Bỏ viện về ăn rau xanh trị ung thư, nhiều bệnh nhân tự bỏ cơ hội sống
Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân ung thư có tâm lý có bệnh thì vái tứ phương dẫn tới những biến chứng đáng tiếc, bỏ qua cơ hội vàng điều trị khác.
Bỏ viện về ăn rau
Chị N.T.T.H 46 tuổi, quê ở Nghệ An phát hiện ung thư phổi từ tháng 4 năm 2019. Khi đó chị H. bị đau xương tưởng bệnh xương khớp nên đi khám xương khớp. Ban đầu bác sĩ chỉ bảo bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chị H. về nhà sử dụng các loại thuốc đông y rồi tây y nhưng bệnh không đỡ.
Chị H. ra Bệnh viện trung ương Quân đội 108 khám, bác sĩ đã chỉ định đi kiểm tra kỹ các xét nghiệm và phát hiện ra chị có khối u ở phổi khả năng là ung thư và đã di căn xương. Chị H. được chuyển lên khoa Nội Hô hấp của Bệnh viện để thực hiện xác chẩn và điều trị.
Căn bệnh ung thư phổi chị H. mắc là ung thư biểu mô tuyến thùy trên phổi phải di căn xương đa ổ giai đoạn IVb(T1N0M1c), đột biến gen EGFR âm tính. Bác sĩ chỉ định xạ trị khớp háng và hóa chất toàn thân.
Thời gian điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện, chị H. đã đáp ứng rất tốt với điều trị, các triệu chứng giảm rõ rệt, khối u trên phim chụp cắt lớp vi tính cũng xóa gần hết.
BS Thanh khám cho chị H.
Đầu năm 2020, khi dịch bệnh xảy ra cộng thêm với lo kinh tế, chi phí điều trị. Chị H. đã không đến viện khám điều trị tiếp. Chị mày mò học hỏi trên mạng những thông tin về căn bệnh. Trong số các thông tin trôi nổi, chị tìm hiểu và tin tưởng vào phương pháp chỉ ăn rau xanh thải độc kết hợp tập theo giáo phái lạ. Với phương pháp này, chị đã gặp gỡ trao đổi và tập cùng với một nhóm người tại địa phương 1 tuần 1 lần. Với những lời truyền miệng “thần thánh hóa” về phương pháp luyện tập chữa bách bệnh và chỉ ăn rau xanh sẽ có thể thanh lọc giải độc dẫn đến tình trạng cơ thể chị thiếu sức đề kháng chống trọi bệnh tật. Sau 3 tháng tự điều trị, cơ thể chị bị suy nhược nặng.
Chị T.H quay lại viện trong tình trạng sụt 8kg, bệnh đã trở nên trầm trọng hơn.
Chị H. kể bản thân chị cũng lựa chọn rất kỹ. Chị thấy phương pháp chỉ ăn rau xanh này khá ổn vì có hơn ngàn người cùng tham gia vào nhóm. Rất nhiều người chia sẻ về hiệu quả một cách nhiệt tình. Tuy nhiên giờ mình hiểu ra rằng phương pháp hiệu quả khi phù hợp với cơ địa của mỗi người và trong tình trạng bệnh khác nhau.
Video đang HOT
Tự đánh mất cơ hội sống
Bác sĩ Bùi Thị Thanh – Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện trung ương quân đội 108 là bác sĩ điều trị trực tiếp cho chị H. cho biết không riêng trường hợp của chị H. mà có rất nhiều bệnh nhân cũng tương tự. Với tâm lí có bệnh thì vái tứ phương, các bác sĩ rất hiểu và thông cảm cho người bệnh.
Bác sĩ Thanh cho hay khi bị mắc ung thư, người bệnh hay hoang mang lo lắng, nên bất cứ thông tin gì về điều trị họ đều kết hợp. Trong khi đó thông tin bên ngoài tràn lan, không có cơ sở khoa học nhưng lại viết rất thuyết phục khiến nhiều người sẵn sàng từ bỏ tây y để đến với phương pháp khác dù bác sĩ đã thuyết phục rất nhiều. Nhiều bệnh nhân khi quay lại thì đã bỏ đi cơ hội điều trị và thời gian sống chỉ tính bằng tháng. Như trong trường hợp của chị T.H, khi ăn uống thiếu dinh dưỡng lại gián đoạn và không điều trị, bệnh sẽ trở nên xấu đi và cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Bệnh nhân có thể tự bỏ qua cơ hội điều trị, kéo dài sự sống cho mình.
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Globocan năm 2018, tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan với 23.667 ca mắc.
Mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị, nhưng vẫn có đến 80% bệnh nhân ung thư phổi nhập viện khi đã ở giai đoạn cuối vì vậy mà tỷ lệ tử vong do ung thư phổi vẫn đứng ở vị trí rất cao.
Hầu như bệnh nhân vào viện đều có các triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sút cân hay triệu chứng đau của các cơ quan bị di căn như não, xương, gan, thượng thận…
Theo bác sĩ Thanh ở giai đoạn muộn bệnh nhân chỉ có thể điều trị toàn thân bằng hóa chất, điều trị đích hay điều trị miễn dịch có hay không có kết hợp với xạ trị được xem xét sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh.
5 thói quen ăn uống được khoa học chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư
Có một số thói quen ăn uống được khoa học chứng minh là giúp ngăn ngừa ung thư. Mặc dù chọn cho mình một lối sống lành mạnh sẽ không đảm bảo chúng ta có thể "thoát khỏi" ung thư nhưng điều đó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển của căn bệnh này.
