Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống sốt xuất huyết đơn giản, thiết thực
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi vằn truyền. Bệnh thường xảy ra ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Bệnh hiện nay vẫn đang là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại BVĐK Đống Đa. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội
Vẫn phát hiện ra các ổ loăng quăng, bọ gậy
Theo các chuyên gia, nhiễm vi rút Dengue có những bệnh cảnh lâm sàng phong phú gồm những biểu hiện lâm sàng dạng nặng và dạng không nặng. Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh đột ngột khởi phát và trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Triệu chứng nặng của bệnh thường rõ ràng trong khoảng thời gian người bệnh hết sốt, tức là lúc chuyển từ giai đoạn sốt sang giai đoạn nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho hay, hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Véc tơ truyền bệnh là muỗi, do để phát sinh ra bọ gậy, lăng quăng truyền bệnh.
Video đang HOT
Công tác phòng chống SXH cơ bản, thiết thực quan trọng nhất chính là diệt lăng quăng, bọ gậy và điều này phải làm thường xuyên, hàng tuần, ngành y tế không thể làm thay được mà mỗi cá nhân, cộng đồng cần phải chung tay và thực hiện ngay tại hộ gia đình.
Đánh giá được tầm quan trọng của diệt lăng quăng (bọ gậy) trong phòng chống dịch sốt xuất huyết, các địa phương cũng đã chủ động thực hiện các giải pháp thiết thực. Theo Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm, 10/10 phường đã thành lập đội xung kích và tổ giám sát phòng, chống sốt xuất huyết (1083 người/10 phường).
Chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) đã được Bộ Y tế phát động, chỉ đạo trên toàn quốc, cao điểm trong tháng 6-7.2020, đến nay đã có ít nhất 47 địa phương trọng điểm triển khai, tuy nhiên công tác này cần duy trì thường xuyên, bền vững với sự tham gia của toàn dân và các ban ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp mới xử lý được các ổ bọ gậy nguồn truyền bệnh.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết. Ảnh: SYT HN
Dịch đang có xu hướng gia tăng do đang vào mùa mưa
Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, so với cùng kỳ năm 2019 số mắc và tử vong đều giảm. Cục Y tế dự phòng đánh giá không có sự bất thường về diễn biến dịch, xu hướng gia tăng số mắc các tuần gần đây cơ bản cũng như các năm trước, giai đoạn trước.
Tuy nhiên theo diễn biến chu kỳ dịch hàng năm, thời điểm hiện tại đang là mùa mưa, số mắc đang có xu hướng tăng nhanh nên người dân tuyệt đối không nên lơ là, chủ quan, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân, nhất là đang trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Với phương châm coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch ngay từ đầu năm như:
Ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế; Công văn chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch; tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát hỗ trợ địa phương trọng điểm; tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai phòng, chống dịch bệnh; tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế dự phòng, điều trị các tuyến; chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại khu vực nguy cơ cao…
Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống sốt xuất huyết
Ngày 13/7, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo mới nhất về phòng chống sốt xuất huyết.
Ảnh minh họa
Theo đó, Cục Y tế dự phòng cho biết, do đây là bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Bên cạnh đó, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng, bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh Trước tình hình sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng, bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh. Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến 15/9/2020, cả nước ghi nhận 65.046 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2019, số mắc giảm 65,6%,...