Bộ Y tế thông tin về bệnh do virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng đã báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người ( Human Metapneumovirus – HMPV) tại Trung Quốc.
Ngày 2/1/2025, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19.
Nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus và thông tin về việc công bố tình trạng khẩn cấp hay việc quá tải các lò hỏa tảng cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Ngay sau khi ghi nhận các thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (tại Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương) và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc) để xác minh, cập nhật thông tin.
Hiện tại, WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy, tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông, báo chí và mạng xã hội nêu trên.
Theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, human metapneumovirus (HMPV) và rhinovirus; các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễ.m trùn.g đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, Mycoplasma pneumoniae và human metapneumovirus (HMPV).
Video đang HOT
Virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) được nhận định lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19. Ảnh minh họa.
Trung Quốc đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, bao gồm các tác nhân chính là virus cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở tr.ẻ e.m (RSV), human metapneumovirus (HMPV).
Cũng theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có triệu chứng giống cúm thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 4/1/2025, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm tại quốc gia này.
Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.
Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với WHO, cơ quan đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng.
Trước đó, ngày 16/12/2024, Cục Y tế dự phòng đã có công văn số 1432/DP-DT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố để chủ động công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân.
Trung Quốc khuyến nghị biện pháp phòng ngừa dịch cúm ở tr.ẻ e.m
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, tỷ lệ nhiễ.m trùn.g đường hô hấp ở Trung Quốc đang gia tăng, đặc biệt tỷ lệ phát hiện dương tính với virus cúm có sự gia tăng đáng kể.
Bệnh nhi ngồi chờ tại bệnh viện đông người ở Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP
Tại cuộc họp báo mới đây do Ủy ban Y tế và sức khỏe quốc gia Trung Quốc tổ chức, các chuyên gia cho biết, nhiễ.m trùn.g đường hô hấp ở tr.ẻ e.m hiện chủ yếu do virus và vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae - tác nhân gây bệnh viêm phổi. Trong đó, virus cúm là nguyên nhân chính.
Bác sĩ Vương Thuyên, Chủ nhiệm khoa Nhi, Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh, cho biết kết quả giám sát cho thấy virus cúm là mầm bệnh phổ biến nhất ở trẻ từ 0-14 tuổ.i. Khi trẻ bị nhiễm cúm, các triệu chứng thường sốt kéo dài 2-3 ngày, kèm theo các biểu hiện toàn thân như đau cơ, đau đầu, ho, chảy nước mũi, đau họng, và đôi khi là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng.
Đối với tr.ẻ e.m từ 6 tháng đến 5 tuổ.i, nhiều phụ huynh lo lắng về nguy cơ co giật do sốt cao. Bác sĩ Vương Thuyên giải thích, co giật do sốt thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5C. Trẻ bị co giật thường có biểu hiện tứ chi cứng ngắc, co giật, hàm răng cắn chặt. Thông thường, tình trạng này tự kết thúc sau 3-5 phút.
Bác sĩ Vương Thuyên khuyến cáo phụ huynh cần đặt trẻ trên mặt phẳng an toàn, như giường hoặc thảm, và tránh làm ba việc sau: không nhét bất cứ vật gì vào miệng trẻ; không cho trẻ ăn uống hoặc dùng thuố.c trong lúc co giật; không cố gắng ngăn chặn cơn co giật bằng cách giữ chặt tứ chi trẻ.
Sau khi trẻ ngừng co giật, cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, phải nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.
Vì cúm là bệnh do virus gây ra, thuố.c kháng sinh không có tác dụng. Phụ huynh được khuyến cáo sử dụng thuố.c hạ sốt phù hợp để giảm bớt khó chịu cho trẻ.
Bác sĩ Cung Yến Băng, Chủ nhiệm Bệnh viện Đông Trực Môn thuộc Đại học Đông y Bắc Kinh, nhấn mạnh vai trò của các biện pháp Đông y trong việc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch để phòng ngừa cúm. Ông khuyến cáo mọi người giữ ấm cổ và đầu, đội mũ và quàng khăn khi ra ngoài để tránh nhiễm lạnh.
Với tình trạng tỷ lệ cúm gia tăng, người dân được khuyến nghị tăng cường các biện pháp phòng ngừa, chú trọng vệ sinh cá nhân và theo dõi sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình.
Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV Theo kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ, ngày 4/1, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng trấn an trước những lo ngại về nguy cơ xuất hiện cuộc khủng hoảng y tế khác hậu COVID-19 khi các tài khoản mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh và video cho thấy các bệnh viện ở Trung Quốc quá tải do bệnh nhân...