Bạn có bao giờ tự hỏi căn bệnh tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải là gì không?
Theo thống kê năm 2015, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Singapore với tỉ lệ 29,7%. Ở quốc gia này, cứ trong 4 đến 5 người thì sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Điều đáng quan tâm hơn là tỷ lệ này đã gia tăng hàng năm từ năm 2011 đến 2015.
Trong cuộc sống, mọi thứ đều đó rủi ro. Nếu thỉnh thoảng bạn đánh bạc, bạn có thể thắng được số tiền nhỏ; nếu bạn làm điều đó thường xuyên, bạn sẽ tăng nguy cơ gặp phải một khoản nợ lớn. Chế độ ăn uống cũng vậy. Nếu đôi khi bạn ăn các loại thực phẩm không tốt để thỏa mãn cơn thèm của mình, bạn vẫn có thể duy trì sức khỏe tốt; nhưng nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng lên đáng kể.
Sau đây là 5 thói quen ăn uống giúp ngăn ngừa ung thư theo khuyến nghị của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ.
Chế độ ăn uống nhiều rau xanh giúp ngăn ngừa ung thư
1. Tăng cường chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả không chứa tinh bột
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Đối với các bệnh ung thư khác, một số bằng chứng cho thấy rằng ăn nhiều trái cây và rau quả không chứa tinh bột làm giảm nguy cơ gây ung thư khoang miệng, thực quản, phổi, vú, dạ dày và bàng quang.
Trong một ngày, lượng trái cây và rau quả không chứa tinh bột nên chiếm tổng cộng ít nhất năm phần, hoặc tổng cộng 400 gram trong các bữa ăn. Để phòng ngừa ung thư, mỗi ngày cơ thể nên hấp thụ 30 gram chất xơ từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau không chứa tinh bột và các loại đậu. Ngoài ra, cơ thể được cung cấp đủ chất xơ mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính khác.
2. Tránh thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống ngọt
Thừa cân và béo phì chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Đó là lý nên hạn chế ăn thực phẩm đã qua chế biến vì chúng chứa hàm lượng chất béo, đường và calo. Các thực phẩm này bao gồm khoai tây chiên, pizza, bánh, bánh ngọt, bánh quy,món tráng miệng, đồ uống ngọt, và tương tự.
Tránh tình trạng béo phì không chỉ giúp ích về ngoại hình mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, cũng như ung thư. Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì bao gồm ung thư thực quản, tuyến tụy, túi mật, gan, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt và ung thư nội mạc tử cung. Vì vậy, hạn chế ăn nhiều thực phẩm đã qua chế biến và giàu chất béo và đường là một thói quen tốt để giúp bạn ngăn ngừa ung thư.
3. Hạn chế ăn thịt đỏ và đồ nguội
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thịt đỏ bao gồm các loại như thịt cừu, thịt bò, thịt bê, ngựa... Đồ nguội bao gồm thịt đã được lên men, ướp muối, hun khói, tẫm ướp gia vị hoặc chất bảo quản, như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông.
Tuy nhiên, thịt đỏ là một loại thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin B12 và kẽm. Nếu bạn chọn giảm tiêu thụ thịt đỏ, hãy nhớ thay thế bằng hỗn hợp các thực phẩm khác cung cấp chất dinh dưỡng tương đương như thịt gà, cá, trứng, các loại đậu, hạt, hạt và ngũ cốc.
Mặt khác, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ dưới ba phần (hoặc tổng trọng lượng nấu chín 350-500 gram) một tuần. Trong khi đó, nên tránh sử dụng thịt đã qua chế biến vì trong quá trình bảo quản có thể làm phát triển các chất gây ung thư.
Rượu bia luôn được xác định là không tốt cho sức khỏe
4. Tránh uống rượu
Uống rượu là một trong các lí do dẫn đến ung thư. Nó được chứng minh là có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như miệng, thực quản, gan, đại trực tràng và thậm chí là ung thư vú.
Bạn có thể đã nghe nói rằng rượu vang đỏ tốt cho tim mạch, nhưng bằng chứng cho thấy tất cả các loại đồ uống có cồn đều ảnh hưởng đến nguy cơ gây ung thư. Điều này bao gồm các loại bia, rượu vang và rượu mạnh.
Tuy nhiên, không có ngưỡng giới hạn nào cho việc uống rượu để ngăn ngừa nguy cơ ung thư tăng cao. Nếu bạn muốn giảm nguy cơ phát triển ung thư, cách tốt nhất là bạn tránh uống rượu.
5. Không sử dụng các chất bổ sung để ngăn ngừa ung thư
Sự tiện lợi của vitamin tổng hợp không phải là giải pháp bạn nên chọn để ngăn ngừa các loại bệnh ung thư. Các chất bổ sung này đã được chứng minh là không giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, nó có thể gây hại cho cơ thể.
Đã có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các chất bổ sung như beta-carotene liều cao làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc. Nếu có thể, bạn cần cố gắng hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm. Chỉ khi không thể, hoặc có nhu cầu về các nguyên tố vi lượng cao hơn bình thường, chẳng hạn như trong khi mang thai hoặc khi mắc một số bệnh, bạn mới nên sử dụng các chất bổ sung này.
9 thói quen giúp giảm nguy cơ ung thư Duy trì cân nặng ổn định, ăn ít thịt đỏ, dùng kem chống nắng, ăn nhiều rau xanh, cắt giảm đường, tập thể dục... giảm nguy cơ mắc bệnh, Theo Webmd. Giảm cân Gần 70% người trưởng thành Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì và xu hướng ngày càng tăng. Người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim...