Bộ Y tế và cuộc họp bị bỏ quên!
Đừng biện bạch rằng chỉ khi nào đụng đến người chúng tôi khắc có mặt. Đừng đổ lỗi cho bất cứ hoàn cảnh khi dịch bệnh đã lan ra 21 tỉnh…
Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố. Ảnh minh họa: T.L
Những con số “dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố với tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 64.879 con…” dường như không làm Bộ Y tế “xúc động” và họ đã “phớt lờ” cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi vừa thành lập!
Không riêng gì Bộ Y tế mà lãnh đạo Công Thương, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng không có mặt và cũng chẳng cử đại diện tham dự. Họ sẽ nại vì lý do ABCD nào đó, do bận trăm công ngàn việc, hay đơn giản hơn là chưa nhận được mời họp. Nhưng không, Bộ NN&PTNT đã gửi giấy mời họp hỏa tốc từ hôm chủ nhật (24/3).
Bộ NN& PTNT có thể quản lý những con lợn và khiến chúng không thể dễ dàng vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác nhưng dịch bệnh lan rộng tại sao Bộ Y tế lại làm ngơ? Không thuộc trách nhiệm của mình, chưa được phân công hay chỉ vì “quên” họp? Nếu không cần thiết, chẳng cấp bách và chỉ một bộ là đủ thì Thủ tướng đã không quyết định thành lập Ban Chỉ đạo có cả Bộ Y tế, Bộ Công Thương và cả Ban Chỉ đạo 389.
Video đang HOT
Tôi đọc trong Quyết định 302/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký ngày 21/3/2019 có tên đại diện lãnh đạo hơn chục bộ, ban, ngành. Tai cuộc họp đầu tiên, những bộ tưởng chừng như không liên quan nhiều như Tài Chính, Kế hoạch Đầu tư, Ngoại giao… đều có mặt, nhưng bộ liên quan không ít như Y tế lại “phớt lờ”!?
Đừng biện bạch rằng chỉ khi nào đụng đến người chúng tôi khắc có mặt. Đừng đổ lỗi cho bất cứ hoàn cảnh khi dịch bệnh đã lan ra 21 tỉnh hay cho rằng bệnh ấy không lây từ lợn sang người nên chậm một tý cũng chẳng sao. Lẽ ra, Bộ Y tế phải đi đầu trong cơn dịch đang hoành hành này, đúng lý họ phải có mặt mọi nơi, mọi lúc khi người dân và cấp trên, đồng sự cần.
Dịch tả lợn châu Phi diễn ra trên 2 tháng qua, đến nay đã xảy ra ở 21 tỉnh, thành phố với tổng số hơn 64.000 con heo bị tiêu hủy. Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ.
Trưởng phòng dịch tễ Cục Thú y, TS. Nguyễn Văn Long khuyên chúng ta rằng “người tiêu dùng không cần phải băn khoăn về chuyện lợn có bệnh tuồn ra ngoài thị trường. Còn lại, đàn lợn của chúng ta vẫn có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm, vì vậy người tiêu dùng không nên hoang mang”.
Nhưng từng đó đã đủ để những người dân luôn chạy theo tin đồn đám đông yên tâm nếu Bộ Y tế không có những phát ngôn chính thức, thiếu những đại diện đủ thẩm quyền trong “Bộ Tư lệnh” chống dịch như Ban Chỉ đạo họ vừa bỏ họp?
Chính phủ không tự nhiên quyết hàng loạt bộ, ngành vào Ban Chỉ đạo, dịch bệnh chẳng phải việc riêng của Bộ NN&PTNN, trách nhiệm cũng nên đồng đều cho những nơi liên quan và Bộ Y tế phải là người trong cuộc. Biện minh rằng tính thế chưa cấp bách, bệnh không lây lan sang người, một cuộc họp không quyết định tất cả hay vắng mặt chẳng qua vì khách quan e rằng dân khó nghe, lãnh đạo khó chấp nhận.
Lề lối ấy không hợp với cách làm việc hiện thời, tư duy đó cần lui vào dĩ vãng và thói quen trên nếu đã hình thành nên dẹp sang bên. Không chỉ dân cần quan mới vội mà từ bây giờ, nên “lội” mà sang khi chống dịch còn hơn phòng bệnh.
Theo Phan Bình (Reatimes)
Dịch lây ra 21 tỉnh, lập Ban chỉ đạo quốc gia chống dịch tả heo châu Phi
Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả heo châu Phi đã họp sau khi Chính phủ quyết định thành lập ban này do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT làm trưởng ban. Báo có tại cuộc họp, Bộ NN-PTNT thông báo đã có 21 tỉnh có dịch tả heo châu Phi
Sáng nay 26-3 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả heo đã ra mắt và có cuộc họp đầu tiên do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì.
Dịch tả heo châu Phi đang lan quá nhanh, nhiều nơi lập chốt kiểm soát hoạt động vận chuyển heo ra vào địa bàn để ngăn chặn dịch. Ảnh: Văn Phúc
Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả heo châu Phi được thành lập theo Quyết định số 302 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT được phân công làm trưởng ban; Cục Thú y là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả heo châu Phi.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc phòng, chống dịch tả heo châu Phi trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo còn giúp Thủ tướng Chính phủ phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch tả heo châu Phi; tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra các bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch tả heo châu Phi.
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT tại cuộc họp, đến ngày 25-3, dịch tả heo đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu và Bắc Giang) với tổng số heo bệnh và tiêu hủy là 64.879 con.
Đến nay, chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày theo quy định tại Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với dịch tả heo châu Phi.
VĂN PHÚC
Theo SGGP
Vì sao Bộ Y tế "phớt lờ" cuộc họp BCĐ Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi? Ngày 26/3, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi mới được thành lập theo quyết định của Chính phủ. Rất tiếc, lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia không đến dự dù đều là ủy viên của Ban chỉ đạo này. Theo...