Bộ Y tế tập huấn an toàn tiêm chủng, sẵn sàng cho chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 lớn nhất lịch sử
Để đạt được miễn dịch cộng đồng, phải tiêm trên 75% dân số, 100 triệu dân tại Việt Nam phải thực hiện 70-75 triệu người, tương đương với 150 triệu mũi tiêm an toàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Hải Dương – Ảnh: PHẠM TUẤN
Sáng 19-6, tại Bộ Y tế, đã tổ chức buổi tập huấn an toàn tiêm chủng trực tuyến, với trên 700 điểm cầu trên toàn quốc. Buổi tập huấn được GS.TS Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban An toàn tiêm chủng Bộ Y tế chủ trì.
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, đằng sau mỗi mũi tiêm là sức khỏe, tính mạng của mỗi con người. Để đảm bảo công tác tiêm chủng, ngành Y tế phải nỗ lực từng khâu từ giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vắc xin để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có).
“Các cán bộ y tế phải thực hiện đúng các hướng dẫn chuyên môn, quan tâm đến công tác xử trí, cấp cứu, đảm bảo tiêm mũi nào, an toàn mũi tiêm ấy”, ông Thuấn nói tại buổi tập huấn.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, phó Trưởng ban An toàn tiêm chủng của Bộ Y tế, cho biết, để đạt được miễn dịch cộng đồng, phải tiêm trên 75% dân số, 100 triệu dân tại Việt Nam phải thực hiện 70-75 triệu người, tương đương với 150 triệu mũi tiêm an toàn.
“Trong thời gian qua đã ghi nhận một số phản ứng bất lợi, phản vệ độ 3, độ 4 tại một số địa phương và so với thế giới tỉ lệ tai biến tiêm chủng của Việt Nam ở mức thấp, nhưng không được phép chủ quan. Ai cũng có thể tiêm được nhưng xử trí cấp cứu chỉ có bác sỹ xử trí được”, PGS Khuê lưu ý.
Theo Bộ Y tế, hiện hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam có 1.400 bệnh viện công, hơn 300 bệnh viện ngoài công lập, 30 phòng khám ngoài công lập, 11.000 trạm y tế, bên cạnh đó hệ thống y tế ngành, y tế công an, y ế quân đội cũng phải tham gia vào chiến dịch tiêm chủng này.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, chủ tịch Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, cho biết cơ chế bệnh sinh và lây của COVID-19 đã rõ ràng, các biến thể COVID-19 lây lan nhanh, từ giọt bắn sang lây qua đường không khí, khoảng cách 2m không còn là an toàn đối với những nơi không thông khí, tập trung đông người.
“COVID-19 ẩn dưới nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thời gian ủ bệnh nên nguy cơ bùng phát dịch luôn hiện hữu. Do đó, ngoài thực hiện 5K phải viêm vắc xin là biện pháp chống dịch hữu hiệu hiện nay”, GS.TS Kính nhấn mạnh
Ông Kính cho biết thêm, mục đích quan trọng của việc sàng lọc tiêm chủng là phát hiện và phân loại các đối tượng đủ tiêu chuẩn tiêm vắc xin (có nhiều loại vắc xin khác nhau), sàng lọc sớm, xử trí kịp thời và hạn chế tối đa những tai biến.
“Có 4 nhóm đối tượng trong sàng lọc gồm nhóm đủ điều kiện tiêm ngay; nhóm thận trọng, nhóm trì hoãn và nhóm chống chỉ định”, GS.TS Kính nói.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 18-6, tổng số người được tiêm lên trên 2,2 triệu người, trong đó có gần 106.000 người được tiêm đủ 2 mũi.
Đến nay, trong số người đã tiêm, khoảng 14-20% có phản ứng sau tiêm, tỉ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế thế giới
TP.HCM đề xuất doanh nghiệp được nhập khẩu vắc xin Covid-19 tiêm cho nhân viên
UBND TP.HCM cho rằng để đạt miễn dịch cộng đồng thì phải tiêm vắc xin Covid-19 cho 70% dân số, và việc cho phép doanh nghiệp chủ động mua vắc xin để tiêm cho nhân viên sẽ giúp đẩy nhanh chiến lược này.
TP.HCM đề xuất cho phép doanh nghiệp nhập khẩu và tiêm vắc xin cho nhân viên
ẢNH: ĐỘC LẬP
UBND TP.HCM vừa trình Thủ tướng tờ trình về việc mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn trong bối cảnh dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng với sự xuất hiện và lây nhiễm mạnh của các biến chủng virus SARS-CoV-2.
Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết toàn thành phố có trên 7,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên; tổng số công nhân và người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong các khu công nghiệp khoảng 1,6 triệu người.
TP.HCM: 5 triệu liều vắc xin Covid-19 đang được đàm phán
Tuy nhiên, hiện TP.HCM mới nhận được 140.000 liều vắc xin phòng Covid-19 và triển khai tiêm phòng được 64.366 người được tiêm 1 mũi và 10.179 người tiêm đủ 2 mũi. Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số thành phố thông qua tiêm phòng vắc xin là vấn đề cấp bách.
Do đó, UBND TP.HCM đề nghị Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM được chủ động đàm phán tìm nguồn vắc xin từ các nhà sản xuất, phân phối có uy tín trên thế giới, được nhập khẩu hoặc thuê các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vắc xin để nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19 về Việt Nam.
Để đạt miễn dịch cộng đồng, TP.HCM phải tiêm chủng cho 70% dân số . ẢNH: ĐỘC LẬP
Về việc tổ chức tiêm chủng đối với nguồn vắc xin do doanh nghiệp tự nhập khẩu hoặc thuê nhập khẩu, UBND TP.HCM đề xuất sau khi vắc xin được Bộ Y tế cấp phép, nhập khẩu về Việt Nam và được kiểm định đảm bảo chất lượng, đề nghị Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp được ký hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng tiêm chủng triển khai việc tiêm vắc xin cho toàn thể cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp.
Việc tổ chức tiêm chủng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, chất lượng, giá dịch vụ tiêm chủng theo hợp đồng thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đơn vị tiêm chủng.
UBND TP.HCM đề xuất trên xuất phát từ chiến lược vắc xin và chủ trương về xã hội hóa trong việc mua, nhập khẩu và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ. Việc này cũng giúp đẩy nhanh tiến độ tiếp cận các nguồn cung vắc xin đa dạng thông qua các biện pháp khác nhau.
Chủ tịch Quốc hội: lên kế hoạch tiêm vắc xin để sớm đạt miễn dịch cộng đồng Quan điểm của Bộ Chính trị là tiếp tục thực hiện giải pháp 5K công nghệ và coi vấn đề tiêm chủng vắc xin là chiến lược và nghiên cứu vắc xin cho trẻ em. Có kế hoạch, lịch trình cụ thể để tiêm vắc xin nhằm sớm đạt được miễn dịch cộng đồng. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì...