Bộ Y tế cử đoàn công tác chi viện Gia Lai chống dịch Covid-19
Đoàn sẽ kiểm tra và làm việc cụ thể với lãnh đạo Gia Lai trước tình hình bùng phát dịch Covid-19, nhất là khi địa phương này đang được đánh giá là “điểm nóng” mới.
Bộ Y tế vừa thành lập Đoàn Công tác Phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Gia Lai do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn để ứng phó nhanh với tình hình dịch bệnh tại địa phương này và không để dịch lây lan ra cộng đồng.
Đoàn công tác có nhiệm vụ giúp Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia điều hành, phối hợp các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương, đồng thời huy động nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch tại Gia Lai.
Thành viên trong đoàn là chuyên gia y tế dự phòng, xét nghiệm, quản lý môi trường y tế, khám chữa bệnh, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, truyền thông…
Trách nhiệm của đoàn gồm: Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại Gia Lai; Kiểm tra, giám sát địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; Thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các bộ ngành là thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Phạm Thắng.
Dự kiến, đoàn bắt đầu chương trình làm việc với công tác kiểm tra thực địa tại khu vực ổ dịch huyện Phú Thiện hoặc thị xã Ayunpa. Tiếp đó, đoàn sẽ kiểm tra công tác phân luồng, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Kết thúc chuyến công tác, đoàn của Bộ Y tế sẽ làm việc cụ thể với Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch của tỉnh Gia Lai.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu Bệnh viện Chợ Rẫy, đội phản ứng nhanh Đà Nẵng và Viện Pasteur TP.HCM khẩn trương vào Gia Lai hỗ trợ chống dịch Covid-19. Bộ trưởng đánh giá Gia Lai là “điểm nóng” mới của đợt dịch này và yêu cầu tỉnh cần triển khai các biện pháp nhanh, mạnh và dứt khoát để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh.
“Gia Lai là tỉnh nguy cơ nhất so với các tỉnh còn lại. Ca đầu tiên của Gia Lai xuất phát từ ngày 18/1. Đến nay đã qua 14 ngày, với chu kỳ lây khoảng 3-4 ngày, Gia Lai phải trải qua 4 chu kỳ”, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Bùi Thế Duy bày tỏ quan ngại.
Sáng nay (3/2), Gia Lai là tỉnh ghi nhận số ca mắc mới cao nhất (4 người). Hiện tổng số bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh này là 13 trường hợp. Nguồn lây của ổ dịch này là hai vợ chồng trú tại 26 Lý Thường Kiệt, tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa. Họ mắc Covid-19 sau khi dự đám cưới ở Hải Dương.
Bạch hầu, sốt xuất huyết chồng dịch Covid-19
Bộ Y tế dự báo từ nay đến cuối năm, điều kiện thời tiết thuận lợi khiến bệnh sốt xuất huyết và bạch hầu tăng cao, song hành cùng Covid-19.
Dự báo được Bộ Y tế đưa ra tại hội nghị trực tuyến 62 điểm cầu về công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng năm 2020, ngày 21/9.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định, đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết mức độ ảnh hưởng nguy hại của dịch. Ngoài ra, các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi vẫn ghi nhận số mắc cao, làm tăng gánh nặng trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Báo cáo của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 70.000 ca sốt xuất huyết, giảm gần 65% so với cùng kỳ năm 2019. Các ca bệnh tập trung ở miền Nam (hơn 40.000 ca), miền Trung (hơn 23.000 ca).
Riêng ba tuần gần đây, số ca mắc có xu hướng tăng gần với ngưỡng cảnh báo dịch. Sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố như Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Bình Thuận, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Tây Ninh, Tiền Giang, TP HCM và Hà Nội.
Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng, nhận định so với các năm thì năm nay diễn biến dịch sốt xuất huyết không có sự bất thường. Xu hướng số ca mắc tăng trong các tuần gần đây cơ bản tương đương cùng kỳ các năm trước. Tỷ lệ nhóm tuổi mắc sốt xuất huyết cũng chưa thấy sự khác biệt.
"Tuy nhiên hiện là mùa mưa, số ca sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng, dự kiến đạt đỉnh vào tháng 10, tháng 11", ông Tấn dự báo.
Theo phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, hiện vẫn khó kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết vì chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tại Việt Nam, số ca mắc ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cứ 5-10 năm có một đỉnh dịch. Để phòng dịch, cần thường xuyên diệt bọ gậy, loăng quăng.
Nhân viên y tế dự phòng tại Hà Nội phun hóa chất phòng sốt xuất huyết trong các hộ gia đình, khu đông dân cư. Ảnh: Ngọc Thành.
Năm nay cũng đánh dấu dịch bạch hầu tăng cao, tập trung khu vực Tây Nguyên, miền Trung. Miền Bắc chưa ghi nhận ca bệnh nào.
Đến nay cả nước ghi nhận 198 ca bạch hầu, 4 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2019, số bệnh nhân tăng 157 trường hợp, tử vong tăng một. Trong đó, 161 bệnh nhân không tiêm chủng bạch hầu, chỉ 37 bệnh nhân có tiêm chủng. Bạch hầu xuất hiện ở người trên 65 tuổi, trẻ dưới một tuổi.
Theo ông Tấn, bệnh nhân bạch hầu sẽ tiếp tục xuất hiện rải rác. Đặc biệt từ nay đến cuối năm, điều kiện thời tiết thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong đó có bạch hầu. Vì vậy, các địa phương cần triển khai tiêm chủng bạch hầu đầy đủ.
Thứ trưởng Tuyên cho rằng thời gian tới vào mùa thu - đông, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, như cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, bệnh dại, sốt rét, bạch hầu... Do đó các địa phương cần triển khai biện pháp phòng chống, không để xảy ra tình trạng "dịch chồng dịch", tránh tái bùng phát ổ dịch bạch hầu, sốt xuất huyết, Covid-19.
Người từ vùng dịch ở Bình Dương, Gia Lai về miền Tây ăn Tết có bị cách ly? Chính quyền một số tỉnh miền Tây cho biết sẽ tiến hành cách ly, lấy mẫu gửi xét nghiệm những người về từ vùng dịch của tỉnh Bình Dương, Gia Lai. Sáng 3/2, trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, người từ vùng dịch của tỉnh Bình Dương, Gia Lai về sẽ TP được đưa...