Bộ Y tế xử lý vụ VN Pharma kiểu gì mà lãnh đạo Cục Dược vẫn lên chức?
Liên quan đến vụ án VN Pharma nhập và bán thuốc điều trị ung thư giả, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, với những sai phạm đã xảy ra, trách nhiệm của Cục quản lý Dược và Bộ Y tế rất nặng nề.
Bên cạnh đó, top chủ đề nóng trong ngày được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Nhiều cán bộ đô thị TP.HCM xin nghỉ việc vì lương 2 triệu đồng; Nhiều vợ của lãnh đạo xã “đi lạc” vào hộ nghèo: Cán bộ phải chịu trách nhiệm; Hoa hậu Phương Nga xin thay đổi biện pháp ngăn chặn…
Vụ VN Pharma: Trách nhiệm của Bộ Y tế rất nặng nề
Liên quan đến vụ án VN Pharma nhập và bán thuốc điều trị ung thư giả, trao đổi với VOV Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, với những sai phạm đã xảy ra, trách nhiệm của Cục quản lý Dược và Bộ Y tế rất nặng nề.
Theo bà Lan, khi đã có nghi ngờ thì đừng có cấp phép, thế nhưng, ở đây tất cả chỉ căn cứ trên hồ sơ. Có những trường hợp được cấp phép từ Cục quản lý Dược là rất khó, dù đã đầy đủ hồ sơ mà họ vẫn ngăn chặn lại. Thế nhưng, trong trường hợp này, VN Pharma lại được giải quyết rất nhanh gọn nên họ có quyền nghi ngờ.
Phiên toà xét xử vụ án tại Công ty cổ phần VN Pharma”. Ảnh VOV
Cục lý luận rằng, sau khi cấp xong họ kiểm tra có nghi ngờ nên cấp báo cho công an. Chính ông ấy nói rằng thuốc này nhập về để trong kho thì lấy gì kiểm tra, đã sử dụng đâu mà kiểm tra nghi ngờ. Còn nếu đã ra thị trường phải để cơ sở sử dụng họ dùng thì họ mới nghi ngờ được để báo cho Cục. Từ xưa tới giờ Cục chỉ cấp phép thôi” – bà Lan bức xúc nói.
Bà Lan cũng đặt nghi vấn, “lãnh đạo Cục Dược trực tiếp ký, chịu trách nhiệm về vấn đề này nhưng lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì là không thuyết phục. Giám đốc VN Pharma bị bắt từ tháng 9.2014, tới giờ đã 3 năm, Bộ Y tế xử lý kiểu gì mà lãnh đạo Cục Dược vẫn tiếp tục được lên chức?”.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Tôi không can thiệp hay có bất cứ tác động, có quyền lợi gì trong đấu thầu thuốc. Bộ Y tế có hàng chục đơn vị sự nghiệp… VN Pharma trúng đấu thầu chủ yếu ở nhiều địa phương; theo phân cấp thì Sở Y tế ở địa phương đánh giá hồ sơ và các thủ tục khi các doanh nghiệp tham gia đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế. Bộ không can thiệp vào việc đấu thầu thuốc ở các tỉnh, thành.
Ngay tại TP.HCM, một công ty nhỏ như VN Pharma thì tôi làm sao biết được, mà tôi cũng không có thẩm quyền để can thiệp vào như thế. Công việc quản lý ở bộ rất nhiều, các đơn vị trực thuộc cũng phải được phân cấp quản lý, có người phụ trách chứ tôi làm sao quản lý xuể, huống chi một công ty tư nhân không thương hiệu gì trong ngành dược”.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định là công ty này không liên quan gì đến người thân của tôi. Tôi cũng không can thiệp, ưu ái trong đấu thầu như trên mạng thêu dệt.
“Tất cả những thông tin này đều xuất phát từ nước ngoài, họ muốn xuyên tạc, làm xấu hình ảnh và tình hình trong nước nói chung và Bộ Y tế nói riêng. Thậm chí người ta còn lập ra hẳn cả trang mạng bêu xấu tôi. Nhưng sự thật chỉ có một thôi, tôi làm gì sai tôi chịu trách nhiệm. Đằng này họ cứ tung tin, bịa đặt, dựng chuyện gây rối ngành y tế là có động cơ quấy phá rõ ràng”- bà Tiến nói.
Như tin đã đưa, ngày 25.8, sau 5 ngày xét xử, TAND TP.HCM đã tuyên án vụ buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu tại Công ty VN Pharma. Theo hội đồng xét xử, qua diễn biến phiên tòa và hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ tuyên bố các bị cáo trong vụ án đã phạm tội buôn lậu và làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.
Nhiều cán bộ đô thị TP.HCM nghỉ việc vì “áp lực cao nhưng lương 2 triệu”: Lương thấp từ lâu sao bây giờ mới xin nghỉ?
Đội quản lý Trật tự đô thị quận Thủ Đức dẹp vỉa hè. Ảnh: NLĐ.
Video đang HOT
Nhiều cán bộ phụ trách đô thị tại 24 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM mới đây đã nộp đơn xin nghỉ việc vì tiền lương 2 triệu đồng/tháng, không được hưởng bảo hiểm xã hội, trong khi phải làm việc ngày đêm. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao trước đây các cán bộ vẫn sống được với mức lương 2 triệu?
Nhiều vợ của lãnh đạo xã “đi lạc” vào hộ nghèo: Cán bộ phải chịu trách nhiệm
Cơ quan chức năng xác định tố cáo của người dân là đúng sự thật. Ảnh: Lê Hoàng (VNE)
Ngày 26.8, ông Trần Ngọc Quyết – Phó chủ tịch UBND huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), cho biết đang chỉ đạo thanh tra tiếp tục làm rõ tố cáo của người dân liên quan vụ việc người thân lãnh đạo xã Nga Thanh “đi lạc” vào hộ khẩu của nhiều hộ nghèo. Nhiều ý kiến cho rằng, các lãnh đạo xã liên quan cũng phải chịu trách nhiệm.
Hoa hậu Phương Nga xin thay đổi biện pháp ngăn chặn
Phương Nga giản dị đến tòa trưa nay. Ảnh: Bình Nguyên. Ảnh VNE
Ngày 28.8, Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) tới TAND TP.HCM nộp đơn xin thay đổi biện pháp ngăn chặn từ “cấm đi khỏi nơi cư trú” sang “cấm xuất cảnh”. Trong bộ đồ jeans giản dị, Phương Nga trông tươi trẻ thoải mái nhưng hơi gầy.
Đi xe ôm đến tòa để nộp đơn, người đẹp nhanh chóng dời đi công việc sau khi trao đổi nhanh với phóng viên.
Cô nói, sau khi Công an TP.HCM ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến mình và người bạn Nguyễn Đức Thùy Dung, cô rất phấn khởi. Sau khi tại ngoại, sức khỏe và tinh thần cô không được tốt nhưng hiện tại đã ổn định.
“Cuộc sống hiện tại của tôi rất vui, thoải mái. Tôi chỉ ở nhà với gia đình, dành nhiều thời gian cho mẹ, đọc sách, tập yoga và chờ lệnh triệu tập của cơ quan điều tra”, Phương Nga nói và cho biết đang mong chờ vụ án sớm khép lại.
Phố hàng rong Sài Gòn: Hàng rong gì mà lại đứng yên?
Ngày 28.8, UBND quận 1 (TP.HCM) khai trương phố hàng rong trên đường Nguyễn Văn Chiêm (phường Bến Nghé), phục vụ nhu cầu ẩm thực đường phố của du khách, người dân. Được biết đề án phố hàng rong Khu ẩm thực thí điểm kinh doanh có thời gian được Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải lên kế hoạch từ giữa năm ngoái. Hồi cuối tháng 3, quận đề xuất với UBND TP.HCM và được chấp thuận thí điểm. Do có nhiều ý kiến về việc thực hiện như thế nào nên đề án chậm triển khai đến nay mới thí điểm được.
Nhiều bạn đọc hoan nghênh tinh thần của Phó chủ tịch Hải về việc dọn dẹp vỉa hè trả lại cho người đi bộ, đồng thời xây dựng thí điểm các mô hình kinh doanh tập trung dành cho người bán vỉa hè, lòng đường tiếp tục kiếm sống. Tuy nhiên, không ít bạn đọc băn khoăn, hàng rong mà lại đứng yên như vậy có mang tính bền vững và phát huy tác dụng hay không?
Theo Danviet
Á khôi môi giới diễn viên, người mẫu nổi tiếng đi "sex tour" giá 4.000 USD
Đường dây mại dâm cao cấp của Ngọc có khoảng 30 người đều là diễn viên, người mẫu. Vụ việc đang gây chú ý cộng đồng.
Bên cạnh đó, top chủ đề nóng trong ngày được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Gửi xe máy qua đêm ở khách sạn bị bắt nộp 1 triệu đồng; ngôi nhà 4 mặt tiền ở Sài Gòn gây ùn tắc...
Á khôi môi giới diễn viên, người mẫu nổi tiếng đi "sex tour" giá 4.000 USD: Sắc đẹp để "mua bán"
Không chỉ môi giới cho các người mẫu, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn bán dâm tại các khách sạn, Nguyễn Thị Ngọc (31 tuổi, Á khôi một cuộc thi sắc đẹp) còn tổ chức cho các đại gia và chân dài đi du lịch tình dục (sex tour) trong và ngoài nước với mức giá tùy theo danh tiếng của các người đẹp (3.000 - 4.000 USD/người/ngày). Nhiều ý kiến cho rằng cần có sự kiểm soát chặt chẽ các cuộc thi sắc đẹp.
Những người đẹp tham gia đường dây mại dâm. Ảnh: Lao động.
Đường mới làm 8 km đã tính chuyện thu phí BOT: Vì sao chưa hoàn thiện toàn tuyến đã thu?
Tháng 8.2018, gần 8 km quốc lộ 26 được cải tạo, nâng cấp theo hình thức BOT, đoạn qua huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã hoàn thành. Mặc dù còn khoảng 15km giai đoạn 2 nhưng chủ đầu tư đã chuẩn bị thu phí để lấy kinh phí để đầu tư tiếp. Nhiều người đặt dấu hỏi: Việc toàn tuyến đường chưa hoàn thiện mà đã quyết định thu phí thì có hợp lý không?
Trạm thu phí quốc lộ 26 tại xã Ea Đar, huyện Ea Kar. Ảnh: Tiền Phong.
Nhà đầu tư BOT Cai Lậy: Sẽ trả dự án nếu phải dời trạm thu phí
Trao đổi với báo chí chiều 17.8, ông Lưu Quang Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, cho biết việc lái xe phản đối trạm BOT Cai Lậy đã ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp.
Theo ông Hào, trước đây, tỉnh Tiền Giang có chủ trương đầu tư tuyến tránh Cai Lậy nhưng không thu xếp được vốn. Dự án được Bộ Giao thông kêu gọi doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, nếu chỉ có làm tuyến tránh Lai Cậy thì phương án tài chính không đảm bảo vì vậy dự án đã được các cấp xem xét thông qua đầu tư 12km tuyến tránh và nâng cấp 26,5km quốc lộ 1.
Ông Lưu Quang Hào cho biết, dự án tuyến tránh Cai Lậy khả thi và được tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay vốn nên nhà đầu tư mới dám làm. Ảnh: VNE
"Làm xong đường mà người dân lại phản đối thế này, chúng tôi trông chờ vào các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng", ông Hào nói và cho hay chủ đầu tư chỉ có hơn 16% vốn, còn lại là tiền của các tổ chức tín dụng với tiền lãi trả hàng tháng.
Đề cập phương án có thể phải di dời trạm thu phí, ông Lưu Quang Hào nói: "Nếu phải thực hiện thì nhiều khả năng phá vỡ phương án tài chính. Khi đó chúng tôi sẽ trả dự án cho nhà nước và lấy lại tiền để đi chỗ khác cho đỡ đau đầu".
