Bộ Y tế tiếp tục nhắc tên địa phương tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 chậm

Theo dõi VGT trên

Ngày 11/7, Bộ Y tế tiếp tục nhắc tên những địa phương tiêm chậm vaccine COVID-19 mũi 3 và mũi 4.

Tính đến hết 10/7, nước ta tiêm tổng số 46.321.673 mũi 3 với nhóm từ 18 tuổi trở lên (đạt tỷ lệ 69,1%). Trong đó 15 tỉnh, thành triển khai với 17.103 người được tiêm.

Năm tỉnh, thành tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp gồm Hải Phòng (43,3%); Quảng Nam (45,4%); Đồng Nai (43,9%); Cà Mau (46,6%); Hậu Giang (35,5%). Ba tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao gồm Thanh Hóa (93,8%); Bắc Giang (95,8%); Nghệ An (95,0%).

Về tiêm vaccine COVID-19 mũi 4, nước ta tiêm 5.341.144 mũi (đạt tỷ lệ 37,2%). Năm địa phương tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp gồm Vĩnh Phúc (17,5%); Bắc Cạn (3,6%); Nghệ An (9,8%); Phú Yên (17,3%); Đồng Tháp (8,8%). Địa phương tỷ lệ tiêm mũi 4 cao là Lạng Sơn (96,5%); Cần Thơ (90,4%); Cà Mau (98,8%).

Bộ Y tế tiếp tục nhắc tên địa phương tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 chậm - Hình 1

Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân. (Ảnh minh họa)

Đối với nhóm 12-17 tuổi, 22 tỉnh, thành tiêm mũi 3 cho trẻ trong độ tuổi này thấp dưới 5%. Đó là: Hà Nội; Nam Định; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Quảng Ninh; Nghệ An; Lạng Sơn; Hà Giang;Cao Bằng; Yên Bái; Điện Biên, Quảng Nam, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An; Sóc Trăng; Trà Vinh; Đồng Tháp; Bình Phước; Kiên Giang; Hậu Giang.

Tại Việt Nam, dịch cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc nhưng đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5. Nhiều người sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em.

Bộ Y tế dự báo số mắc COVID-19 thời gian tới có thể tiếp tục tăng và bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

SARS-CoV-2 rất khó lường, tiêm vaccine COVID-19 là cách phòng bệnh tốt nhất

Biến thể BA.5 đang lây lan nhanh trên thế giới đã xâm nhập vào nước ta và để phòng bệnh, vaccine tiếp tục là yếu tố không thể thiếu.

Giới chuyên gia nhận định, dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhất là khi biến thể phụ mới của Omciron là BA.5 xuất hiện tại Việt Nam và vaccine vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất.

Ca mắc tăng, SARS-CoV-2 khó lường

Video đang HOT

Theo số liệu của Bộ Y tế, từ ngày 26/6 đến nay, số người mắc mới COVID-19 ở nước ta liên tục tăng. Cụ thể, ngày 26/6 là 557; đến 1/7, số ca mắc tăng lên 927. Trong hai tuần gần đây, có ngày nước ta ghi nhận số ca tăng vọt lên hơn 1.600 người. Dù không nhiều như giai đoạn trước đây, điều này cảnh báo chúng ta không được lơ là công tác phòng chống dịch.

Trong khi đó, Việt Nam đã ghi nhận biến chủng BA.5. Biến chủng này lần đầu được phát hiện tại Nam Phi vào tháng 1, đến nay, nó trở thành chủng phổ biến tại một số quốc gia như Isarel, Đức... Một số đánh giá nhỏ lẻ cho thấy BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến chủng cũ (BA.2), song chưa có bằng chứng về tỷ lệ trở nặng.

Theo các nhà khoa học virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Thực tế ghi nhận nhiều biến thể mới và khả năng tiếp tục xuất hiện tương lai, tức là virus SARS-CoV-3, 4 có thể xuất hiện. Còn chủng virus lưu hành là còn nguy cơ mắc bệnh nặng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nhà khoa học cũng đưa ra nhận định, COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới.

SARS-CoV-2 rất khó lường, tiêm vaccine COVID-19 là cách phòng bệnh tốt nhất - Hình 1

Số ca mắc COVID-19 từ ngày 13/6 đến ngày 1/7. (Ảnh: Hà Cường).

Theo ông Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), lực lượng chức năng cần tiếp tục theo dõi biến chủng mới và thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, từ đó điều chỉnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch .

"Nếu đánh giá nguy cơ không đúng, sẽ không kiểm soát được dịch", ông nói và lưu ý việc cần thực hiện những biện pháp dự phòng, phòng bệnh cá nhân, đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao, phòng kín, và tiếp tục tiêm vaccine.

Vị chuyên gia này cũng đồng quan điểm Omicron hiện nay tuy là biến thể phổ biến nhất trên thế giới, có thể vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng. Việc xuất hiện biến thể mới là hoàn toàn có khả năng.

Các chuyên gia dịch tễ dự báo khả năng số người mắc và tái nhiễm đều tăng, do đó người dân vẫn phải thực hiện tốt dự phòng, không chủ quan và thực hiện việc tiêm vaccine đầy đủ.

Cho rằng việc tái nhiễm COVID-19 là khó tránh khỏi nên dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, BS Trần Văn Phúc, BV Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), khuyên người dân không được chủ quan. "Bệnh tật chỉ đến khi chúng ta không hiểu biết, còn khi có hiểu biết và nhìn với con mắt khoa học thì chúng ta sẽ biết để tránh", BS Phúc nói.

Gia tăng bệnh nhân COVID-19 nhập viện

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương, hai tuần trở lại đây, nhóm người nguy cơ như cao tuổi, bềnh nền, ung thư... nhập viện gia tăng. Mỗi ngày, Khoa Virus Ký sinh trùng của bệnh viện tiếp nhận 7 - 10 người. Trước đó, tháng 4 - 5, đơn vị chỉ tiếp nhận 2 - 3 ca thuộc nhóm nguy cơ.

So với cùng kỳ tháng trước số bệnh nhân nặng nhập viện gia tăng gấp đôi, khoa phải ưu tiên thêm giường điều trị. Hiện, khoa điều trị cho 60 bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền.

Tại Khoa Hồi Sức tích cực của bệnh viện, bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch đang điều trị tại đây là 17, trong khi chỉ có 20 giường hồi sức. Hầu hết bệnh nhân điều trị tại đây đều có bệnh nền như béo phì, ghép thận, ghép gan, suy tủy, HIV...

Các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân khiến số bệnh nhân nhập viện tăng là do miễn dịch giảm sau thời gian dài sau tiêm vacicne, có người thậm chí còn chưa tiêm vaccine. Thứ hai, có thể do khả năng phòng ngừa của vaccine với biến chủng mới không cao, khiến dễ mắc bệnh hơn.

SARS-CoV-2 rất khó lường, tiêm vaccine COVID-19 là cách phòng bệnh tốt nhất - Hình 2

Hai tuần trở lại đây, bệnh viện tiếp nhận nhóm người nguy cơ cao nhập viện tăng. (Ảnh: Sức khỏe đời sống).

Cần thiết tiêm mũi tăng cường

Tại Tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 1/7, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết, với sự tiến hóa khôn lường của virus SARS-CoV-2, các biện pháp phòng chống lây lan nhanh hoặc các biện pháp hành chính xã hội hoặc thuốc khó có thể đáp ứng được một cách lâu dài. Tuy nhiên, vaccine sẽ tạo miễn dịch cho con người, giúp chúng ta đi lại thoải mái mà vẫn an toàn. Vì vậy, tiêm vaccine mũi 3, 4 giúp người dân củng cố thêm miễn dịch.

Với các biến thể phụ hiện nay của Omicron, chúng ta vẫn có khả năng đáp ứng phòng bệnh từ vaccine. Nếu không may mắc bệnh, sẽ không nặng, dù tốc độ lây lan của virus rất nhanh", ông Lân nói.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra khả năng miễn dịch của vaccine hay sau khi đã mắc bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, sau 4 đến 6 tháng. Do đó, nếu người dân tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch. Đây cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác.

Với tình huống xấu nhất có thể dự báo, là những chủng biến thể mới không còn hiệu quả với vaccine, virus lây lan nhanh và xuất hiện nhiều ca nặng, ông Lân nói lúc này cần kết hợp tất cả các biện pháp và kinh nghiệm phòng chống dịch trong thời gian qua, bao gồm cả biện pháp hành chính xã hội để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân trên hết, trước hết.

SARS-CoV-2 rất khó lường, tiêm vaccine COVID-19 là cách phòng bệnh tốt nhất - Hình 3

Việc tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 là cần thiết vì sau một thời gian tiêm vaccine, miễn dịch giảm đi, hiệu quả sau tiêm vaccine cũng giảm theo thời gian. (Ảnh minh họa).

