Bóc trần 5 app selfie đỉnh nhất Hàn Quốc được hội hot girl truyền tay nhau, bạn không biết là bạn dở rồi!
Dưới đây là 5 app selfie đỉnh nhất Hàn Quốc được các cô gái xứ kim chi ưa chuộng.
Hệ người chơi sống ảo điên đảo chưa giây phút nào ngưng trau dồi “kỹ năng” bản thân qua từng tấm hình. Hàng loạt hội nhóm được lập ra để chia sẻ cho chị em những công thức màu chuẩn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, lại còn chỉnh ảnh khi thiếu sáng, trời nắng, trời tối…
Nếu bạn thích phong cách của những hot girl, người nổi tiếng, diễn viên Hàn Quốc bạn sẽ để ý họ thường có ảnh selfie rất đẹp, nhưng không mấy ai biết họ đang sử dụng ứng dụng chụp ảnh nào. Vậy đâu là ứng dụng selfie đình đám nhất tại Hàn Quốc được nhiều người ưa chuộng nhất.
Kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ vì hầu như các ứng dụng này đều khá quen thuộc tại thị trường Việt Nam và luôn túc trực trên chiếc smartphone của hội chị em chúng ta đấy.
1. FaceU
FaceU là một trong những ứng dụng chụp ảnh hàng đầu, được nhiều người dùng trên toàn thế giới ưa chuộng, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Với nhiều hiệu ứng và tính năng chỉnh sửa ảnh như sticker AR, những bộ lọc màu siêu lung linh, tính năng make up online… khiến nhiều người bình chọn đây là chiếc app dẫn đầu, không thể thiếu trong điện thoại.
2. B612
B612 là ứng dụng sống ảo đã quá quen thuộc với hội chị em. B612 được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015, là ứng dụng chụp và chỉnh sửa ảnh với hơn 1.500 stickers cùng nhiều hiệu ứng màu sắc, làm đẹp đa dạng, giúp bạn có những bức hình sống ảo “chất phát ngất”. Tại Việt Nam, nhiều nghệ sĩ cùng từng công khai sử dụng ứng dụng chụp ảnh này như Hoà Minzy, Ngọc Trinh…
3. SNOW
SNOW chính xác là app selfie “huyền thoại” được nhiều người sử dụng, với hàng nghìn sticker được cập nhật mỗi ngày và công cụ chỉnh sửa ảnh đa dạng. Không chỉ có thể chỉnh sửa ảnh, chiếc app này còn hỗ trợ người dùng chỉnh sửa video đa dạng với các tính năng như tốc độ, cắt video, chèn nhạc…
Video đang HOT
4. SODA
Tương tự như nhiều ứng dụng chụp ảnh khác, SODA sở hữu các tính năng cơ bản của một app selfie bao gồm hiệu ứng làm đẹp, chỉnh sửa, trang điểm gương mặt. Tuy nhiên ứng dụng này còn gây tiếng vang nhờ việc cung cấp chất lượng HD siêu rõ nét cho ảnh selfie của bạn.
5. ULIKE
Ulike xếp hạng ở vị trí cuối cùng, là ứng dụng mà hầu hết các bạn nữ đều công nhận sự “ảo tung chảo” của nó. Tuy nhiên, Ulike vẫn có thể điều chỉnh các thông số để các bạn có một bức ảnh selfie vừa ý nhất và không bị quá giả trân.
Trên đây là 5 ứng dụng chụp ảnh selfie được sử dụng nhiều nhất tại Hàn Quốc, quả thật app selfie là vũ khí tuyệt vời cho những bức ảnh sống ảo rồi!
Nhân viên 'Amazon của Hàn Quốc' bị đối xử thua cả robot
Coupang, sàn thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc, bị chỉ trích vì cường độ làm việc cao khiến nhân viên gặp thương tích, tử vong do quá sức.
Sáng sớm ngày 12/10/2020, Jang Deok-joon về nhà sau ca làm đêm tại Coupang rồi đi tắm. Hơn 1,5 tiếng chưa thấy tắm xong, bố mẹ Jang vào kiểm tra thấy con trai 27 tuổi nằm bất tỉnh, 2 tay ôm ngực.
Dù đã nhanh chóng đưa đến bệnh viện, bác sĩ cho biết Jang không còn mạch đập và ngừng thở, tuyên bố anh đã chết vào 9h09 do đau tim.
Jang là công nhân thứ 3 của Coupang qua đời trong năm 2020. Đây được xem là góc khuất phía sau thành công của nền tảng được ví như "Amazon của Hàn Quốc". Không chỉ có mạng lưới nhà kho rộng lớn và hơn 37.000 công nhân, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý kho bãi, vận chuyển khiến dịch vụ giao hàng 24 giờ trở thành lợi thế của Coupang so với đối thủ.
Tuy nhiên, chúng không mang nhiều ý nghĩa với công nhân của Coupang.
"Họ không xem chúng tôi là con người"
Trong khi Jang từng nói với mẹ rằng mình bị đối xử như "đồ vật dùng một lần", nhiều nhân viên khẳng định họ không được xem là con người khi làm cho Coupang. Vài công nhân thậm chí chẳng có thời gian đi vệ sinh do cường độ làm việc quá cao.
Dịch vụ giao hàng siêu tốc của Coupang gây áp lực cho nhiều nhân viên nhà kho.
Khi Coupang giới thiệu dịch vụ giao hàng hỏa tốc Rocket Delivery vào năm 2014, công ty hứa hẹn các nhân viên, ngay cả bậc thấp nhất, sẽ có công việc ổn định, thù lao trên mức trung bình. Tuy nhiên, nhà báo Kim Ha-young cho biết công nhân tại đây bị xem như "tay chân của AI".
Dù Coupang được thành lập vào năm 2010 dưới dạng nền tảng mua chung tương tự Groupon, website này đã chuyển sang mô hình giống Amazon vào năm 2014. Cùng với cam kết trở thành "Amazon của Hàn Quốc", Coupang cũng đối mặt nhiều vấn đề tiêu cực tương tự công ty của tỷ phú Jeff Bezos.
Điểm mạnh của dịch vụ Rocket Delivery là sự chắc chắn, khi thuật toán của Coupang xác định rõ thời gian kiện hàng vận chuyển khỏi nhà kho để đến tay khách hàng. Tại nhà kho, điều đó diễn ra 2 tiếng/lần.
"Tôi nhận ra khi làm việc cho Coupang, ưu tiên duy nhất là đáp ứng thời gian của Rocket Delivery. Chúng tôi chỉ là những con robot", Go Geon, nhân viên từng làm trong kho hàng của Coupang chia sẻ. Tháng 5/2020, Go nghỉ việc sau khi gặp chấn thương do cường độ làm việc quá cao. Anh bị công ty sa thải.
Các công nhân nhà kho tại Coupang bị quản lý năng suất theo thông số UPH (đơn vị mỗi giờ).
Tương tự Amazon, Coupang sử dụng "đơn vị mỗi giờ" (UPH - Unit Per Hour) để đo lường năng suất làm việc của công nhân theo thời gian thực. Tuy có chính sách nghỉ một tiếng trong ca làm dài 8 giờ, một tài xế chia sẻ hầu hết công nhân chịu cảnh làm liên tục để đảm bảo lịch trình giao hàng.
Đại diện Coupang cho biết công ty không còn áp dụng UPH tại các kho hàng. Tuy nhiên, một công nhân cho biết vài quản lý vẫn sử dụng nó để đánh giá năng suất. "Họ hiếm khi dùng chữ UPH, nhưng sẽ nhận xét rằng bạn làm quá chậm dựa trên một số bằng chứng cụ thể", nhân viên này cho biết.
Những cái chết do làm việc quá sức
Thương tật của công nhân tại nhà kho Coupang tỷ lệ thuận với lợi nhuận công ty. Giai đoạn 2019-2020, sự cố chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc tại kho hàng của Coupang tăng gấp đôi lên 982 ca. Sau khi Jang qua đời do đau tim, thêm 3 công nhân của Coupang tử vong, nguyên nhân được cho là làm việc quá sức.
Bất chấp lo ngại về điều kiện làm việc, không ai trong số họ đóng góp quá nhiều cho Coupang. Hầu hết công nhân được thuê thông qua ứng dụng Coupunch, hoặc ký hợp đồng lao động tạm thời trong vài tháng.
Với những nhân viên phản đối chính sách, bị chấn thương tại nơi làm việc hoặc không đáp ứng yêu cầu năng suất, Coupang sẽ từ chối gia hạn hợp đồng. Dù tuyên bố "tỷ lệ gia hạn hợp đồng nhân viên trên 90%", tòa án địa phương khẳng định Coupang từng sa thải không công bằng một nhân viên yêu cầu bồi thường do thương tật tại nơi làm việc.
"Họ nói rõ khi ký hợp đồng rằng nếu gây ra bất cứ vấn đề, bạn sẽ không được gia hạn hợp đồng", Jeon Woo-oak, cựu nhân viên kho hàng Coupang cho biết.
Park Mi-sook, mẹ của Jang cho biết con trai bà rất lo lắng về tình trạng làm việc quá sức. Trong nhiều tháng trước khi qua đời, Jang làm việc theo ca từ 19h đến 4h sáng hôm sau (chưa tính tăng ca). Anh đã làm việc 59 giờ trong 7 ngày liên tục, với mức lương 7,6 USD/giờ.
Khi Coupang tăng cường dịch vụ giao hàng qua đêm vào năm 2019, đảm bảo đơn hàng đặt tối ngày trước được giao lúc 7h sáng hôm sau, Jang phải làm việc nhiều hơn. Từ khi làm việc cho Coupang vào tháng 6/2019, Jang đã sụt 14 kg. Bà Park cho biết khuôn mặt anh xuất hiện nhiều nếp nhăn do gầy gò.
Từ năm 2019 đến 2020, sự cố chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc tại kho hàng của Coupang tăng gấp đôi lên 982 ca.
Hồi tháng 2, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố cái chết của Jang do làm việc quá sức, cơ thể có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng. Đại diện Coupang sau đó đưa ra lời xin lỗi, hứa cải thiện điều kiện làm việc.
Trong email, Coupang cho biết Jang là cái chết đầu tiên được công bố chính thức liên quan đến làm việc quá sức trong lịch sử công ty. Hãng này khẳng định áp dụng tự động hóa trong kho hàng giúp tăng hiệu quả, giảm khối lượng công việc cho các công nhân.
"Mọi người bị quản lý bởi thuật toán"
Những chỉ trích về điều kiện làm việc tại Coupang tương tự Amazon. Hồi đầu năm, Stuart Appelbaum, Chủ tịch Liên đoàn Bán lẻ và Bách hóa Mỹ phản ứng dữ dội về việc áp dụng thuật toán trong các kho hàng tại Amazon.
"Mọi người bị quản lý bởi thuật toán. Họ bị kỷ luật bởi ứng dụng trên điện thoại, sa thải bởi đoạn tin nhắn. Quá đủ rồi", Appelbaum cho biết. Trước đó, đã có nhiều cáo buộc về cường độ làm việc tại Amazon khiến nhân viên không thể ăn uống, ngủ nghỉ hay đi vệ sinh.
Trong email gửi các cổ đông Amazon, Bezos cho biết công ty sẽ triển khai "chương trình luân chuyển công việc" để giải quyết vấn đề chấn thương khi làm việc. Tuy nhiên, chương trình chỉ dành cho các thương tích bình thường, không thể nhận ra những rối loạn chức năng có thể gây suy nhược cơ thể.
Những chỉ trích về điều kiện làm việc tại Coupang tương tự Amazon.
Coupang đã tận dụng "điểm mù" trong luật lao động Hàn Quốc để các nhân viên làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, cựu nhân viên kho hàng khẳng định vấn đề không nằm ở hợp đồng, mà là dịch vụ giao hàng siêu tốc Rocket Delivery.
Trong tài liệu IPO, Coupang thừa nhận gặp khó khi phải duy trì tốc độ và sự tin cậy, trong khi vẫn đảm bảo chi phí lao động, tăng gấp 14 lần từ 2014 đến 2020. Trong khi đó, công ty này chưa thể kiếm lời nhờ Rocket Delivery.
Jang Kwi-yeon, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quyền Lao động Hàn Quốc, so sánh kho hàng của Coupang với các cửa hàng bán lẻ thập niên 1970.
"Hệ thống hậu cần nên được chỉnh sửa. Quyền nghỉ ngơi và sức khỏe người lao động là thứ tiên quyết, sau đó mới đến những tính toán của AI", Jang cho biết.
Mỹ và châu Âu xử phạt các vụ tấn công từ chối dịch vụ mạng như thế nào? Ở Mỹ, tấn công từ chối dịch vụ được coi là một tội liên bang. Nếu thực hiện các tấn công từ chối dịch vụ, thủ phạm có thể phải chấp hành nhiều hình phạt khác nhau, bao gồm cả phạt tù. Vào tháng 7 năm 2019, Austin Thompson (23 tuổi) hay còn được biết dưới cái tên DerpTrolling bị tòa án liên...