Bỏ viên chức suốt đời là một tín hiệu tích cực cho ngành giáo dục
Việc thay đổi từ biên chế suốt đời sang hợp đồng có thời hạn sẽ tạo ra những con người mới, luôn phải tự làm mới mình cho phù hợp với thực tiễn công việc.
Ngày 25/11 vừa qua, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô, công chưc va Luât Viên chưc.
Việc bãi bỏ viên chức suốt đời dù vẫn còn một số ý kiến phân vân nhưng nhìn tổng thể thì đây là một tín hiệu tích cực trong việc hợp đồng và sử dụng viên chức hiện nay. Nhất là đối với những viên chức ngành giáo dục.
Tuy nhiên, để chính sách này thực hiện hiệu quả thì vai trò của hiệu trưởng- người đứng đầu đơn vị trong những năm tới đây cần phải là những con người liêm chính, không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể thì chính sách bãi bỏ viên chức suốt đời mới thực sự là một chính sách hay.
Bỏ viên chức suốt đời bắt buộc mọi người phải cố gắng hơn trong công việc – (Ảnh minh họa: baovinhphuc.com.vn).
Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô, công chưc va Luât Viên chưc vừa được Quốc hội thông qua sẽ không ảnh hưởng nhiều tới những viên chức đươc tuyên dung trươc ngay Luât co hiêu lưc thi hanh (01/7/2020).
Chính vì thế, những thầy cô giáo đã và đang làm việc trong ngành giáo dục mà đã ký hợp đồng không xác thời hạn thì vẫn cứ yên tâm công tác và phấn đấu, tránh trường hợp 2 năm “không hoàn thành nhiệm vụ”.
Sau ngày 1/7/2020 khi Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô, công chưc va Luât Viên chưc có hiệu lực thì lúc bấy giờ việc ký hợp đồng làm việc của các viên chức sẽ khắt khe hơn hiện nay.
Chúng ta chờ đợi và tin rằng, Chính phủ và các Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện Luật mới để tránh những tiêu cực và tạo sự công bằng trong việc tuyển dụng, tái ký hợp đồng với các viên chức sau khi đã hết hợp đồng làm việc.
Những tín hiệu tích cực
Lâu nay, chúng ta đã quen với việc biên chế suốt đời hoặc hợp đồng không thời hạn đối với công chức, viên chức nhà nước. Khi chưa vào thì tìm mọi cách để được vào nhưng khi vào rồi lại có một số người an phận bởi cứ làm tàng tàng thì cũng không có ai cắt hợp đồng với mình.
Chính từ suy nghĩ đó nên đã dẫn đến tình trạng hiệu quả công việc của một số người rất thấp và thiếu đi tính sáng tạo, đột phá trong công việc.
Khi ký hợp đồng có thời hạn trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng, tất nhiên sẽ tạo ra sự cạnh tranh cần thiết cho mỗi viên chức nói chung và đội ngũ thầy cô giáo hợp đồng nói riêng.
Nếu làm tốt công việc, không vi phạm kỷ luật, đương nhiên người đó sẽ được ký hợp đồng tiếp theo, nếu làm không tốt, không có trách nhiệm với công việc thì không có cơ hội ký hợp đồng lần sau. Cơ hội luôn mở ra và cũng luôn sẵn sàng đóng lại đối với viên chức ngành giáo dục.
Trong bối cảnh mà xã hội phát triển, khoa học công nghệ thay đổi từng ngày đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải thường xuyên cập nhật kiến thức, trau dồi kỹ năng sư phạm của mình cho phù hợp.
Video đang HOT
Việc thay đổi từ biên chế suốt đời sang hợp đồng có thời hạn sẽ tạo ra những con người mới, luôn phải tự làm mới và thay đổi mình cho phù hợp với thực tiễn công việc.
Nếu không có sự thay đổi đương nhiên thầy cô giáo đã tự đào thải mình và thực tế công việc cũng khó chấp nhận những thầy cô cứ đứng yên một chỗ, lên lớp cứ ca mãi một điệu “dân ca nhạc cổ truyền”.
Đòi hỏi sự liêm khiết, khách quan từ người đứng đầu đơn vị
Bên cạnh những mặt tích cực thì việc bỏ biên chế suốt đời đối với viên chức nói chung và thầy cô giáo nói riêng nếu không làm khéo sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và thậm chí dẫn đến những tiêu cực trong công việc.
Trong trường sẽ hình thành những nhóm, những phe để cùng bảo vệ quan điểm của nhau, bảo vệ quyền lợi, công việc của nhau và tìm cách trù dập một số người nếu những người đó không cùng chính kiến, không biết nịnh nọt, vâng lời…
Việc mất đoàn kết nội bộ, phe phái trong trường học hiện nay đã và đang tồn tại ở nhiều trường học khi mà quyền lực, quyền lợi bị xung đột với nhau.
Vì thế, khi chuyển sang chính sách bãi bỏ biên chế suốt đời đòi hỏi phải có những người đứng đầu đơn vị phải anh minh và biết xây dựng được khối đoàn kết nội bộ trong đơn vị mình quản lý.
Người đứng đầu đơn vị phải là những người giỏi chuyên môn, đức độ và lấy lẽ phải, đặt sự phát triển của đơn vị lên trên và biết hướng tập thể làm việc hiệu quả. Người đứng đầu đơn vị phải khách quan, công tâm trong việc đánh giá, xếp loại, xét thi đua cuối năm để tránh tình trạng phe phái, lợi ích đối với từng cá nhân trong nhà trường.
Những người có chuyên môn tốt, làm việc có trách nhiệm với trường, với nghề và có đạo đức trong sáng thì ký hợp đồng tiếp. Những người chưa có trách nhiệm với công việc thì có thể không ký hợp đồng lao động tiếp theo.
Muốn được như vậy, muốn có người đứng đầu đơn vị tốt thì các địa phương cần tiến hành đồng loạt thi tuyển đội ngũ cán bộ, quản lý các nhà trường. Các thành viên trong Ban giám hiệu cũng cần được đánh giá khách quan qua từng nhiệm kỳ.
Người nào độc đoán, cục bộ, bất minh trong quản lý nhân sự, tài chính thì không được thi tuyển, bổ nhiệm ở các nhiệm kỳ sau.
Một khi trên dưới một lòng, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường xem trường học là nơi để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục thì chất lượng giáo dục sẽ đi lên.
Những thầy cô giáo, những cán bộ quản lý có đủ đức, tài thì được trọng dụng, những người hạn chế về một số mặt, ngại phấn đấu, tu dưỡng thì sẽ không tái ký hợp đồng nữa.
Vì thế, chúng tôi cho rằng việc bãi bỏ biên chế viên chức suốt đời trong những năm tới đây là một tiến hiệu tốt để tạo ra sự chuyển biến tích cực cho các đơn vị nhà trường. Chính sách này sẽ tạo ra động lực thực sự để mọi người phấn đấu và cống hiến tốt hơn.
NGUYỄN CAO
Theo giaoduc.net
Bỏ biên chế suốt đời mà gặp phải lãnh đạo không tốt, không tử tế thì...
Chọn được người lãnh đạo tốt, có năng lực họ sẽ biết trọng dụng người tài làm việc và chắc chắn lúc ấy những kẻ cơ hội, yếu kém sẽ không bao giờ được chào đón
Ngày 25/11/2019, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Có nên bỏ chế độ "biên chế trọn đời" theo kiểu đại trà? (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Theo đó, đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 01/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Việc sửa đổi, bổ sung quy định này sẽ tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chế độ biên chế suốt đời đối với viên chức để tránh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Việc đổi mới này cũng xóa bỏ được tư tưởng vào biên chế được là "chắc chân", là không lo sợ phải thất nghiệp, là an tâm để an hưởng tuổi già khi có sổ nhận lương hưu.
Nhiều thầy cô giáo đồng thuận
Những giáo viên thật sự có năng lực cũng rất vui mừng vì việc bỏ viên chức suốt đời sẽ tạo điều kiện cho họ thật sự phát huy khả năng, công sức để được ghi nhận xứng đáng.
Bên cạnh đó, cũng là cơ hội để đưa những kẻ yếu kém, chây lười ra khỏi môi trường giáo dục.
Việc tồn tại viên chức suốt đời sẽ làm viên chức trì trệ, không chịu rèn luyện phấn đấu, trau dồi năng lực...mà chỉ luôn dùng thủ đoạn để tiến thân.
Nay không còn, buộc người thầy phải nỗ lực vận động, phải cố gắng thể hiện đúng vai trò của mình.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì vẫn có không ít những băn khoăn, trăn trở.
Có người cho biết, việc làm này nói chung là tốt, nhưng khi đó cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề, lãnh đạo thì có người tốt, người không.
Có người hay đố kỵ, nhỡ làm tốt mà không được lòng xếp thì toi. Rồi lễ, Tết lại phải biếu xén, lại phải đi cửa sau để lấy lòng.
Người lại sợ quyền sinh, quyền sát cục bộ của người ký hợp đồng lao động sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực đằng sau.
Đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục, việc đánh giá giáo viên hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt hay chưa hoàn thành nhiệm vụ cũng chỉ mang tính tương đối vì các quy định đánh giá còn chồng chéo, chưa rõ ràng, cụ thể.
Hơn nữa sản phẩm của giáo dục là con người, hiệu quả giáo dục là cả một quá trình không thể đo, hay đong đếm như cân đường hộp sữa ngay được.
Phụ thuộc nhiều vào sự công tâm của người lãnh đạo
Hiện nay, trong ngành giáo dục ở nhiều địa phương, hiệu trưởng phần lớn là được bổ nhiệm.
Việc bổ nhiệm cũng có nhiều điều đáng nói, chưa hẳn là giáo viên dạy giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, năng nổ trong mọi mặt đều được cơ cấu vào nguồn, và đều được bổ nhiệm.
Thế nên, chưa hẳn năng lực chuyên môn, trình độ quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng lại hơn nhiều giáo viên.
Điều này, còn căn cứ vào tài ngoại giao của mỗi người hay sự quen biết, đỡ đầu của một ai đó.
Những lãnh đạo không lên bằng thực lực mà có sự nâng đỡ, sự "biết điều"...thì đương nhiên cũng chẳng biết sử dụng người tài. Những lãnh đạo này, phần lớn cũng chỉ bao che cho ê kíp của mình và thẳng tay loại những người không ưa.
Trong xếp loại thì độc đoán, chuyên quyền, được lòng thì xếp tốt, không ưa thì tìm đủ mọi cách để hạ bệ.
Nếu chẳng may gặp những hiệu trưởng thế này thì nguy cơ không được ký lại hợp đồng của những giáo viên ấy cũng sẽ rất cao.
Cần tổ chức thi tuyển cán bộ quản lý giáo dục
Để công bằng cũng cần có quy định bỏ chế độ viên chức suốt đời đối với cả công chức. Cần xóa bỏ tư tưởng "lên rồi là không xuống" để chế tài cách làm việc không hiệu quả của một số hiệu trưởng.
Cần tổ chức thi tuyển công khai để những người có tài thực sự làm quản lý chứ không việc bổ nhiệm như hiện nay.
Khi chọn được người lãnh đạo tốt, có năng lực đương nhiên họ sẽ biết trọng dụng người tài để làm việc và chắc chắn lúc ấy những kẻ cơ hội, yếu kém sẽ không bao giờ được chào đón.
Thuận Phương
Theo giaoduc.net
Trường tôi muốn ký biên chế suốt đời với nhiều giáo viên nhưng họ không muốn Có những giáo viên đang trong thời gian thử việc thì rất nỗ lực cố gắng nhưng khi đã trở thành biên chế thì cảm thấy yên chi, không chịu tự đào tạo mình. Hiện Điều 25 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đang được đưa ra lấy...