020 ước đạt 59 - 60 triệu đồng/người/năm.
Văn Long
Vùng chiêm trũng dân làm giàu nhờ nuôi ba ba gai, trồng rau cần Các hoạt động dịch vụ, tư vấn, nhất là hỗ trợ vốn của Hội Nông dân huyện Phú Xuyên (TP Hà Nội) đã giúp nhiều hộ nông dân giảm nghèo bền vững, phát triển các mô hình sản xuất làm giàu như nuôi ba ba gai, trồng rau cần... Năm 2019, các cấp Hội ND huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội đã đổi mới...