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, dẫn các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vaccine COVID-19 giảm dần theo thời gian trong 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa virus ở mức cao hơn so với các biến chủng virus SARS-COV-2 trước đây. Do vậy, những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc lại vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

"Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, gồm cả trẻ em và người lớn. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tái nhiễm vẫn có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực. Vì vậy, tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 là cần thiết", bà Hồng nhận định.

Theo hầu hết chuyên gia, người đã tiêm vaccine không may mắc COVID-19, bệnh sẽ nhẹ hơn, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca tử vong, từ đó giúp hệ thống y tế không bị quá tải.

Liên quan vấn đề tiêm vaccine cho trẻ, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, qua tra cứu y văn thấy rằng vaccine không những có tác dụng giúp tránh mắc MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ mắc MIS-C. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những bệnh nhân mắc MIS-C, mức độ nặng cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ hầu như là trẻ chưa tiêm vaccine.

"Đây là bằng chứng khoa học rõ ràng, khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ chính con mình, giảm bớt nguy cơ bệnh nặng cho trẻ sau khi mắc COVID-19", PGS.TS Điển nói.

Tiêm vaccine là để phòng chống dịch

Theo Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện người dân có tư tưởng chủ quan trong phòng chống dịch, gồm cả việc tiêm vaccine COVID-19. Theo đánh giá của các nhà khoa học, vaccine COVID-19 không sinh kháng thể vĩnh cửu, mà phải tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch chống dịch. Việc tiêm vaccine là để phòng chống dịch, nghĩa là tất cả người dân đều phải tiêm để tránh lây lan ra cộng đồng, tránh dịch bùng phát trở lại.

"Bộ Y tế đề nghị người dân tích cực chủ động tiêm mũi 3 và mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu chủ quan lơ là, không thực hiện phòng chống dịch, tiêm vaccine thì nguy cơ dịch bùng phát trở lại rất hiện hữu", Thứ trưởng Tuyên nói.

"Kịch bản bây giờ vẫn là tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch nhưng cốt lõi là phải làm sao đẩy mạnh, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vaccine mũi nhắc lại (mũi 3, 4), đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho trẻ em 5 - 11 tuổi, đảm bảo độ bao phủ vaccine. Cùng đó, chúng ta phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết 38 của Chính phủ, trong đó gồm các kịch bản, giải pháp đưa ra với từng tình huống cụ thể ở giai đoạn hiện nay", ông Tuyến nói thêm.

Nhận định tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể xuất hiện các biến chủng mới, vaccine COVID-19 giảm khả năng miễn dịch theo thời gian, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi 9 bộ về việc tăng cường tiêm vaccine COVID-19 cho quân nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 9 bộ nhận công văn gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tại Việt Nam, Hệ thống quản lý điều trị COVID-19 ghi nhận, trong 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19 có 52,8% số tử vong là chưa tiêm vaccine COVID-19; 29,8% tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine và chỉ 7,3% tiêm 3 mũi. Số liệu này khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?
22:13:52 03/02/2025
Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?
11:27:49 02/02/2025
Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộngHai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng
18:35:43 02/02/2025
'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường
11:20:38 03/02/2025
Ăn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏeĂn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏe
12:27:58 03/02/2025
Phát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vúPhát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú
13:02:42 03/02/2025
Ăn thì là có tác dụng gì?Ăn thì là có tác dụng gì?
13:58:09 03/02/2025
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắmLoại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm
13:55:24 02/02/2025