Tuy nhiên ngay sau đó vị này vẫn khẳng định: "Chúng tôi chẳng bao giờ muốn di dời".
Ngôi nhà 4 mặt tiền ở Sài Gòn gây ùn tắc giao thông, vì sao vẫn tồn tại?
Ngôi nhà cấp 4 tọa lạc ngay giữa ngã ba giao nhau đường Lũy Bán Bích - Âu Cơ - Ba Vân (quận Tân Phú, TP HCM) với 4 mặt tiền, khiến điểm nút giao thông này thường xuyên ùn ứ, kẹt xe. Theo UBND quận Tân Phú, chính quyền và chủ đầu tư đã nhiều lần vận động, làm việc với chủ hộ nhưng chưa đi đến được thống nhất do vướng mắc giá cả bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngôi nhà 4 mặt tiền ở Sài Gòn. Ảnh: VTC.
Gửi xe máy qua đêm ở khách sạn bị bắt nộp một triệu đồng gây tranh cãi
Rạng sáng 3.8, do có uống bia, thấy lái xe máy không an toàn, một người đàn ông tại Hà Nội đã tìm chỗ gửi xe máy tại một khách sạn trên đường Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội) để bắt taxi về. Sáng hôm sau qua lấy xe máy, người này bất ngờ bị khách sạn thu một triệu đồng/lượt gửi xe máy qua đêm với lí do phạt vì "không sử dụng dịch vụ". Nhiều người cho rằng đây là quy định chung của nhiều nơi, hành khách vi phạm thì phải chịu phạt. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến bức xúc vì mức phạt quá cao.
Khu vực đậu xe của khách sạn. Ảnh: Lao động.
Ông Đoàn Ngọc Hải bỏ qua cho tài xế đỗ ôtô chiếm vỉa hè: Đáng được cảm thông?
Đêm 16.8, trong buổi tối ra quân lập lại trật trự đô thị, đoàn liên ngành quận 1 (TP.HCM) phát hiện ôtô bốn chỗ đậu trên vỉa hè đại lộ Võ Văn Kiệt nên đến kiểm tra. Tại đây, nam tài xế cho biết đang chạy xe trên đường thì bị tuột huyết áp, say sẩm nên đã tấp xe vào lề đường chờ người thân. Ông Đoàn Ngọc Hải sau đó yêu cầu đoàn kiểm tra không xử phạt trường hợp này, đồng thời yêu cầu lực lượng công an phường có mặt để hỗ trợ nạn nhân. Hành động trên của phó chủ tịch quận 1 (TP.HCM) đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía cộng đồng.
Ông Đoàn Ngọc Hải không xử lý ô tô chiếm vỉa hè.
Bé gái hơn 10 ngày tuổi bị bỏ rơi cùng lá thư đáng trách của người mẹ nhờ nuôi hộ, để làm lại cuộc đời: Hành động ích kỉ?
Cô gái trẻ bỏ rơi đứa con 15 ngày tuổi cùng lá thư tại một gia đình trong ngõ 442, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vì không có khả năng nuôi con, bỏ con để làm lại cuộc đời. Cô gái viết trong thư: "Em không thể đem con theo được vậy nên nhờ chị chăm sóc, dạy dỗ giúp. Chị hãy yêu thương con bé nhé, nó đã thiệt thòi lắm rồi chị ạ! Giờ em phải đi đây...". Hành động này bị nhiều người cho rằng ích kỉ.
Bé gái bị mẹ bỏ rơi cùng lá thư.
Theo Tâm Lê tổng hợp (VNE, Tiền Phong, Lao động)
Nóng trong ngày: Công an xác minh vụ cô gái "mất tích" khi đi làm Trưởng Công an phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) Vũ Trường Hiệp cho biết, đơn vị này đang xác minh vụ việc gia đình chị Nguyễn Thị A. (SN 1993, quê Thanh Hóa; thuê trọ tại phường Phú Đô) trình báo chị này mất tích. Thông tin về sự việc được cư dân mạng chia sẻ rất nhiều. Bên cạnh...