Bộ Y tế tìm người đến các quán ăn ở Hà Nội, Quảng Ninh
Bộ Y tế đề nghị các trường hợp liên quan địa điểm ăn uống ở Quảng Ninh và Hà Nội nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm.
14h ngày 31/1, Bộ Y tế phát thông báo khẩn số 32 tìm kiếm những người đã đến các địa điểm mà bệnh nhân mắc Covid-19 từng đi qua. Hai địa điểm được thông báo thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hà Nội.
- Ngày 21-28/1: Quán Trung Sún (quán Container) tại Khu 2, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 28/1 (từ 13-15h): Nhà hàng Lẩu Hutong, gian hàng 46B, đường Tương Lai, 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Để tiếp tục truy vết, khoanh vùng ổ dịch, Bộ Y tế đề nghị những người thuộc diện nêu trên khẩn trương liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, tư vấn, làm xét nghiệm Covid-19.
Bộ Y tế yêu cầu các trường hợp đến hai địa điểm này và tiếp xúc với những người liên quan gọi điện đến đường dây nóng cung cấp số điện thoại người đã tiếp xúc gần với mình, khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe.
Video đang HOT
Theo công bố của Bộ Y tế sáng 31/1, Việt Nam có thêm 14 người dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng được ghi nhận tại Bắc Ninh, Hòa Bình, Gia Lai, Hà Nội và Hải Dương. Riêng Hà Nội, tính đến 11h trưa nay, thành phố ghi nhận 11 ca mắc Covid-19, đa số liên quan BN1694 sau khi người này dự đám cưới tại Hải Dương.
Đường dây nóng:
- Bộ Y tế: 1900.9095
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội: 0969.082.115 và 0949.396.115
- Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh: 1800.9214
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương: 0866.028.926
Bệnh nhân Covid-19 ở Hải Dương bị tăng huyết áp
Một bệnh nhân ở Quảng Ninh có men gan tăng, trường hợp ở Hải Dương cần được theo dõi sát tình trạng tăng huyết áp.
Sáng 31/1, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị chủ trì buổi hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện về tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng, Quảng Ninh và Hải Dương.
Tại buổi hội chẩn, Bệnh viện số 2 Quảng Ninh đã báo cáo và xin ý kiến chuyên môn về ca bệnh 1658. Trường hợp này nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc F0 tại đám cưới ở Kinh Môn, Hải Dương. Ngày 29/1, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ. Một ngày sau, người này còn đau mỏi người, không tức ngực, không khó thở.
Các chuyên gia đề nghị triển khai đánh giá tình trạng của BN1658 và theo dõi sát bệnh nhân vì men gan tăng.
Các chuyên gia hội chẩn trực tuyến về các ca bệnh Covid-19. Ảnh: Lê Hảo.
Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân 1536 (nữ, 79 tuổi, ngụ tại TP.HCM và trở về từ Mỹ ngày 13/1) bị tăng huyết áp, tiểu đường đã sử dụng nhiều thuốc. Bệnh nhân có tình trạng mức lọc cầu thận cao. Đây là bệnh nhân lớn tuổi và nặng nhất trong giai đoạn này.
Hiện bệnh nhân được thở máy, nằm yên dưới an thần giãn cơ, phù 2 mu bàn tay, bàn chân, mạn sườn 2 bên. Bệnh viện đã liên hệ làm các xét nghiệm chuyên sâu, xem xét tình trạng nhiễm trùng bệnh viện.
Các thành viên Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tính lại liều thuốc cho bệnh nhân, xem xét tình trạng lọc thận, tăng cường dinh dưỡng người bệnh.
Tại Trung tâm Y tế Chí Linh (Hải Dương), bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết sức khỏe của bệnh nhân tại đây ổn định.
Tại Bệnh viện dã chiến đặt ở Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết đơn vị này đang điều trị 34 bệnh nhân, 10 giường cấp cứu, 26 giường hồi sức. Bệnh viện đã được trang bị hiện đại như máy thở, ECMO..., Hiện có một bệnh nhân tăng huyết áp cần theo dõi. Đa số bệnh nhân còn lại có sức khỏe ổn định. Bệnh viện này có thể tiếp quản điều trị đến 600 bệnh nhân.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê đề nghị sở y tế các tỉnh, thành có bệnh nhân Covid-19 tham dự cuộc họp hội chẩn trực tuyến để kịp thời giải quyết những khó khăn theo tinh thần 4 tại chỗ. Việc chuyển bệnh nhân phải đảm bảo an toàn bệnh nhân, an toàn chống dịch.
Bên cạnh đó, ông đề nghị các bệnh viện thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế về khám, chữa bệnh từ xa, đảm bảo công nghệ thông tin, đường truyền ổn định. Cán bộ y tế, bệnh viện phát huy tinh thần chống dịch trong giai đoạn trước, vượt qua khó khăn, vất vả (trong thời chiến) để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Vì sao người liên quan ổ dịch mới phải cách ly tập trung 21 ngày? Nhiều tỉnh, thành quyết định tăng thời gian cách ly tập trung lên 21 ngày với một số trường hợp về từ vùng dịch tễ Hải Dương và Quảng Ninh. Trong các đợt bùng phát từ năm 2020, Bộ Y tế Việt Nam và nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức cách ly 14 ngày với người có nguy cơ nhiễm...