“Bốc hơi” 45 triệu trong thẻ, Shinhan Bank yêu cầu khách trả 5% phí
Chỉ trong 9 phút, tài khoản một khách hàng dùng thẻ tín dụng Visa Platinum của Shinhan Bank Việt Nam bị “bốc hơi” gần 45 triệu đồng. Đáng chú ý, ngân hàng cho biết thời gian tra soát có thể lên tới 6 tháng và mỗi tháng, khách bị yêu cầu trả 5% phí số dư tối thiểu nếu không muốn bị báo cáo thành nợ xấu trên CIC.
Ảnh minh hoạ
Gần 45 triệu đồng “bay” trong 9 phút
Sáng 21.4.2019, tổng cộng 15 tin nhắn trừ tiền liên tiếp “dội” vào di động của chị Nguyễn Ngọc Bích (Hà Nội), chủ thẻ Visa 4696-7xxx-xxxx3492 của Shinhan Bank Việt Nam. Giao dịch trừ tiền đầu tiên bắt đầu từ lúc 9h14 và diễn ra trong khoảng thời gian 9 phút. Tổng số tiền trong tài khoản mà chị Bích báo mất là khoảng 44,6 triệu đồng.
Cụ thể, tại thời điểm 9h14, tài khoản bị trừ 2.903.001 đồng; lúc 9h21, tài khoản bị trừ 9.284.637 đồng; lúc 9h22, tài khoản tiếp tục bị trừ 9.286.261 đồng. Hai giao dịch cuối cùng bị trừ tiền xảy ra vào lúc 9h23 lần lượt 13.928.696 đồng và 9.291.832 đồng.
Video đang HOT
Toàn bộ giao dịch mất tiền trong thẻ của chị Ngọc Bích.
Ngay khi phát hiện giao dịch trừ tiền bất thường, chị Bích ngay lập tức gọi điện cho số hotline ngân hàng nhờ trợ giúp.
“Tôi gọi nhiều lần nhưng số hotline ngân hàng luôn bận. Tôi rất bức xúc và đành tự thực hiện thao tác khoá thẻ trên app di động”, chị Ngọc Bích cho biết.
Sau khi chị Ngọc khoá thẻ thành công, mặc dù hacker tiếp tục tấn công tài khoản nhưng không lấy được tiền.
Shinhan Bank tính lãi 5% số dư tối thiểu
Ngày 22.4, chị Bích trình báo sự việc tài khoản ngân hàng bị hack tiền tại chi nhánh Shinhan Bank Viet Nam.
Khi tiếp nhận thông tin khách hàng bị mất tiền trong tài khoản, điều kỳ lạ là nhân viên Shinhan Bank cho biết thời gian tra soát có thể kéo dài tới 6 tháng. Và trong thời gian nửa năm chờ đợi kết luận từ phía ngân hàng, chị Ngọc Bích bị yêu cầu phải trả 5% số dư tối thiểu nếu không muốn bị báo lịch sử nợ xấu trên CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia).
Trong email trả lời chị Ngọc Bích, đại diện của Shinhan Bank Việt Nam cho biết “Theo quy trình xử lý đơn tra soát của ngân hàng, kết quả xử lý tra soát của quý khách sẽ được thông báo trong vòng từ 45-180 ngày kể từ ngày chúng tôi nhận được đơn. Sau khi có kết quả tra soát, nếu là giao dịch gian lận ngân hàng sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền quý khách đã thanh toán bao gồm tất cả phí và tiền lãi phát sinh liên quan đến những khoản giao dịch gian lận trên”.
Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với điều 13.2 của tờ “Điều kiện và điều khoản thẻ tín dụng cá nhân của ShinhanBank” quy định “thời hạn Shinhan trả lời các khiếu nại là từ 45 đến 100 ngày làm việc”.
Trao đổi với PV báo Lao Động, chị Ngọc Bích cho biết: “Tôi không đồng ý với việc phải ứng ra 5% mỗi tháng với số dư nợ tối thiểu. Tôi bị mất tiền trong tài khoản chưa được giải quyết thì tự nhiên trở thành con nợ của ngân hàng trong 6 tháng. Chưa biết kết quả tra soát của ngân hàng ra sao nhưng tôi vừa mất tiền, vừa phải trả thêm phí cho ngân hàng để không bị nợ xấu là điều vô lý.
Có thể số tiền đó đối với Shinhanbank là nhỏ nhưng với tôi, nó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch chi tiêu cá nhân. Liệu với cách xử lý này của ngân hàng, khách hàng còn dám tin tưởng khi sử dụng dịch vụ của Shinhan Bank nữa hay không?”
“Thái độ của nhân viên ShinhanBank khi tiếp nhận sự việc cũng khiến tôi bức xúc vì liên tục trễ hẹn, và báo bận”, chị Ngọc Bích cho biết.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, một chuyên gia cho biết “Trong trường hợp chưa xác định nguyên nhân thẻ bị mất tiền do lỗi ngân hàng hay khách hàng, thông thường ngân hàng sẽ khoanh giữ số tiền lãi phải trả trong thẻ tín dụng. Khi xác định rõ nguyên nhân do phía nào thì mới quyết định yêu cầu khách hàng thanh toán nợ hay không. Trường hợp Shinhan Bank VN khi chưa rõ nguyên nhân mất tiền mà đã yêu cầu khách trả 5% số dư tối thiểu là điều khó hiểu”.
LAN HƯƠNG
Theo laodong.vn
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với kinh doanh bất động sản
Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ nêu ra tại Chỉ thị 11 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Kiểm soát tín dụng vào thị trường bất động sản
NGỌC THẠCH
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo dõi chặt chẽ tình hình, tiếp tục điều hành các giải pháp chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn đối với dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà cho thuê.
NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng được NHNN chỉ định lập kế hoạch vốn cấp bù chênh lệch lãi suất, tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền để bố trí vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản; xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
NHNN chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện thể chế, nhất là đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu một số định chế tài chính như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tín thác bất động sản... để huy động vốn cho thị trường bất động sản, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng
Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ về định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về khai thác, sử dụng các nguồn lực, nhất là từ đất đai để phát triển thị trường bất động sản và chống đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản, hoàn thành trong quý 3/2019. Ngoài ra, Bộ Tài chính tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định, pháp luật, cơ chế chính sách tài chính liên quan đến thị trường bất động sản; tiếp tục đôn đốc các địa phương phát triển thực hiện Nghị định 167/2017 về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Thực hiện nghiêm hình thức đấu giá nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước khi sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Theo thanhnien.vn
Gánh nặng từ chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng 40% lợi nhuận thuần của các ngân hàng thương mại dùng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong Quý IV/2018, tương đương khoảng 62.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là mức bình quân bởi thực tế, ở một số ngân hàng còn lớn hơn nhiều. Chi phí cho khoản dự phòng của Ngân hàng BIDV còn chiếm tới...