Bộ Y tế sẵn sàng kịch bản khi có hàng nghìn người mắc COVID-19 mỗi ngày
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ chuẩn bị sẵn sàng kịch bản chống dịch khi có hàng nghìn người mắc COVID-19 mỗi ngày.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng nay (18/7), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch bệnh trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực và xuất hiện các biến chủng mới được cảnh báo nguy hiểm hơn. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp của dịch, Bộ Y tế đã lên kế hoạch và chuẩn bị cho kịch bản chống dịch khi có hàng nghìn ca mắc mỗi ngày.
Nguy cơ bùng phát dịch là hiện hữu, kể cả tại các quốc gia đã đạt được độ bao phủ tiêm chủng cao.
Tại Việt Nam, đợt dịch này với biến chủng Delta khả năng lây lan rất nhanh, đã được ghi nhận tại 58/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, TP.HCM và một số tỉnh miền Nam đang diễn biến phức tạp với số mắc liên tục gia tăng do dịch bệnh đã lây lan ra cộng đồng, với các chuỗi lây nhiễm, ổ dịch chưa xác định được nguồn lây.
Trong đợt dịch lần này, Việt Nam sử dụng sinh phẩm chẩn đoán ở mức cao hơn nhiều, tăng thêm 10 triệu test, so với đợt dịch trước là 2 triệu test. Với kinh nghiệm chống dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh vừa qua, lực lượng y tế có thể thực hiện gộp 3 – 5 với test nhanh cho kết quả tương đương khi làm gộp test PCR.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Về điều trị, Bộ Y tế chia 3 tầng điều trị, với bệnh nhân không có triệu chứng được điều trị tại cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ban đầu, những đòi hỏi về mặt y tế ở mức độ trung bình.
Video đang HOT
Với các bệnh nhân có triệu chứng và có thể tiến triển thành bệnh nhân nặng thì điều trị các cơ sở y tế, các cơ sở này từ bệnh viện tuyến huyện trở lên.
Với bệnh nhân nặng, nguy kịch, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các địa phương thành lập đơn nguyên hay trung tâm hồi sức tích cực để phục vụ điều trị bệnh nhân nặng.
Song song đó, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ tại các khu vực hình thành các trung tâm điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch để có thể thực hiện tất cả các biện pháp chuyên môn kỹ thuật điều trị, cấp cứu bệnh nhân.
Để đảm bảo trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao để chống dịch, Bộ Y tế đã lên phương án đàm phán trực tiếp để mua test từ các nhà sản xuất nước ngoài và thúc đẩy sản xuất trong nước. Đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính… đàm phán mua máy móc phục vụ điều trị và hồi sức cho bệnh nhân COVID-19.
Người đứng đầu ngành Y tế cho biết, dù vận động được viện trợ kit test, nhưng nhu cầu thực tế để chống dịch còn rất cao. Do đó, Bộ Y tế lên phương án đàm phán trực tiếp để mua test và máy móc, thiết bị y tế từ các nhà sản xuất nước ngoài, đồng thời tăng cường sản xuất trong nước. Các sinh phẩm xét nghiệm sẽ ngay lập tức được chuyển về các vùng có dịch một cách công khai minh bạch.
Với TP.HCM, Bộ Y tế đã cấp các máy thở chức năng cao cho Bệnh viện Hồi sức COVID-19 để phục vụ điều trị bệnh nhân nặng. Đồng thời, Bộ Y tế thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TP.HCM và sẽ điều phối 2.000 máy thở cho kho dự trữ này.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế, TP.HCM đã ghi nhận 29.081 người mắc COVID-19, tăng 8.904 ca so với tuần trước đó, số ca mắc trung bình trong 7 ngày qua khoảng 1.500 ca/ngày và có xu hướng gia tăng liên tục qua từng ngày.
Hiện TP.HCM có 72 chuỗi lây nhiễm/ổ dịch trên địa bàn tỉnh, trong đó 45 chuỗi/ổ dịch ổn định và 27 ổ dịch đang diễn biến (6 chợ, 11 khu dân cư, 10 công ty, khu công nghiệp). Thành phố cũng phát hiện thêm 1 chuỗi lây nhiễm mới tại chợ Cầu Muối quận 1 liên quan chợ đầu mối Thủ Đức, phát hiện từ hoạt động tầm soát cộng đồng.
