Bộ Y tế ‘bày cách’ chống lây nhiễm Covid-19 khi đi chợ, siêu thị
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch.
Ảnh minh họa: Internet
Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch của Bộ Y tế gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chỉ đạo triển khai thực hiện. Cụ thể:
Khuyến cáo dành cho những đối tượng như: Ban quản lý/người phụ trách/giám đốc khu dịch vụ, người sử dụng lao động, người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ, khách hàng vào khu dịch vụ.
Đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng trong thời gian làm việc tại khu dịch vụ
Trước khi đến khu dịch vụ: Tự đo nhiệt độ. Nếu có sốt hoặc ho, khó thở thì báo cho người sử dụng lao động, ban quản lý khu dịch vụ và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, nếu cần thì đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn, điều trị. Không đến khu dịch vụ nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
2. Trong thời gian làm việc tại khu dịch vụ:
- Người làm việc tại các vị trí phải tiếp xúc với khách hàng, người dân: cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
- Hạn chế bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng khoảng cách dưới 1m (nếu có thể).
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn, sau khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,…
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Nếu phát hiện bản thân hoặc người làm việc, người bán hàng cùng hoặc khách hàng có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở thì phải báo cho cán bộ phụ trách phòng chống dịch tại khu dịch vụ và người sử dụng lao động để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
Đối với khách hàng:
1. Không vào khu dịch vụ nếu có các biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi hoặc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
2. Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến chỗ đông người theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định
3. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế trong thời gian có mặt ở khu dịch vụ vào các thời điểm: trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn,…
4. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ.
5. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.
6. Không khạc nhổ bừa bãi.
7. Thông báo ngay cho người làm việc tại khu dịch vụ để được hướng dẫn và hỗ trợ khi bản thân thấy có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở.
QUẢNG AN
Theo Tiền phong
3 ngày nghỉ Tết, giảm gần 15% cấp cứu TNGT, tăng cấp cứu pháo nổ
Trong 3 ngày Tết Canh Tý, các cơ sở y tế tiếp nhận 14.432 ca khám, cấp cứu liên quan đến TNGT, giảm 14,5% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi.
3 ngày Tết Canh Tý, các cơ sở y tế tiếp nhận 14.432 ca khám, cấp cứu liên quan đến TNGT, giảm 14,5% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi.
Chiều 26/1 (mùng 2 Tết), Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế báo cáo nhanh về tình hình cấp cứu tai nạn, ngộ độc Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Theo đó, qua tổng hợp báo cáo từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố, tính từ 7 giờ sáng 23/1 (30 Tết) đến 7 giờ sáng 26/1/2020 (mùng 2 Tết), tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước có hơn 95.000 bệnh nhân đang điều trị (giảm 11,6% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi 2019).
Cụ thể, trong 3 ngày nghỉ Tết có 1.660 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau (giảm 499 trường hợp so với cùng kỳ Tết 2019), chiếm 2% trong tổng số ca cấp cứu tại các bệnh viện, trong đó có 1.213 ca phải nhập viện điều trị, 5 trường hợp tử vong.
Cùng thời gian này, các cơ sở y tế tiếp nhận 14.432 ca khám, cấp cứu liên quan đến TNGT (giảm 14,5% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi 2019). Trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến TNGT có 5.572 trường hợp phải nhập viện điều trị (chiếm 38,6%), tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Đến thời điểm này, có 64 trường hợp tử vong do TNGT, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, nhiều hơn 3 trường hợp so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi 2019.
Đáng chú ý, trong 3 ngày Tết đã có 262 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 19 trường hợp so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi, không có ca tử vong.
Riêng về công tác khám, cấp cứu cho các trường hợp rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn, đã có 910 trường hợp khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, giảm 222 trường hợp so với Tết Kỷ Hợi, trong đó có 236 ca ngộ độc rượu bia (giảm 45 trường hợp), 221 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến (giảm 36 ca).
Theo baogiaothong
Đề phòng lây nhiễm vi rút Corona qua đường du lịch Tổng cục Du lịch vừa có công văn gửi các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp du lịch triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona. Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra màn hình hiển thị máy quét thân nhiệt đối với...