Tin đang nóng

Sốc: Từ Hy Viên không được làm tim phổi nhân tạo trong lúc nguy kịch, nguyên nhân tử vong chính thức được công bốSốc: Từ Hy Viên không được làm tim phổi nhân tạo trong lúc nguy kịch, nguyên nhân tử vong chính thức được công bố
06:37:24 04/02/2025
Lời tiên tri "Từ Hy Viên không thọ quá 50 tuổi" hơn 20 năm về trước khiến dân mạng dậy sóngLời tiên tri "Từ Hy Viên không thọ quá 50 tuổi" hơn 20 năm về trước khiến dân mạng dậy sóng
06:58:44 04/02/2025
Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hônMở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn
05:59:15 04/02/2025
Thảm cảnh của Từ Hy Viên: Không thể đóng phim vì lý do đau lòng, 2 lần suýt chết ám ảnh cả đờiThảm cảnh của Từ Hy Viên: Không thể đóng phim vì lý do đau lòng, 2 lần suýt chết ám ảnh cả đời
08:20:48 04/02/2025
Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"
06:58:57 04/02/2025
Mỹ nam duy nhất được Từ Hy Viên cầu hôn: Lụy tình đến mức trầm cảm, nhận cái kết ê chề mất cả bồ lẫn bạnMỹ nam duy nhất được Từ Hy Viên cầu hôn: Lụy tình đến mức trầm cảm, nhận cái kết ê chề mất cả bồ lẫn bạn
09:03:31 04/02/2025
No.1 Hot seach: Chồng cũ Từ Hy Viên dầm mưa trên phố sau tin vợ cũ qua đời vì bệnh cúmNo.1 Hot seach: Chồng cũ Từ Hy Viên dầm mưa trên phố sau tin vợ cũ qua đời vì bệnh cúm
08:55:30 04/02/2025
Đợi mãi mùng 5 mới thấy con trai đưa cả nhà về chúc Tết, bố mẹ tôi nghẹn đắng khi nhận được túi quà từ tay con dâuĐợi mãi mùng 5 mới thấy con trai đưa cả nhà về chúc Tết, bố mẹ tôi nghẹn đắng khi nhận được túi quà từ tay con dâu
05:46:11 04/02/2025

Tin mới nhất

Cách cải thiện sức khỏe đường ruột

Cách cải thiện sức khỏe đường ruột

09:38:11 03/02/2025
Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đồng thời giúp duy trì sức khỏe của đường ruột.
Ba không khi ăn hạt bí

Ba không khi ăn hạt bí

14:46:57 02/02/2025
Bằng cách ăn vừa đủ, bảo quản đúng cách và chọn phương pháp chế biến lành mạnh, bạn có thể tận hưởng lợi ích của hạt bí một cách tốt nhất mà không gặp phải những rủi ro tiềm ẩn.
Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

11:24:42 02/02/2025
Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy người có dấu hiệu ngộ độc rượu, nên nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong lúc đó, giữ họ ngồi thẳng, cho uống nước nếu còn tỉnh, che bằng chăn hoặc áo lạnh tránh gió.
Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

11:21:54 02/02/2025
Cho dù bạn bị hội chứng ruột kích thích, đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn hay chỉ hy vọng duy trì ổn định đường ruột khỏe mạnh thì việc đối mặt với thực đơn phong phú các món ăn ngày Tết là một thử thách cần phải vượt qua.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định

Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định

09:11:26 02/02/2025
Bước đầu tiên để thiền thành công là tìm một không gian mà bạn có thể hoàn toàn bình tĩnh và thư giãn. Không gian đó không có sự xao nhãng, an toàn và quen thuộc với tâm trí và cơ thể bạn.
Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?

Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?

09:04:04 02/02/2025
Thức ăn hàng ngày rất quan trọng trong việc điều trị rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi, để đảm bảo sức khỏe người bệnh cần ăn theo một thực đơn hợp lý.
Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

09:01:27 02/02/2025
Mỗi loại hạt sẽ có ưu thế về dinh dưỡng riêng. Nắm được thành phần dinh dưỡng và công dụng của các hạt có thể giúp chúng ta lựa chọn hạt phù hợp nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

08:57:57 02/02/2025
Trong 24 giờ qua, tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông là 3.727 người, nâng tổng số ca khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông trong 8 ngày nghỉ Tết là 24.054 người.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu

7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu

11:57:27 01/02/2025
Bắt đầu với hai bàn chân rộng bằng hông. Đặt tay lên hông hoặc bám vào lưng ghế chắc chắn. Sau đó, từ từ uốn cong đầu gối cho đến khi mông gần chạm sàn.

Có thể bạn quan tâm

Mua bán trái phép ma túy ở cổng chùa

Mua bán trái phép ma túy ở cổng chùa

Pháp luật

09:46:43 04/02/2025
Lê Văn Thanh bị công an bắt quả tang khi đang có hành vi mua bán trái phép chất ma túy ở khu vực cổng chùa My Sơn (Hải Phòng).
Mùng 1 Tết, nữ cán bộ phường giật mình với cuộc điện thoại lúc nửa đêm

Mùng 1 Tết, nữ cán bộ phường giật mình với cuộc điện thoại lúc nửa đêm

Tin nổi bật

09:42:02 04/02/2025
Trong ca trực những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, chị Huệ cán bộ văn phòng một cửa UBND phường Dịch Vọng (Hà Nội) 2 lần nhận được điện thoại của công dân về việc đề nghị làm thủ tục khai tử cho người thân.
Động thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đào

Động thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đào

Thế giới

09:10:36 04/02/2025
Ông Trump đã nhắc lại cảnh báo của mình vào sáng 2/2, nói với các phóng viên rằng Trung Quốc đang điều hành Kênh đào Panama và Mỹ sẽ lấy lại kênh đào hoặc sẽ có một điều gì đó rất mạnh mẽ xảy ra.
Nhan sắc thật của Song Hye Kyo khiến dân tình sốc nặng

Nhan sắc thật của Song Hye Kyo khiến dân tình sốc nặng

Hậu trường phim

08:58:18 04/02/2025
Những bức ảnh tại buổi họp báo phim điện ảnh Dark Nuns lại khiến Song Hye Kyo nhận về nhiều trái chiều về ngoại hình.
Nhà hàng lẩu kiếm được tiền tỷ trong dịp Tết, ông chủ quyết định tặng hết cho nhân viên

Nhà hàng lẩu kiếm được tiền tỷ trong dịp Tết, ông chủ quyết định tặng hết cho nhân viên

Netizen

08:49:13 04/02/2025
Chủ quán lẩu ở Tô Châu chia sẻ toàn bộ lợi nhuận 532.000 nhân dân tệ (1,8 tỷ đồng) cho nhân viên trong dịp Tết.
Hoa hậu Kỳ Duyên: "Tôi là người rõ ràng và dứt khoát trong chuyện tình cảm"

Hoa hậu Kỳ Duyên: "Tôi là người rõ ràng và dứt khoát trong chuyện tình cảm"

Sao việt

08:48:38 04/02/2025
Tôi thấy mình có sự tương đồng với Karen ở khía cạnh này. Trong cuộc sống, tôi cũng là một người rõ ràng và dứt khoát trong chuyện tình cảm.
Dâu hào môn bạc tỉ lên đồ chơi Tết: Tông đỏ phủ sóng, 2 người không mặc áo dài

Dâu hào môn bạc tỉ lên đồ chơi Tết: Tông đỏ phủ sóng, 2 người không mặc áo dài

Phong cách sao

08:44:45 04/02/2025
Trong không khí rộn ràng của những ngày tết Ất Tỵ 2025 cũng là lúc cư dân mạng được chiêu đãi những bộ ảnh khai xuân của hàng loạt mỹ nhân Việt.
Phối đồ cho nàng thích đi giày bệt: 10 set nổi bật và tôn dáng không kém giày cao gót

Phối đồ cho nàng thích đi giày bệt: 10 set nổi bật và tôn dáng không kém giày cao gót

Thời trang

08:37:34 04/02/2025
Giày cao gót hack dáng tối ưu, ghi điểm sang trọng nhưng không phải là lựa chọn yêu thích của mọi chị em. Vẫn có rất nhiều nàng ưa chuộng giày bệt hơn giày cao gót.
Sao Hàn 4/2: Chồng Từ Hy Viên đột ngột mất liên lạc sau khi vợ qua đời

Sao Hàn 4/2: Chồng Từ Hy Viên đột ngột mất liên lạc sau khi vợ qua đời

Sao châu á

08:35:06 04/02/2025
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin DJ Koo Jun Yup - chồng của Từ Hy Viên đột ngột mất liên lạc, không trả lời bất kỳ cuộc gọi nào từ gia đình, bạn bè.
Song Hye Kyo như "sách mẫu" của tóc bob ngắn: Từ thanh lịch đến cá tính qua từng thời kỳ

Song Hye Kyo như "sách mẫu" của tóc bob ngắn: Từ thanh lịch đến cá tính qua từng thời kỳ

Làm đẹp

08:32:05 04/02/2025
Muốn cắt tóc ngắn? Hãy tham khảo ngay Song Hye Kyo! Bài viết này sẽ tổng hợp những kiểu tóc ngắn của Song Hye Kyo qua từng giai đoạn, mỗi kiểu đều là một gợi ý hoàn hảo đáng thử.
Visual nức nở của em gái kế nhiệm nhóm nữ đại mỹ nhân

Visual nức nở của em gái kế nhiệm nhóm nữ đại mỹ nhân

Nhạc quốc tế

07:47:22 04/02/2025
Tối 2/2, SM tung trailer giới thiệu nhóm nữ mới Hearts2Hearts khiến fan Kpop chú ý. Đây là nhóm nữ đầu tiên của đế chế giải trí Hàn Quốc sau 4 năm kể từ aespa.