Nhiều người đã di chuyển đi – đến TP.HCM trong thời gian trước đó, có thể mang mầm bệnh nhưng chưa được phát hiện. Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung, miền Bắc (từ tỉnh Phú Yên trở ra) số ca mắc mới trong tuần hầu hết giảm so với tuần trước đó.
Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh bùng phát là hiện hữu do người trở về địa phương có lịch sử đi lại, trở về từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, cần thực hiện nghiêm các biện pháp giám sát, theo dõi và khai báo y tế.
Từ 0h ngày 19/7, 19 tỉnh thành miền Nam sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, TP Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.
'TP HCM sẽ ghi nhận ca nhiễm ở mức cao trong vài ngày tới'
TP HCM sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao vài ngày tới, trước khi ổn định và từng bước kiểm soát tình hình lúc kết thúc thực hiện Chỉ thị 16, theo Bộ trưởng Y tế.
Sáng 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam về phòng chống dịch bệnh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát (tháng 4/2021) đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 33.909 ca lây nhiễm cộng đồng; trong đó 7.547 người khỏi bệnh; 100 người tử vong. 11 tỉnh đã qua 14 này không ghi nhận ca nhiễm mới; 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát.
Ông Long nhận định, dịch bệnh trong nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, do biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh, đã ghi nhận tại 58 tỉnh, thành. Số ca nhiễm tại TP HCM và một số tỉnh phía Nam tiếp tục gia tăng. Dịch bệnh đã lây lan rộng, nhiều ổ dịch xảy ra tại các khu chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư đông người. Đây là lý do trong vài ngày tới TP HCM sẽ tiếp tục ghi nhận ca nhiễm ở mức cao trước khi ổn định.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Hoàng Thùy
Bộ Y tế đã điều động cán bộ, tình nguyện viên khoảng 10.000 người, với 24 đoàn hỗ trợ các quận huyện tại TP HCM để khẩn trương dập dịch.
Các địa phương tiếp giáp với TP HCM và khu vực phía nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai... cũng sẽ ghi nhận nhiều ca nhiễm mới. Các tỉnh miền bắc số ca nhiễm đã giảm, nhưng "nguy cơ dịch bệnh bùng phát là hiện hữu, do người trở về địa phương có lịch sử đi lại, trở về từ các tỉnh phía nam". Vì vậy, ông Long khuyến cáo các tỉnh cần thực hiện nghiêm giám sát, theo dõi, khai báo y tế.
Hôm qua 14/7, Bộ quyết định giảm thời gian cách ly tập trung F1 và người nhập cảnh từ 21 ngày xuống 14 ngày; hướng dẫn cách ly F1 tại nhà; hướng dẫn giảm thời gian điều trị F0 không có triệu chứng.
Từ cuối tháng 4/2021 đến nay, cả nước đã thực hiện được hơn 10 triệu mẫu xét nghiệm PCR. Bộ Y tế đã hướng dẫn hai phương pháp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và PCR; xét nghiệm mẫu gộp theo nhóm, hộ gia đình; thí điểm gộp mẫu kháng nguyên nhanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tham dự cuộc họp đánh giá sát, dự báo tình hình sắp tới; phân tích nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm.
"Tinh thần là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân là trên hết, trước hết. Các tỉnh đang có dịch phải ưu tiên số một cho việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Những nơi an toàn, điều kiện cho phép thì phải tổ chức sản xuất thật tốt để thực hiện mục tiêu kép", Thủ tướng nói.
VnExpress sẽ cập nhật thông tin về cuộc họp này.
Thủ tướng sẽ ban hành chỉ thị mới về chống dịch COVID-19 Bộ Y tế vừa trình Thủ tướng ban hành chỉ thị mới về phòng, chống dịch COVID-19 khi dịch bùng phát trên diện rộng, phức tạp, với sự xuất hiện của biến chủng Delta có khả năng lây lan rộng theo chùm, qua không khí. Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và chỉ đạo chống dịch tại Bệnh viện dã chiến thu dung...