Bộ Y tế bãi bỏ quy định làm khó việc mua sắm trang thiết bị
Quy định phải tham khảo giá trang thiết bị y tế trúng thầu trong vòng 12 tháng trước, giá kế hoạch trang thiết bị y tế không được cao hơn giá trúng thầu được bãi bỏ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
Một trong số những quy định này được cho là gây ra tình trạng khó khăn cho các cơ sở y tế khi đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị.
Cụ thể là khoản 3, Điều 8 của Thông tư số 14/2020/TT-BYT quy định: “Các cơ sở y tế phải tham khảo giá trang thiết bị y tế trúng thầu trong vòng 12 tháng trước; giá kế hoạch của trang thiết bị y tế không được cao hơn giá trúng thầu…”.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Phản ánh với VietNamNet về những bất cập trong quy định đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, nhiều lãnh bệnh viện cho rằng quy định này không phù hợp với quy luật giá cả thị trường.
“Điều này là bất khả thi trong thực tế vì tình hình trượt giá hiện tại. Với những loại thuốc, trang thiết bị có chất lượng cao, các nhà sản xuất/phân phối sẽ không tham gia thầu nếu họ không có lợi nhuận hợp lý, dẫn đến ‘thối thầu’ với nhiều mặt hàng, hoặc nếu có tham gia thầu, giá bỏ thầu cao hơn giá kế hoạch cũng sẽ bị chấm ‘trượt thầu’. Các mặt hàng kém chất lượng, có giá cả thấp có nguy cơ sẽ lấp vào khoảng trống này” – một lãnh đạo bệnh viện tuyến trung ương chia sẻ với VietNamNet.
Theo Thông tư 14/2022 của Bộ Y tế vừa ban hành, việc xác định giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có giá gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 14/2020 trước ngày 6/12, cơ sở y tế tiếp tục thực hiện theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt hoặc thực hiện thủ tục để điều chỉnh giá gói thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan về xây dựng giá gói thầu của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hàng loạt bệnh viện kêu thiếu thuốc, trang thiết bị, Bộ Y tế lập đoàn kiểm tra
4 đoàn của Bộ Y tế kiểm tra, khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, tác động của việc thiếu hụt này tới chất lượng khám chữa bệnh.
Theo đó, Bộ thành lập 4 đoàn kiểm tra, gồm:
Đoàn 1 kiểm tra vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc (25 tỉnh, thành phố) do ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn.
Đoàn 2 kiểm tra vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố) do ông Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn.
Đoàn 3 kiểm tra vùng Tây Nguyên và Đông nam bộ (11 tỉnh, thành phố), do ông Vương Ánh Dương, - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn.
Đoàn 4 kiểm tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành), do ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn.
Các đoàn kiểm sẽ tra lập danh sách các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố; lựa chọn kiểm tra 1-2 bệnh viện trực thuộc bộ và 1 - 2 bệnh viện tỉnh trong vùng.
Với vùng Tây Nguyên chưa có bệnh viện trực thuộc Bộ nên chọn thay thế bằng bệnh viện vùng Tây Nguyên. Mỗi đoàn sẽ kiểm tra ít nhất 1 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 1 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và 1 bệnh viện/trung tâm y tế huyện.
Cấp phát thuốc BHYT cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. (Ảnh: Võ Thu)
Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế được cho là đang diễn ra ở nhiều nơi. Mới đây, Bộ Y tế có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ nhiều quy định liên quan.
Theo tờ trình do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký, thống kê từ 34 Sở Y tế, 21 bệnh viện tuyến Trung ương và 2 bệnh viện trực thuộc trường Đại học cho thấy: 40/55 Sở Y tế và bệnh viện Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc.
Trong đó, các thuốc thiếu tại cơ sở khám chữa bệnh bao gồm một số thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền...
Tại tờ trình, Bộ Y tế xác định nguyên nhân thiếu thuốc một phần do tình trạng hết hạn số đăng ký lưu hành của một số loại thuốc, nhân lực quản lý nhà nước quá ít, khó khăn trong xử lý hồ sơ. Việc chậm có kết quả đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán giá thuốc, một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung, nên các đơn vị lúng túng, e ngại.
Đặc biệt, Bộ Y tế thừa nhận có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra, không dám làm, không dám mua sắm của một số địa phương và đơn vị mặc dù thuộc thẩm quyền mua sắm.
Mục tiêu của việc thành lập 4 đoàn kiểm tra lần này, theo Bộ Y tế nhằm khảo sát, ghi nhận thực trạng cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện. Bên cạnh đó, khảo sát, ghi nhận tác động của việc thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế ảnh hưởng tới chất lượng khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh, nhân viên y tế.
Đấu thầu ngành Y và những chuyện cười ra nước mắt Ngành Y với mục tiêu đem lại kết quả tốt nhất khi chữa trị cho người bệnh nên những trang thiết bị, vật tư...sử dụng cần phải đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu. "Trưởng khoa Ngoại bức xúc gặp tôi hỏi tại sao ông mua dao mổ giá rẻ? Trước đây, chúng ta dùng dao giá tốt chỉ cần rạch 1 đường,...