Bộ Xây dựng tổ chức chuyển giao 4 Tổng công ty về SCIC
Việc chuyển giao vốn nhà nước tại 4 Tổng công ty có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm của Bộ Xây dựng, SCIC và các doanh nghiệp trong việc thực hiện Quyết định 908.
Bộ Xây dựng chuyển giao 4 Tổng công ty về SCIC. (Ảnh: Thu Hằng/Bnews/TTXVN)
Chiều 31/8, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng và Tổng Công Ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức Lễ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 4 Tổng công ty gồm Sông Đà, Vật liệu xây dựng số 1 ( FiCO), Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam ( VIWASEEN), Tư vấn Xây dựng Việt Nam ( VNCC).
Theo đó, 4 đơn vị này chuyển giao từ Bộ Xây dựng sang Tổng công ty SCIC theo Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.
Việc chuyển giao vốn nhà nước tại 4 Tổng công ty có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm của Bộ Xây dựng, SCIC và các doanh nghiệp trong việc thực hiện Quyết định 908.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ chuyển giao, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, hiện các công việc liên quan giữa Bộ Xây dựng và SCIC đã được làm rõ trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành.
Các Tổng công ty chuyển giao lần này đều là những doanh nghiệp có lịch sử và bề dày gắn bó với ngành xây dựng.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh bày tỏ mong muốn, dưới sự quản lý phần vốn nhà nước của SCIC, các Tổng công ty này sẽ hoạt động tốt hơn, đáp ứng được định hướng của Nhà nước và doanh nghiệp, gia tăng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tại lễ chuyển giao, ông Nguyễn Chí Thành – thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ghi nhận việc Bộ Xây dựng đã quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ tích cực quá trình chuyển giao phần vốn nhà nước từ các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng về SCIC.
SCIC sẽ có trách nhiệm phối hợp cùng Bộ Xây dựng và các cổ đông áp dụng quản trị doanh nghiệp một cách tốt nhất dựa trên nguyên tắc kinh tế thị trưởng, đảm bảo phần vốn nhà nước được bảo toàn và phát huy.
Với việc chuyển giao này, Bộ Xây dựng đã thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 908./.
Tổng công ty Sông Hồng sẽ thoái hết vốn nhà nước vào cuối 2020
Mới đây, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của các DN trực thuộc Bộ Xây dựng đã cổ phần hóa nhưng làm ăn thua lỗ, trong đó có Tổng công ty (TCT) Sông Hồng.
Nếu thoái vốn không thành công, TCT Sông Hồng sẽ phải chuyển giao về SCIC trước ngày 31/12/2020. Ảnh: Internet.
Bộ Xây dựng cho biết đơn vị này đã hoàn thành công tác cổ phần hoá và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 2/6/2010 với vốn điều lệ 270 tỷ đồng.
Hiện, vốn nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện sở hữu nắm hơn 13,2 triệu cổ phần, chiếm 49,04% vốn.
Giai đoạn năm 2016 đến nay, hoạt động kinh doanh của TCT Sông Hồng gặp nhiều khó khăn.
Trước thực tế đó, Bộ Xây dựng cho biết, tháng 8/2016 Bộ đã thực hiện tái cơ cấu toàn diện TCT, theo đó tái cơ cấu lãnh đạo chủ chốt bằng việc thay thế Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thay thế Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, tái cấu trúc tài chính, thu hồi vốn và công nợ, tá cơ cấu các khoản nợ, tái khởi động lại công tác chuẩn bị các dự án đầu tư...
Song song với đó, Bộ đã chỉ đạo Người đại diện thực hiẹn công tác thoái vốn nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, tối đa hóa lợi ích.
Từ tình hình thực tế hết sức khó khăn của doanh nghiệp, nhằm thực hiện tái cơ cấu hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, Bộ Xây dựng đã có báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận đưa TCT Sông Hồng vào danh mục thoái vốn nhà nước hết năm 2020.
Hiện Bộ Xây dựng đang tập trung triển khai công tác thoái toàn bộ hơn 49% vốn tại đây trước ngày 30/11/2020. Trường hợp không thoái thành công sẽ chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) trước ngày 31/12/2020.
Được biết, những năm gần đây, TCT Sông Hồng gần như không triển khai thêm dự án đầu tư nào và cũng không có hợp đồng thi công xây lắp mới.
Năm 2019, TCT lỗ gần 67 tỉ đồng, nâng tổng số lỗ lũy kế lên 958 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2019 âm tới 651 tỷ đồng.
SCIC nắm toàn bộ vốn đầu tư nhà nước tại Sabeco Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) về SCIC. SCIC nắm toàn bộ vốn đầu tư nhà nước tại Sabeco. Ảnh minh họa Theo Bộ Công Thương, việc chuyển giao vốn nhà nước tại Sabeco...