Bộ Y tế đề xuất cấm cung cấp rượu bia miễn phí
Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới.
Theo chuyên gia, giảm quảng cáo là giảm được mức độ tiêu thụ của người uống
Ngày 25/5, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo góp ý dự án luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo đó, bà Trần Thị Trang, Vụ phó Pháp chế Bộ Y tế, cho biết, tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới.
Cụ thể: Số nam, nữ trên 15 tuổi có sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua tăng từ 70% và 6% năm 2010 lên 80% và gần 12% năm 2015. Người trẻ tuổi uống rượu bia đang gia tăng, trong đó tuổi vị thành niên, thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm.
Không những thế, nhu cầu sử dụng rượu bia có xu hướng tăng nhanh, nhất là bia. Mỗi người Việt Nam bình quân tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm (5 năm trước chỉ 3,8 lít). Đến năm 2025, dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 7 lít cồn một năm. Trên thế giới, mức tiêu thụ chỉ tăng từ 6,1 lít lên 6,2 lít và ổn định trong 15 năm qua.
Do đó, Dự thảo đề xuất cấm khuyến mại rượu bia trực tiếp cho người tiêu dùng; cấm dùng rượu bia làm giải thưởng cho các cuộc thi; cấm cung cấp rượu bia miễn phí.
Đồng thời, nghiêm cấm quảng cáo, giới thiệu rượu bia từ 15 độ trở lên. Loại dưới 15 độ thì cấm quảng cáo trên phương tiện giao thông, phương tiện quảng cáo ngoài trời, kênh truyền hình, phim… có đối tượng người xem là trẻ em. Cấm quảng cáo bia trên mạng xã hội.
Nghiên cứu trên 166 quốc gia cho thấy, có 10% nước cấm trên toàn bộ phương tiện truyền thông, 50% cấm một phần. Theo chuyên gia, giảm quảng cáo là giảm được mức độ tiêu thụ của người uống.
Video đang HOT
Rượu bia là đồ uống có khả năng gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên. Không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu bia mà tùy thuộc vào giới, tuổi, đặc điểm sinh học, mức độ, cách uống…
Tuy nhiên, dù chỉ uống dưới một lon bia 330 ml mỗi ngày vẫn có thể liên quan đến 7 loại ung thư phổ biến hiện nay là vú, vòm họng, tế bào vảy thực quản, gan, dạ dày, đại tràng, trực tràng… và có mối liên hệ với khoảng 30 loại ung thư khác.
Bộ Y tế cũng đề xuất các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đóng góp để lập Quỹ nâng cao sức khỏe (từ quỹ phòng chống tác hại thuốc lá) nhằm có kinh phí cho các hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia.
Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp rượu bia không đồng tình với đề xuất lập quỹ này; đồng thời cho rằng, sản lượng rượu bia thời gian qua giảm, đang có xu hướng chững lại chứ không tăng.
Đại diện một số công ty bia đề xuất nên bỏ phương bán bán rượu, bia theo giờ bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến phát triển du lịch, khách sạn, nhà hàng, quán bar… Không những thế, việc cấm này cũng khiến người tiêu dùng có xu hướng uống nhiều hơn hoặc thiếu trách nhiệm trước giờ cấm. Chưa kể, việc này còn thiếu tính khả thi trong hoạt động giám sát, kiểm tra, đặc biệt vào khung giờ cấm ban đêm.
Theo Danviet
Thay đổi thói quen tiêu dùng Tết, đừng coi tủ lạnh là bảo bối
Cục trưởng An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không nên coi tủ lạnh là bảo bối và nên thay đổi thói quen tiêu dùng ngày Tết.
Không tích thực phẩm quá nhiều
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, trong dịp Tết, các nhóm thực phẩm như rượu bia, nước giải khát, bánh kẹo, thịt... tăng hơn 10 lần so với ngày thường.
Đây cũng là dịp nghỉ lễ dài, thời tiết miền Bắc mưa phùn, độ ẩm cao, miền Nam nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Do đó người dân không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm.
Cục trưởng ATTP khuyên người dân thay đổi thói quen tiêu dùng ngày Tết
"Giờ chợ, siêu thị mùng 1, mùng 2 đều đã mở trở lại, bán đủ mặt hàng nên người dân cần thay đổi dần thói quen tiêu dùng ngày Tết. Đừng coi tủ lạnh là bảo bối vì đây không phải tủ đá, chỉ bảo quản thực phẩm được một thời gian nhất định", ông Phong khuyên.
Ngăn tủ lạnh chứa quá nhiều thực phẩm sẽ chặn luồng khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn, dễ gây hư hỏng thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Theo khuyến cáo, các loại thịt tươi để trong tủ lạnh tốt nhất nên dùng trong 3-5 ngày, cá 3 ngày. Với thức ăn chín, chỉ nên lưu cho bữa sau. Để lâu, thực phẩm chín sẽ sinh ra độc tố, ngay cả khi đun nấu, chỉ diệt được vi khuẩn còn độc tố do vi khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên.
Không rán bánh chưng mốc
Do đặc thù thời tiết dịp Tết nên các loại hạt như hướng dương, lạc, đậu, bánh chưng... rất dễ bị nấm mốc, sinh ra độc tố aflatoxin rất nguy hiểm.
Aflatoxin là loại độc tố cực độc với gan và có nguy cơ gây ung thư nếu ăn nhiều. Tuy nhiên người Việt hay có thói quen rửa nấm mốc rồi lại sử dụng. Như bánh chưng mốc, nhiều gia đình vẫn cắt phần đầu bánh bị mốc rồi rán ăn bình thường.
Bánh chưng mốc, dù có rán lên, độc tố vẫn còn nguyên
"Rửa, cắt nấm mốc chỉ đảm bảo nhãn quan bên ngoài, cái quan trọng là độc tố có trong nấm ngấm sâu trong thực phẩm mới nguy hiểm, gây hại cho cơ thể. Vì vậy người dân không nên tận dụng các sản phẩm đã bị nấm mốc", ông Phong nói.
Không uống rượu, bia không nguồn gốc
Cục trưởng ATTP khuyến cáo người dân không lạm dụng rượu bia, nhất là khi điều khiển phương tiện giao thông.
Nếu uống, nên hạn chế và sử dụng rượu bia có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh ngộ độc. Thực tế, BV Bạch Mai vừa qua đã tiếp nhận hàng loạt ca ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp methanol.
Những trường hợp này nguy cơ tử vong rất lớn, điều trị tốn kém, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng, trường hợp cứu sống có thể gặp các di chứng như mù, giảm thị lực, mất trí nhớ.
Tập trung mọi nguồn lực để kiểm nghiệm
Cục trưởng ATTP cho biết, để đảm bảo thực phẩm dịp Tết, Trung ương sẽ lập 6 đoàn, tập trung thanh tra tại 12 tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và các cửa khẩu. Tỉnh nào không thực hiện đánh dấu lại để xử lý, không để tình trạng trên rất quyết liệt nhưng dưới cứ ì ra.Các tỉnh, huyện, xã đều phải thành lập đoàn thanh tra liên ngành để giám sát thực phẩm dịp Tết gồm giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, quá trình giết mổ, bảo quản thực phẩm tươi sống, phụ gia... Các địa phương phải có phòng lấy mẫu, tập trung ưu tiên nguồn lực để kiểm nghiệm, tuyệt đối không để qua Tết mới có kết quả, cơ sở nào không đạt phải công bố ngay.
"Thanh lý" thức ăn còn trong tủ lạnh với món cơm trộn siêu hấp dẫn:
Theo Thúy Hạnh (VietnamNet)
Bộ Y tế đề xuất chỉ bán rượu bia từ 6h đến 22h Chỉ được bán rượu bia từ 6h đến 22h hằng ngày là một trong những phương án Bộ Y tế vừa đề xuất. Chỉ được bán rượu bia từ 6h đến 22h là một trong những phương án Bộ Y tế đề xuất. 3 phương án bán rượu bia theo giờ Ngày 13/4, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới...