Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tiền cho phụ nữ sinh con thứ 2
Đại diện Cục Dân số Bộ Y tế cho biết dự thảo Luật Dân số đề xuất các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp sẽ hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2.
Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam đã được khống chế, đạt mức sinh thay thế, tức là trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam sinh khoảng 2,1 con. “Dù vậy nước ta cũng đối mặt tình trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nói tại hội thảo về mức sinh thấp sáng 10/11.
Theo bà Hương, bên cạnh 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao (trên 2,2 con), hiện có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (dưới 2 con), thậm chí một số nơi mức sinh rất thấp tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.
Các tỉnh, thành này gồm: TP.HCM, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An…
“Các tỉnh mức sinh thấp có quy mô dân số là gần 38 triệu người (chiếm gần 40% dân số cả nước), tác động rất lớn đến phát triển bền vững”, theo Thứ trưởng Liên Hương.
Ông Mai Trung Sơn, Cục Dân số, dẫn số liệu 4 lần Tổng điều tra dân số và nhà ở gần nhất cho thấy mức sinh của hầu hết các vùng kinh tế – xã hội đều giảm, riêng vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long “giảm rất sâu”.
Sự khác biệt trong mức sinh tại nước ta. Ảnh: Võ Thu
“Hiện mỗi phụ nữ ở vùng Đông Nam bộ chỉ còn 1,56 con/phụ nữ, đồng bằng sông Cửu Long là 1,8. Các chuyên gia cho rằng nếu mức sinh về dưới 1,3 con thì hầu như không có khả năng hồi phục về mức sinh thay thế”, ông Sơn nói. Trong khi đó, có năm mức sinh ở TP.HCM về còn 1,24 con, tương đương các nước châu Âu phát triển.
Video đang HOT
Với các vùng còn lại, mức sinh có giảm nhưng vẫn cao, Tây Nguyên hay miền núi phía Bắc phụ nữ vẫn sinh trên 2,4 con. Mức sinh ở đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung đang tăng cao trở lại.
Mức chênh lệch mức sinh ở các vùng không chỉ “đáng kể” mà theo ông Sơn ngày càng kéo khoảng cách rộng ra. Vì thế, các chính sách can thiệp mức sinh buộc phải khác biệt cho các vùng, miền, địa phương, không thể “cào bằng”.
Đại diện Cục Dân số cho biết đang tham mưu xây dựng dự thảo Luật Dân số, trong đó, đề xuất các biện pháp của nhà nước khuyến khích sinh đủ 2 con tại tỉnh, thành phố có mức sinh thấp.
“Đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2 mục đích là trong quá trình mang thai phụ nữ cần nghỉ làm, bồi dưỡng sức khỏe”, ông Sơn nói.
Cùng đó, dự thảo đề xuất miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học, đặc biệt các khu công nghiệp, khu chế xuất; Xây dựng môi trường cộng đồng phù hợp tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con,…
Các tỉnh, thành có mức sinh thấp cũng cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con mà cần khuyến khích sinh đủ 2 con. “Nếu không có biện pháp can thiệp thì tình hình rất quan ngại”, ông Sơn nói, thêm rằng các địa phương phải xác định thực trạng, xu hướng mức sinh của địa phương để có kế hoạch phù hợp thực tiễn.
Mức sinh thấp để lại hệ lụy lâu dài, chi phí chăm sóc sức khỏe và chi phí xã hội khác cao hơn, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, nói. Lượng người lao động, công nhân ít hơn cũng làm giảm khả năng cạnh tranh kinh tế, ít người tiêu dùng hơn, từ đó khiến tăng trưởng kinh tế thấp hơn và mức sống giảm đi.
Nhiều quốc gia khi đối diện tình trạng mức sinh giảm thấp đã liên tục đưa ra các biện pháp ngăn đà giảm. Ông Đức lấy ví dụ, tại Hàn Quốc, sau khi phá kỷ lục về tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, chính phủ đã tăng gấp 3 lần số tiền chi trả cho hoạt động khuyến sinh; tăng mạnh trợ cấp để khuyến khích các gia đình sinh thêm con. Bất chấp khó khăn trong chính sách tài chính, Hàn Quốc vẫn tăng hỗ trợ các gia đình. Trong khi tại Hungary, Thủ tướng nước này tuyên bố sinh 4 con trở lên sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân suốt đời…
Gần một nửa số trường hợp mang thai là ngoài ý muốn
Báo cáo mới nhất cho biết 0,9% nữ giới từ 15 - 24 tuổi tại VN từng quan hệ tình dục trước tuổi 15.
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tại VN, thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai trong thời gian qua, nước ta vẫn duy trì được mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) là 2,1 con.
Theo UNFPA, trên toàn cầu ước tính có khoảng 257 triệu phụ nữ muốn tránh thai nhưng chưa sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiện đại. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, mức sinh rất chênh lệch giữa các vùng miền, tỉnh thành, đặc biệt mức sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn cao, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình vẫn tiếp tục tăng lên.
Nhóm dân số vị thành niên/thanh niên (10 - 19 tuổi) hiện nay của nước ta là hơn 14 triệu người, chiếm 14,43% tổng dân số. Trong đó, nữ giới chiếm 48,33% tổng vị thành niên/thanh niên. Riêng nhóm tuổi từ 15 - 19 là 6,6 triệu người, chiếm 6,77% tổng dân số cả nước.
Kết quả Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ VN 2020 - 2021 cho thấy: Tỷ lệ phá thai chung được ước tính là 4,7 ca trên 1.000 phụ nữ. Mang thai ngoài ý muốn chiếm hơn một nửa số ca phá thai gần đây nhất (53,6%). 8,9% ca phá thai liên quan đến việc thất bại khi sử dụng biện pháp tránh thai. Lý do phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi chiếm tỷ lệ 1,6%.
Tỷ lệ nữ giới từ 15 - 24 tuổi từng quan hệ tình dục trước tuổi 15 là 0,9% và nam giới là 0,2%. Tỷ lệ nữ trong độ tuổi 20 - 24 tuổi kết hôn trước 18 tuổi còn cao (14,6%). Việc kết hôn sớm dẫn đến khả năng mang thai sớm và sinh con sớm, ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của chính vị thành niên/thanh niên.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đang phối hợp với các đối tác, đơn vị tài trợ triển khai các chương trình trang bị thông tin, kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, kế hoạch hóa gia đình và tình dục an toàn cho vị thành niên/thanh niên. Trong đó, quan tâm đến việc giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về bảo vệ sức khỏe của phụ nữ bao gồm cả vấn đề hạ thấp tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.
Theo Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), mỗi năm, gần một nửa số trường hợp mang thai trên thế giới, tương đương 121 triệu ca, là mang thai ngoài ý muốn. Hơn 60% số trường hợp mang thai ngoài ý muốn dẫn đến việc phá thai, và ước tính khoảng 45% số ca phá thai là không an toàn, chiếm 5 - 13% số ca tử vong mẹ. "Báo cáo này là lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Số trường hợp mang thai ngoài ý muốn quá lớn cho thấy thất bại toàn cầu trong việc bảo vệ những quyền con người cơ bản của phụ nữ và trẻ em gái", tiến sĩ Natalia Kanem, Giám đốc điều hành của UNFPA, nhận định.
72,8% phụ nữ 15 - 49 tuổi hiện đang có chồng hoặc chung sống như vợ chồng có sử dụng biện pháp tránh thai, trong đó 59,8% sử dụng các biện pháp hiện đại và 13% sử dụng các biện pháp truyền thống.
Biện pháp tránh thai truyền thống, hay còn gọi là tránh thai tự nhiên, là biện pháp không cần dụng cụ, không dùng thuốc men hay thủ thuật nào để ngăn cản sự thụ tinh, là biện pháp dựa theo vòng kinh để tính ngày trứng rụng nhằm tránh thời gian người phụ nữ dễ thụ thai.
Trong số các biện pháp tránh thai hiện đại, đặt vòng tránh thai vẫn là biện pháp chiếm ưu thế (23,7%), sau đó là thuốc tránh thai (16%) và bao cao su nam (15,3%); thuốc tiêm, que cấy dưới da và bao cao su nữ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại thấp hơn ở phụ nữ sống ở vùng Đông Nam bộ (53,6%) và thuộc nhóm dân tộc Khmer (52,4%).
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống cao hơn ở phụ nữ sống ở Tây nguyên (17,5%), vùng Đông Nam bộ (16,2%) và ở độ tuổi 40 - 49 (trên 16%).
(Nguồn: Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ VN 2020 - 2021)
Thúc đẩy hành động vì bình đẳng giới Sáng 27/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm...