Bộ Y tế: Gia hạn sử dụng vắc xin của nhà sản xuất không ảnh hưởng chất lượng
Việc tăng thời lượng vắc xin lên 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin – Bộ Y tế chính thức phản hồi về việc gia hạn sử dụng vắc xin phòng COVID-19 Pfizer.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – Ảnh: VIỆT DŨNG
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 2-12, Bộ Y tế nhận được đề nghị làm rõ việc gia hạn 3 triệu liều vắc xin thêm 3 tháng so với hạn dùng của nhà sản xuất.
“Tại sao Bộ Y tế không giải thích và công bố gia hạn khi có thông tin của hội đồng kiểm định, mà để đến ngày hết hạn mới công bố gia hạn? Điều này gây nghi ngờ và hoang mang cho người dân, nhất là với vắc xin tiêm cho trẻ em. Bộ Y tế giải thích thế nào về việc gia hạn vắc xin, kéo dài hạn sử dụng để người dân yên tâm?”, báo giới nêu băn khoăn với lãnh đạo Bộ Y tế.
Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định: “Việc tăng thời lượng vắc xin lên 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin”.
Theo ông Thuấn, việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu trong tiêm chủng cho tất cả các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Thuấn cho biết, từ thời điểm các cơ quan phê duyệt nói trên, các lô vắc xin Pfizer đã sản xuất trước đây có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng. Các quốc gia trên thế giới vẫn giữ nguyên nhãn trên lọ vắc xin theo hạn sử dụng của nhà sản xuất, và chỉ có thông báo riêng về tăng hạn sử dụng của vắc xin lên 9 tháng.
“Trong thời gian tới, nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vắc xin đến 12, 18 hoặc 24 tháng”, ông Thuấn cho hay.
Tại cuộc họp, ông Thuấn dẫn lại lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về việc gia hạn vắc xin Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế, Việt Nam không tự động gia hạn. Mọi vắc xin về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân.
Virus lây trong không khí, ca bệnh ở Việt Nam cách xa 10m vẫn mắc Covid-19
Việt Nam ghi nhận ca bệnh ngồi họp cách xa 10m vẫn mắc Covid-19, củng cố thêm bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây trong không khí.
Việt Nam đang trải qua làn sóng dịch thứ 4 với diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng nhanh. Từ 27/4 đến nay, cả nước đã ghi nhận 1.538 ca mắc tại 28 tỉnh, thành phố. Đây là đợt dịch có số ca mắc cao nhất từ trước đến nay tại nước ta.
Điểm đáng chú ý, trong đợt dịch lần này ghi nhận hệ số lây nhiễm rất cao do cùng lúc xuất hiện 2 biến chủng SARS-CoV-2 mạnh nhất hiện nay đến từ Ấn Độ, Anh và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 lây truyền trong không khí.
Bằng chứng, phân xưởng 4 của công ty Hosiden tại khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang từng ghi nhận tới 37,9% trên tổng số mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Bộ Y tế, chưa có đợt dịch nào tỉ lệ F1 dương tính lại cao như đợt dịch đang diễn ra.
Ông Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế chỉ rõ, ổ dịch tại công ty này lan nhanh do công nhân ngồi rất sát nhau, phòng làm việc sử dụng điều hoà, trần rất thấp, môi trường khép kín.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm tại khu công nghiệp Quang Châu, nơi công ty Hosiden hoạt động
Tại Hà Nội, ca bệnh 3669, nam 40 tuổi sống tại chung cư Booyoung, Hà Đông dù chỉ cùng tham dự buổi giới thiệu dự án với bệnh nhân 3634 - cựu giám đốc Hacinco vào sáng 11/5 trong 2 tiếng, ngồi cách xa hơn 10m nhưng sau hơn 1 ngày, anh cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Hay chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngày 29/4, liên quan đến 2 chuyên gia Trung Quốc ngồi hàng ghế 49 và 50 nhưng đến nay đã ghi nhận 11 ca mắc, dù không ngồi gần 2 vị khách này, khác hẳn với khuyến cáo trước đây cho rằng phạm vi nguy hiểm trong vòng 2 hàng ghế trước và sau.
Tương tự, chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngày 2/5 cũng ghi nhận hiện tượng tương tự. Vợ chồng bệnh nhân 3633 và 3634 lần lượt ngồi hàng ghế 13 và 15, bệnh nhân N.T.T. (ca bệnh 3777) ngồi hàng ghế 20 nhưng cũng dương tính.
Thực tế, các thông tin cho rằng SARS-CoV-2 lan truyền qua không khí đã râm ran trong giới khoa học từ năm ngoái. Song chỉ đến ngày 8/5 vừa qua, CDC Mỹ mới khẳng định thông tin này và lập tức cập nhật hướng dẫn về cách thức lây truyền của SARS-CoV-2.
Theo đó, ngoài lây truyền do hít phải các giọt bắn, chạm tay vào chỗ dính virus rồi đưa lên mũi, miệng, virus SARS-CoV-2 còn lây truyền qua các hạt siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường kín. Đồng nghĩa, một người dù ở xa hơn 2m vẫn có thể nhiễm virus.
Hướng dẫn mới thay thế nhận định ban đầu của CDC cho rằng việc lây nhiễm xảy ra do tiếp xúc gần, không phải lây truyền qua không khí.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sáng 10/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, Việt Nam đang ở trong tình trạng báo động cao do nguy cơ và khả năng lây nhiễm của virus mạnh.
"Biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh lây lan nhanh gấp 1,7 lần nhưng biến chủng của Ấn Độ còn lây nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí. Như vậy, đúng như bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam, những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín lây lan rất nhanh", Bộ trưởng nêu.
GS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết thêm, hiện thế giới đã ghi nhận hơn 4.000 biến chủng của virus SARS-CoV-2, nhưng chỉ một số chủng có tác động đến sự lây lan và tăng độc lực.
GS Kính cũng khẳng định, virus SARS-CoV-2 lây truyền qua đường không khí và giọt bắn. Đặc biệt biến chủng kép từ Ấn Độ có khả năng lan tràn rất nhanh.
Dù vậy, chuyên gia khuyến cáo, các biện pháp 5K, đặc biệt là khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách vẫn còn nguyên tác dụng với các biến chủng mới.
Thêm 30 ca COVID-19 mới Sáng 20/5, thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 30 ca COVID-19 mới lây lan trong cộng đồng. 30 ca mắc mới ( BN4691-BN4720 ) có Lạng Sơn (1), Ninh Bình (2), Thanh Hoá (1), Bắc Ninh (8), Hải Dương (5), Bắc Giang (13). Trong đó, số ca mới trong khu cách ly là 10 ca, số ca mới...