Bộ Y tế thông báo tăng hạn 6 lô vắc xin Pfizer
6 lô vắc xin có hạn dùng cũ ghi trên bao bì từ tháng 10-2021 đến tháng 3-2022 đã được Bộ Y tế thông báo cập nhật hạn dùng mới từ tháng 1 đến tháng 6-2022, tức là tăng 3 tháng so với hạn cũ.
Bộ Y tế giải thích việc tăng hạn áp dụng toàn cầu.
Theo thông cáo sáng nay 20-12 của Bộ Y tế, 6 lô vắc xin Comirnaty (Pfizer) có hạn dùng từ tháng 10-2021 đến tháng 3-2022, nay được tăng hạn sử dụng thêm 3 tháng, hạn dùng mới từ tháng 1 đến tháng 6-2022.
“Ngày 12-6-2021, Bộ Y tế ban hành quyết định 2908 phê duyệt có điều kiện vắc xin Comirnaty cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19. Vắc xin Comirnaty được phê duyệt để sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên, hạn dùng 6 tháng” – Bộ Y tế cho biết.
Ngày 22-8, 10-9 và 20-9-2021, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan Quản lý dược châu Âu (EMA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt việc tăng hạn dùng của vắc xin Comirnaty từ 6 tháng lên 9 tháng kể từ ngày sản xuất, ở điều kiện bảo quản từ -90 độ C đến -60 độ C.
Trên cơ sở dữ liệu khoa học đánh giá độ ổn định của vắc xin Comirnaty do Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) cập nhật và sự phê duyệt của FDA, EMA và WHO, ngày 22-10-2021, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế có công văn đồng ý tăng hạn dùng của vắc xin Comirnaty ở điều kiện bảo quản từ -90 độ C đến -60 độ C.
Trước 6 lô vắc xin này đã có 2 lô hạn dùng tháng 11-2021 được cập nhật hạn dùng mới. Đến nay thêm 6 lô vắc xin có hạn dùng trên nhãn 6 tháng gồm lô hạn dùng tháng 10-2021, tháng 11-2021, tháng 12-2021, tháng 1-2022, tháng 2-2022, tháng 3-2022.
Theo Bộ Y tế, hạn dùng cập nhật mới tăng thêm 3 tháng lần lượt tháng 1-2022, tháng 2-2022, tháng 3-2022, tháng 4-2022, tháng 5-2022, tháng 6-2022.
Bộ Y tế cho rằng việc tăng hạn dùng đối với vắc xin Comirnaty được áp dụng chung trên toàn cầu, không làm thay đổi chất lượng, an toàn, hiệu quả của vắc xin, được sử dụng cho tất cả các đối tượng từ 12 tuổi trở lên.
“Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các lô vắc xin Comirnaty (Pfizer BioNTech COVID-19 vắc xin) được tăng hạn nêu trên được sử dụng cho tất cả các đối tượng từ 12 tuổi trở lên.
Truyền thông, tư vấn cho các đối tượng tiêm chủng, cha mẹ trẻ những thông tin đầy đủ về hạn dùng của vắc xin nêu trên. Địa phương nào để vắc xin hết hạn do không sử dụng, phải tiêu hủy thì giám đốc sở y tế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm” – thông báo của Bộ Y tế nêu.
Trước đó, hôm 29-11, Bộ Y tế đã có quyết định tăng hạn cho 2 lô vắc xin Comirnaty, trong khi hạn dùng cũ của 2 lô này là 30-11, sáng 1-12 triển khai tiêm chủng cho học sinh nhiều tỉnh thành trong đó có Hà Nội.
Do không thông báo rõ từ trước, việc tăng hạn vắc xin 1 ngày trước khi tiêm đã làm phụ huynh rất lo lắng. Gần đây Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế làm tốt hơn công tác truyền thông về phòng chống dịch COVID-19 .
Bộ Y tế: Dự kiến tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em trong tháng 10.2021
Lãnh đạo nhiều bệnh viện sản, nhi tại TP.HCM kiến nghị sớm tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em, nhất là trong bối cảnh TP.HCM chuẩn bị cho học sinh đến trường vào tháng 1.2022
Tại buổi tiếp xúc cử tri ngành y tế của Đoàn ĐBQH TP.HCM diễn ra sáng 9.10, nhiều ý kiến cử tri đã nêu tính cấp thiết về tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết Việt Nam hiện có khoảng 25 triệu trẻ em, riêng TP.HCM có khoảng 1,8 triệu người trong độ tuổi 5 - 18 tuổi.
70,3% người từ 18 tuổi tại TP.HCM đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19
Khi tỷ lệ chích ngừa cho người trên 18 tuổi ngày càng lớn thì làn sóng nguy hiểm sẽ dồn cho trẻ em. BS Hùng dẫn chứng tại Mỹ, chỉ trong 2 tuần cuối tháng 9 đã ghi nhận hơn 500.000 trẻ nhập viện do chủng Delta lây nhiễm rất nhanh. Mặt khác, khi trẻ em trở lại trường học vào tháng 9 cũng khiến tỷ lệ nhiễm của nhóm này tăng nhanh.
Thống kê tại TP.HCM có khoảng 1,8 triệu người dân từ 5 - 18 tuổi. Ảnh ĐỘC LẬP
Vị bác sĩ này cũng cho biết Việt Nam đã đặt mua hàng chục triệu liều vắc xin Pfizer của Mỹ và Abdala của Cuba - là 2 loại vắc xin đã được nhiều nước tiêm chủng cho trẻ em. TP.HCM dự kiến cho trẻ em đến trường từ tháng 1.2022 nên thành phố còn 3 tháng để đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em bởi đây là đối tượng nhạy cảm, nhất là những em có bệnh lý nền và béo phì.
Đồng quan điểm, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em.
BS Tuyết dẫn chứng nhiều nước trên thế giới đã triển khai tiêm cho trẻ em 12-18 tuổi, có nước còn kiến nghị tiêm cho trẻ 5-12 tuổi, thậm chí trên 2 tuổi; việc tiêm chủng cho trẻ em cũng được minh chứng là an toàn, hiệu quả.
Bản tin Covid-19 ngày 8.10: TP.HCM thích ứng với bình thường mới
Trong khi đó, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM Lê Trường Giang thì đề nghị kéo giảm tỷ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi từ 80% xuống còn 70% và dành tỷ lệ này để tiêm cho trẻ em.
Trả lời kiến nghị cử tri, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em, dự kiến tháng 10.2021 sẽ tiêm cho trẻ em từ 12 - 18 tuổi, sau đó mở rộng xuống các độ tuổi thấp hơn. Vắc xin dự kiến tiêm là Pfizer của Mỹ và Abdala của Cuba.
TPHCM chính thức rút ngắn thời gian tối thiểu 6 tuần giữa 2 mũi AstraZeneca UBND TPHCM đã đồng ý đề xuất của Sở Y tế về việc rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 xuống còn tối thiểu 6 tuần cho người đã tiêm mũi một vắc xin Covid-19 AstraZeneca. Sáng 24/9, văn phòng UBND TPHCM, đã có văn bản khẩn gửi Sở Y tế thành phố nhằm truyền đạt ý kiến của ông Dương Anh Đức,...