Bộ Y tế khuyến cáo 6 việc cần làm khi trẻ đi học bị sốt, ho, khó thở
Khi trẻ đến trường, Bộ Y tế lưu ý các trường không sử dụng điều hòa, vệ sinh khử khuẩn định kỳ, khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nhà trường cần đưa các em đến khu cách ly riêng.
Ngay sau khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở; Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện các bước sau đây:
1. Đưa học sinh đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh.
2. Y tế nhà trường phối hợp với cha mẹ khai thác tiền sử tiếp xúc của học sinh (trong vòng 14 ngày trước đó có đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần với những người đi về từ vùng dịch, người nghi ngờ, người có xét nghiệm dương tính với Covid-19).
3. Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế xã, phường hoặc y tế địa phương để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ.
4. Nếu không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Phối hợp với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần.
5. Nếu có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì phối hợp cơ quan y tế tại địa phương đưa học sinh đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị.
6. Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì nhà trường thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
Hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học
Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
Trước khi học sinh quay trở lại trường:
- Vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng).
- Khử khuẩn trường học 1 lần: Phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng…
Video đang HOT
Trong thời gian học sinh học tại trường
- Mỗi ngày 1 lần, sau buổi học: Lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.
- Mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày: Lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.
- Mỗi ngày 2 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh: Lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
- Mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.
- Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.
- Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày.
- Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với Covid-19 thì thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
Đến sáng ngày 21/4, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã trải qua 5 ngày không ghi nhận các ca mắc mới. Số ca mắc hiện vẫn là 268 trường hợp. Trong đó, có 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Nam Phương
Tổng hợp những dấu hiệu có thể bạn đã mắc COVID-19
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc COVID-19 bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy, ngoài những triệu chứng này, các dấu hiệu khác có thể chỉ ra nhiễm coronavirus...
Ảnh minh họa: Internet
Cảm thấy khó thở
Nếu cảm thấy bị ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực, đây có thể là dấu hiệu cơ thể báo động một người đang bị viêm phổi do virus mới gây ra. Lý do khó thở là do hội chứng suy hô cấp cấp tính hoặc thậm chí suy hô hấp trong một thời gian gắn, cũng là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp tử vong do virus Corona chủng mới. Vì thế, đây là triệu chứng rõ nét nhất và cũng nguy hiểm nhất gây ra bởi COVID-19.
Ho khan, đau họng
Ho khan, thậm chí có đờm đặc và bọt, khả năng cao là dấu hiệu của viêm phổi. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình, nghiêm trọng và phổ biến của COVID-19. Ho do COVID-19 gây ra sẽ không khỏi khi uống thuốc trị ho thông thường. Do đó, nếu cảm thấy ho nhiều, kéo dài, uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không đỡ, kết hợp với triệu chứng khó thở, người bệnh cần đi khám sức ngay tại các cơ sở được Nhà nước, Bộ Y tế công khai chỉ định. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Sốt cao
Được biết, không phải tất cả những trường hợp nhiễm COVID-19 đều bị sốt. Tuy nhiên, sốt cũng được coi là dấu hiệu, căn cứ để sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm. Mức độ sốt ở mỗi trường hợp nhiễm bệnh có thể khác nhau. Có những người thân nhiệt tăng rất cao song cũng có một số người chỉ bị sốt nhẹ.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) cho thấy, ngoài những triệu chứng này, các dấu hiệu khác có thể chỉ ra nhiễm COVID-19.
Mất mùi
Các chuyên gia tại Trường Y Harvard phát hiện ra rằng, một số tế bào trong mũi có chứa protein đóng vai trò là mục tiêu của coronavirus. Bằng cách nhắm mục tiêu vào chúng, virus xâm nhập vào cơ thể. Nhiễm trùng các tế bào này có thể dẫn đến mất mùi. Các nhà khoa học cho biết, những người có triệu chứng này có thể là một trong những người mang mầm bệnh góp phần vào sự lây lan nhanh chóng của COVID-19.
Ảnh minh họa: Internet
Viêm kết mạc
Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) đã báo cáo rằng, coronavirus có thể gây viêm kết mạc nhẹ. Trong trường hợp này, mắt có hiện tượng đỏ ngầu, nóng rát, hình thành mủ dính vào lông mi và ngứa cũng đã được quan sát.
Tiêu chảy
Một nghiên cứu trên 204 bệnh nhân ở Vũ Hán, nơi bắt đầu bùng phát COVID-19, cho thấy gần một nửa (48,5%) bệnh nhân đã đến bệnh viện với các vấn đề về tiêu hóa là triệu chứng chính của nhiễm trùng coronavirus, chủ yếu là bị tiêu chảy.
Đau bụng
Các chuyên gia Anh báo cáo rằng hiện tại các bệnh viện của nước này có sự gia tăng bệnh nhân mắc COVID-19. Những bệnh nhân mắc COVID-19 không có quá nhiều rối loạn hô hấp nhưng laị bị đau bụng. Theo các bác sĩ, đau bụng có thể là hậu quả của sự phát triển của viêm phổi (ở thùy dưới phổi).
Mệt mỏi
Theo WHO, khi bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường. Các chuyên gia khuyến cáo, khi xuất hiện của các triệu chứng này hãy ngừng tiếp xúc với người khác và không xuất hiện ở những nơi công cộng.
Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Ngoài ra, khi nghi ngờ bản thân đang mắc Covid-19, người đó có thể tuân thủ các bước sau để thực hiện tự cách ly tại nhà một cách đúng đắn và tuân thủ tiêu chuẩn an toàn:
- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi người được cách ly khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: ho, sốt, khó thở.
- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có nhu cầu.
- Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi cư trú.
- Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
- Hằng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi cư trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Làm gì, gọi số nào khi sốt, ho, khó thở nghi bị COVID-19? Bộ Y tế hướng dẫn các bước cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan. Đồ họa: VIỆT THÁI Theo Tuổi trẻ