Boeing hạng nặng C-17 hạ cánh xuống Nội Bài trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều
Chiều nay, 18.2, phía Mỹ đã làm việc với Cục Hàng không, sân bay Nội Bài, đại diện quân đội bàn công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho đoàn Tổng thống Mỹ đến Hà Nội dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều.
Phóng viên Báo Thanh Niên ghi nhận sự xuất hiện của một chiếc Boeing C-17 tại Nội Bài từ hôm 15.2
ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Trong tuần qua, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Mỹ đã làm việc với các nhà chức trách sân bay quốc tế Nội Bài, khảo sát nhà khách VIP A cùng nhiều vị trí trong và ngoài sân bay. Chiều nay, các bên đã có cuộc họp chốt phương án lần thứ nhất cho buổi đón chính thức tại sân bay.
Dự kiến sẽ có thêm các cuộc gặp trao đổi giữa hai bên để đưa ra phương án cuối cùng trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và phái đoàn đến Hà Nội vào ngày 27.2.
Được biết, sân bay quốc tế Nội Bài được yêu cầu chuẩn bị ít nhất 5 vị trí đỗ máy bay chuyên cơ, trong đó, có 2 vị trí đỗ máy bay cho 2 chiếc Air Force One của Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, có các vị trí đỗ cho các máy bay chở đoàn tuỳ tùng, ngoại giao, lực lượng bảo vệ, an ninh, phục vụ hậu cần…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhiều chuyến bay vận tải Boeing C-17 sẽ đáp xuống Nội Bài chuyên chở theo đồ dùng hậu cần, trực thăng và 2 ô tô của Tổng thống Mỹ trong tuần này. Trước đó, ngày 15.2, một chiếc Boeing C-17 đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.
Trong thời gian đón các đoàn của Tổng thống Mỹ, sân bay Nội Bài được tăng cường an ninh cấp độ 1 – cấp độ an ninh hàng không cao nhất. Hơn 800 nhân viên an ninh, cơ động của sân bay ứng trực, rà soát trong và ngoài sân bay.
Dự kiến máy bay Air Force One của Tổng thống Mỹ sẽ hạ cánh ngày 27.2 tại sân bay Nội Bài. Đại diện sân bay Nội Bài cho biết, hiện các lực lượng hàng không, an ninh đã chuẩn bị các phương án sẵn sàng đón tiếp.
Khu vực nhà khách VIP A cũng được kiểm tra an ninh và chuẩn bị công tác lễ tân kỹ càng. Bên trong sân bay khu vực đón Tổng thống, phía Mỹ sẽ chịu trách nhiệm chính về an ninh, rà soát người ra vào, mật vụ và lực lượng bắn tỉa sẽ được bố trí nhiều nơi. Bên ngoài sân bay, lực lượng an ninh sân bay kết hợp với Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, giám sát.
Theo phương án đón tiếp, trước khi chuyên cơ của Tổng thống Mỹ hạ cánh, 1 đường băng dành riêng cho máy bay sẽ được thiết lập. Xe thang dự phòng, xe tiếp nhiên liệu phải có mặt trước 3 giờ để kiểm tra an ninh. Không có phương tiện, thiết bị nào được tiếp cận khu vực đỗ chuyên cơ.
Theo Thanhnien
Tranh cãi Washington "chưa chuẩn bị gì" cho thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai
Một số chuyên gia cho rằng, Mỹ chưa có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho chương trình nghị sự tại Hà Nội.
Trang Korean Herald đưa tin, giới chuyên gia ngoại giao đang bày tỏ nghi ngờ về những tiến triển cụ thể mà hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai sẽ đem lại cho mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Trong một cuộc họp gần đây, một số người đã đặt ra câu hỏi, liệu Mỹ đã có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho thượng đỉnh sắp tới, dự kiến diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27 - 28/2/2019.
Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ nhất diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2018 (ảnh: Yonhap)
"Về cơ bản, chúng ta vẫn chưa chuẩn bị gì", ông Kurt Campbell, Chủ tịch tập đoàn Asia phát biểu tại Viện nghiên cứu cấp cao Chey ở Seoul, ngày 14/2. "Lo lắng lớn nhất của tôi không phải là một lộ trình không có tiến triển, mà là một bước đi khinh suất ở phút cuối thiếu sự cân nhắc chặt chẽ".
Những tuần vừa qua, Mỹ và Triều Tiên đã tiến hành loạt đàm phán cấp cao với tốc độ khá nhanh tại cả Washington và Bình Nhưỡng. Mục đích là hoàn thiện các vấn đề hậu cần và chương trình nghị sự cho cuộc gặp thượng đỉnh, bao gồm những bước tiếp theo của Triều Tiên trong quá trình giải giáp hạt nhân, và phản ứng đáp trả của Mỹ.
Ông Edwin Feulner, nhà sáng lập tổ chức Quỹ Di sản nhấn mạnh vào sự cần thiết của các "chi tiết có thể đo lường được", như dừng hoạt động tổ hợp hạt nhân Yongbyon và các khu thử nghiệm hạt nhân khác... - nhằm đảm bảo Triều Tiên cam kết với quá trình phi hạt nhân hóa.
"Đó phải là các bước thực sự và cụ thể", ông Feulner nói.
Ý kiến trên nhận được sự đồng tình từ ông Campbell, người từng giữ chức vụ trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời chính quyền Barack Obama.
"Sẽ rất tốt nếu có được một lộ trình chỉ ra tất các chi tiết cụ thể mà cả hai nước cam kết phải làm. Tôi không nghĩ chúng ta có thể đạt tới giai đoạn này [tại thượng đỉnh lần hai]", ông tỏ ý nghi ngờ.
Về phần mình, giáo sư Đại học Bắc Kinh Jia Qungguo đánh giá, tình hình "không quá hứa hẹn ở thời điểm hiện tại", bởi vì nhà lãnh đạo Kim Jong-un gần như chắc chắn sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân khi chưa nhận được những gì mình mong muốn - ví dụ như sự đảm bảo an ninh và hỗ trợ đáng kể cho hồi phục kinh tế Triều Tiên.
Theo ông, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cần phải thảo luận về những đề nghị có thể đưa ra cho Triều Tiên. "Để làm được vậy, bạn phải có một cách tiếp cận đa phương... Cho tới giờ, chúng tôi không nhìn thấy nhiều ý kiến tư vấn trong lĩnh vực này", ông Jia cho biết.
Minh Đức
Theo Tổ Quốc
Lý do Mỹ-Triều không tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 tại Thái Lan Tình trạng ô nhiễm không khí lên mức báo động và chính trị bất ổn đã khiến Bangkok để vuột mất cơ hội tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại khu nghỉ dưỡng Capella, Singapore. Ảnh: AP Hà Nội, Bangkok (Thái Lan) và Hawaii (Mỹ) là...