Bóc gỡ đường dây làm giả giấy tờ, đưa người xuất cảnh trái phép sang Australia
Bằng việc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Oanh cùng 4 đối tượng trong ổ nhóm đã lừa dối Tổng lãnh sự quán Australia tại TP. Hồ Chí Minh cấp thị thực nhập cảnh Australia cho các công dân Việt Nam để đi du lịch.
Đến nay, Tổng lãnh sự quán Australia đã cấp thị thực nhập cảnh Australia cho 28 người và có 20 người đã sử dụng thị thực được cấp làm thủ tục, xuất cảnh trái phép đi Australia tại Cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Việt Nam (8 người không xuất cảnh). Đến thời điểm này, thời hạn xuất cảnh theo thị thực đã hết, chỉ có 10 người nhập cảnh trở lại Việt Nam, 10 người khác khác đang cư trú bất hợp pháp tại Australia.
Quá trình điều tra, đến tháng 9/2020, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố Trần Thị Lệ Oanh (SN 1979); Nguyễn Thị Mỹ Phượng (SN 1985, cùng trú tại phường 11, quận Gò Vấp) về 2 tội danh “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Các đối tượng gồm Vũ Hồng Tiến (SN 1979, trú tại phương 4, quận Tân Bình): Lê Văn Đại (SN 1987) và Nguyễn Văn Tiến (SN 1990, trú tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”
Trước khi trở thành bị can trong vụ án này, Oanh từng kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn du học, du lịch. Quá trình làm việc, Oanh biết rõ các quy định của Tổng lãnh sự quán Australia về điều kiện để công dân Việt Nam được xét cấp thị thực du lịch, du học Australia; nhu cầu xuất cảnh đi Australia với mục đích công khai là du lịch, du học của một số công dân Việt Nam của nhiều trường hợp với mục đích trốn ở lại để lao động bất hợp pháp…
Để thực hiện hành vi phạm tội, năm 2008, Trần Thị Lệ Oanh thành lập và là Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty TNHH Tư vấn du học, du lịch Châu Đại Dương; địa chỉ tại quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, đối tượng câu kết với các mắt xích trong đường dây thực hiện hành vi phạm tội.
Một trong số đó là Nguyễn Thị Mỹ Phượng. Biết rõ Trần Thị Lệ Oanh sử dụng tài liệu giả xin thị thực cho người khác xuất cảnh trái phép đi Úc để du lịch, nhưng vì hám lời, Phượng đã giúp sức cho Oanh thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc bán, cung cấp cho Oanh 38 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản” giả của một số ngân hàng, 3 “Giấy xác nhận tạm trú” giả của Công an phường 10, quận 10 và Công an phường Bình Trị Đông, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; 4 “Bản chứng thực sao y bản chính” giả đối với sổ hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh nhân dân của Ủy ban TP. Hồ Chí Minh để hưởng lợi 15,5 triệu đồng.
Ngoài ra, Nguyễn Thị Mỹ Phượng còn thỏa thuận và nhận tiền, sau đó chuyển cho Trần Thị Lệ Oanh xin thị thực Australia bằng tài liệu giả cho 7 người khác để hưởng lợi 10 triệu đồng; trong đó có 2 cá nhân Nguyễn Văn Chiến và Hoàng Văn Sỹ đã được cấp thị thực và xuất cảnh trái phép đi Australia, đến nay thời hạn thị thực đã hết nhưng không nhập cảnh trở lại Việt Nam.
Quá trình điều tra vụ án này, Cơ quan ANĐT Bộ Công an gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, mở rộng do thủ đoạn tinh vi của các đối tượng trong ổ nhóm. Để thực hiện hành vi phạm tội, Oanh thuê người làm giả, mua tài liệu giả để làm hồ sơ xin thị thực cho khách.
Tiếp đó là Vũ Hồng Tiến (người quen của Oanh). Sau khi nhận lời của Oanh, Vũ Hồng Tiến đã mua của một đối tượng không xác định được nhân thân, lai lịch 89 con dấu giả của một số doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung học nghề, bệnh viện; sử dụng 20/89 con dấu giả làm ra 36 bộ tài liệu giả, mỗi bộ gồm: “Hợp đồng lao động”, “Xác nhận việc làm”, “Quyết định bổ nhiệm”, “Đơn xin nghỉ phép”, “Bảng lương” của 20 cơ quan, tổ chức cho 36 người, bán cho Trần Thị Lệ Oanh, hưởng lợi 18.000.000 đồng.
Video đang HOT
Các đối tượng trong vụ án…
… và quá trình thực nghiệm điều tra.
Để cung cấp, bán cho Trần Thị Lệ Oanh 38 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản” ngân hàng giả nói trên, Phượng đã thuê bị can Lê Văn Đại làm giả 25 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng” và thông qua đối tượng Nguyễn Viết Giỏi (trú tại: 92/3 Thạnh Mỹ Lợi, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh) mua 12 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng” giả với giá 2 triệu đồng/tài liệu giả; 1 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng” giả mang tên Nguyễn Văn Chiến, Phượng không xác định được người cung cấp.
Bị can Lê Văn Đại làm giả tài liệu để bán cho bị can Nguyễn Thị Mỹ Phượng bằng cách nhận thông tin cá nhân của người cần làm giả tài liệu từ Phượng, soạn thảo, in ấn tài liệu cần làm giả trên máy tính, sau đó ký giả chữ ký, dùng con dấu giả của cơ quan, tổ chức do bị can Nguyễn Văn Tiến trực tiếp làm ra để đóng lên tài liệu giả. Nguyễn Văn Tiến trực tiếp làm ra con dấu giả của cơ quan, tổ chức tại căn hộ 302, Lô A3, chung cư Ehome3, số 103 Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh (nơi ở của Tiến), bằng phương pháp: Sử dụng máy tính, máy in chỉnh sửa hình ảnh mẫu dấu (đã được Tiến tải từ trên mạng internet về máy tính hoặc sưu tầm trước đó), in ra bản giấy lụa. Sau đó, sử dụng các dụng cụ khác như xăng, tấm kính, mica, giấy kính, keo photopolyme, hộp xông đèn UV tạo ra mặt dấu tròn của một cơ quan, tổ chức. Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tổ chức cho bị can Nguyễn Văn Tiến thực nghiệm điều tra diễn lại hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và xác định bị can khai trực tiếp làm ra con dấu giả là đúng.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Lê Văn Đại và Nguyễn văn Tiến, Cơ quan ANĐT Bộ Công an thu giữ được tổng cộng 234 con dấu giả của cơ quan, tổ chức. Trong đó, tại nơi ở của Đại là 119 con dấu giả, tại nơi ở của Nguyễn Văn Tiến là 115 con dấu giả; những dấu giả này đều do Nguyễn Văn Tiến một mình trực tiếp làm ra.
Lê Văn Đại đã sử dụng 18/234 con dấu giả do Nguyễn Văn Tiến làm để làm giả các tài liệu. Lê Văn Đại đã sử dụng 30/234 con dấu giả do Nguyễn Văn Tiến trực tiếp làm ra để tạo giấy tờ giả.
Trong đó, Nguyễn Văn Tiến đã trực tiếp làm ra 234 con dấu giả của các doanh nghiệp, ngân hàng, bệnh viện, Công an phường, Công an quận, ủy ban nhân dân phường, ủy ban nhân dân quận, phòng tư pháp theo chỉ đạo của Lê Văn Đại để Đại sử dụng làm ra các tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, sau đó bán, cung cấp cho bị can Nguyễn Thị Mỹ Phượng.
Song trong các bộ giấy tờ trên không có giấy tờ đáp ứng điều kiện của Tổng lãnh sự quán Australia, Oanh và bị can Nguyễn Thị Mỹ Phượng thông qua pháp nhân Công ty TNHH Tư vấn du học, du lịch Châu Đại Dương do Oanh làm Giám đốc, quảng bá trên mạng internet và thông qua các quan hệ xã hội gặp gỡ, thỏa thuận xin thị thực Úc cho những người này, để họ xuất cảnh trái phép một cách công khai, với giá từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng/1 trường hợp.
Sau khi được Tổng lãnh sự quán Australia cấp thị thực, gửi vào hộp thư điện tử của Công ty Châu Đại Dương, Oanh in và chuyển cho khách thị thực trái phép để họ sử dụng làm thủ tục xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đi Australia.
Australia 'vỡ mộng' thắng Covid-19
Australia đã từng nghĩ kiểm soát được nCoV, nhưng việc phải phong tỏa 300.000 người ở khu vực Melbourne cho thấy cuộc chiến với Covid-19 chưa thể kết thúc.
Ring Mayar dành cả ngày gõ cửa từng nhà ở vùng ngoại ô phía tây Melbourne, để hỏi xem họ có bị ho, sốt hay ớn lạnh không. Ngay cả khi không có triệu chứng, anh vẫn khuyến khích họ làm xét nghiệm nCoV, khi chính quyền chạy đua để kiểm soát đợt bùng phát mới đe dọa "đạp đổ" chiến thắng Covid-19 mà Australia từng tuyên bố.
"Tình hình thực sự khó khăn", Maymar, chủ tịch Hiệp hội Cộng đồng Nam Sudanese, bang Victoria, nói.
Giống nhiều nơi khác trên thế giới, nCoV đã tận dụng các lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát dịch để bùng phát trở lại. 9 News hôm 4/7 báo cáo 108 ca nhiễm mới trong 24h qua, mức tăng kỷ lục kể từ ngày 28/3. Australia đã ghi nhận gần 8.400 ca nhiễm và 104 người chết kể từ khi dịch bùng phát.
Theo truyền thông địa phương, giới chức Australia mở cuộc điều tra cáo buộc nhân viên tại một số khách sạn Melbourne quan hệ với người đang cách ly, gây đợt bùng dịch mới.
Đợt bùng phát mới cho thấy ngay cả quốc gia được xem là "an toàn" để quay lại cuộc sống bình thường, nCoV vẫn có thể "hồi sinh". Nhiều ổ dịch mới bùng phát ở Australia đang cản trở nỗ lực mở cửa biên giới quốc gia, kế hoạch mở cửa du lịch với nhiều quốc gia và khiến 300.000 người phải quay lại tình trạng phong tỏa.
Giới chức địa phương đang gõ cửa từng nhà để kêu gọi người dân xét nghiệm nCoV, đồng thời cảnh báo nếu không tuân thủ, toàn bộ Victoria, bang đông dân thứ hai của Australia sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát mới.
"Nếu ai đó đến nhà và yêu cầu bạn xét nghiệm, câu trả lời nên là có. Nếu bạn không làm như vậy, tất cả chúng ta sẽ bị phong tỏa", Daniel Andrews, thủ hiến bang Victoria nói trong cuộc họp báo hôm 1/7.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Melbourne, cuối tháng 6. Ảnh: Reuters.
Trước khi các ổ dịch mới bùng phát ở Victoria, Australia chỉ ghi nhận vài ca nhiễm mới mỗi tuần và đang dần nới lỏng hạn chế, với mục tiêu mở cửa đất nước vào cuối tháng 7. Nhưng hai tuần qua, Victoria ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức hai con số. Dù số ca nhiễm mới không đáng kể so với nhiều nơi như Mỹ, đợt bùng phát mới đủ khiến giới chức Australia lo lắng.
Đợt bùng phát ở Victoria xảy ra theo mô hình quen thuộc: giới chức y tế cộng đồng trên toàn cầu cảnh báo các ổ dịch mới bùng phát là điều không thể tránh khỏi ngay cả ở các quốc gia hầu như đã kiểm soát được nCoV, khi các hạn chế đi lại được nới lỏng.
Tại Trung Quốc, ổ dịch bùng phát liên quan tới chợ thực phẩm ở Bắc Kinh tháng trước, khiến giới chức phải phong tỏa nhiều khu vực và xét nghiệm trên diện rộng, giống như những gì đang diễn ra ở Australia. Tại Singapore, số ca nhiễm đã gia tăng mạnh trong các khu ký túc xá lao động nhập cư đông người.
Tại Australia, nCoV đã tấn công vào Melbourne, nơi các thông điệp của chính phủ không được truyền tải hiệu quả tới người dân, do rào cản ngôn ngữ hoặc nhiều vấn đề khác như mất niềm tin vào chính quyền. Nỗi sợ xét nghiệm nCoV tăng cao và nhiều người thu nhập thấp ít có khả năng làm việc ở nhà khi bị ốm.
Một số khu vực này cũng có tỷ lệ vô gia cư cao và quá đông người, khiến việc thực hiện hướng dẫn cách biệt cộng đồng gặp nhiều khó khăn.
"Nếu họ không làm việc và không được nhận các khoản trợ cấp JobKeeper hay JobSeeker, họ chỉ còn biết sống dựa vào từ thiện", Eddie Micallef, chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Dân tộc Victoria, nói.
Các mối đe dọa này đã được cảnh báo từ hồi tháng 5, khi một hội đồng gồm nhiều bác sĩ và chuyên gia nói chính phủ Australia đã bỏ lỡ cơ hội bảo vệ các cộng đồng người nhập cư.
Micallef và nhiều lãnh đạo cộng đồng khác nói rằng thông tin của chính quyền bang và liên bang về các việc cần làm để ngăn lây nhiễm đã không được truyền tải đủ tới các nhóm có nguy cơ cao. Một số cho biết các thông tin được dịch ra ngôn ngữ của họ quá chậm và không rõ ràng.
"Bạn hầu như phải có trình độ đại học mới có thể hiểu nó", Mohammad Al-Khafaji, giám đốc điều hành Liên đoàn các Hội đồng Cộng đồng Dân tộc của Australia, nói về các tài liệu Covid-19 mà chính phủ dịch sang tiếng Arab.
Ông và nhiều chuyên gia khác cảnh báo việc phong tỏa bắt buộc do cảnh sát thực thi, giữa lúc vấn đề bạo lực cảnh sát đang gây tranh cãi trên toàn cầu, có thể chỉ khiến các cộng đồng thêm cảnh giác với chính quyền và khiến họ tăng cảm giác bị cô lập.
"Chúng ta phải giúp họ hiểu tầm quan trọng của việc ở nhà. Đó không phải thông qua các hình phạt hay giám sát quá mức. Điều đó sẽ không mang lại thay đổi mà chúng ta tìm kiếm", Rebecca Wickes, phó giáo sư về tội phạm học và giám đốc Trung tâm Di cư và Hòa nhập tại Đại học Monash, Melbourne, nói.
Bà thêm rằng trong khi làn sóng phân biệt chủng tộc đầu tiên liên quan tới nCoV nhắm vào người gốc Á, làn sóng thứ hai nhắm vào cộng đồng người di cư và thiểu số đã xuất hiện. Có nhiều quan điểm sai lầm rằng các nhóm này "phớt lờ" lời khuyên về sức khỏe cộng đồng.
Các lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo nói rằng họ lo lắng trở thành "mục tiêu" phân biệt đối xử khi một trong số ổ dịch ở Melbourne có nguồn gốc từ lễ hội Eid truyền thống của họ vào tháng trước.
Đối với Mayar, xóa bỏ định kiến về Covid-19 và tình trạng phân biệt đối xử gắn liền với việc gõ cửa từng nhà. Dù đeo găng tay và giữ khoảng cách an toàn đối với các cư dân, Mayar không đeo khẩu trang.
Anh thừa nhận điều này có thể mang tới nhiều rủi ro. "Nhưng cuối cùng chúng ta đều là con người và không muốn nhìn nhau như người ngoài hành tinh. Ngay cả khi gặp một người bị bệnh, chúng ta cũng cần thể hiện tình yêu thương với họ", anh nói.
Hơn 200 nhà khoa học tố WHO 'phớt lờ' nguy cơ COVID-19 truyền trong không khí Hơn 6 tháng kể từ khi đại dịch diễn ra, 200 nhà khoa học trên khắp thế giới lại đặt câu hỏi lớn về cách thức lây lan của COVID-19. Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ vẫn khẳng định rằng người dân chỉ phải lo lắng về hai loại lây truyền...