Bỏ việc văn phòng về mở quán ăn, doanh thu mỗi tháng lên hàng trăm triệu đồng
Quyết định “rẽ tay ngang” sang kinh doanh chắc chắn là hướng đi không dễ dàng với những nhân viên văn phòng như anh Tuấn hay anh Nam.
Vốn ít, chưa có nền tảng tiếp cận khách hàng, chưa có đội ngũ nhân viên hỗ trợ, 2 chàng trai đã làm gì để có được trái ngọt như hiện tại?
Khởi nghiệp với đặc sản địa phương và chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”
Anh Lê Mai Tuấn, chủ của chuỗi quán ăn Lẩu gà lá é Phú Yên – Nẫu É lại có xuất phát điểm là một nhân viên IT. Ngột ngạt với công việc văn phòng, anh Tuấn quyết định nghỉ việc, mạnh dạn tiếp nhận cơ sở kinh doanh từ một người bạn và bắt đầu phát triển đặc sản quê hương Phú Yên từ đây.
Đặt mục tiêu phát triển thương hiệu thành chuỗi, anh chọn Grab là nền tảng bán online chính để tạo đà phát triển. Với tệp người dùng lớn, ổn định, Grab trở thành “cánh tay nối dài” giúp anh mang đặc sản quê hương tiếp cận rộng rãi khách hàng ở TP.HCM – một thị trường màu mỡ nhưng đầy cạnh tranh.
Mang những món ăn đặc sản quê nhà vươn xa luôn là hoài bão của anh Tuấn
Chỉ sau 3 năm hoạt động, anh Tuấn đã phát triển Nẫu É thành chuỗi 5 quán ăn khắp TP.HCM với tình hình kinh doanh cực kỳ khả quan. ” Doanh thu cao nhất của mỗi cửa hàng đạt 17-18 triệu đồng/ngày, chỉ tính trên nền tảng online. Ngày bình thường cũng đạt 5-8 triệu đồng, cuối tuần dao động từ 8-11 triệu đồng/ngày. Chưa kể, nhờ tận dụng lợi thế từ nền tảng mà chuỗi của tôi tiết kiệm được 10-12% chi phí chăm sóc khách hàng và quản lý cửa hàng“, anh Tuấn hồ hởi chia sẻ.
So với thời điểm trước khi có các ứng dụng công nghệ, những quán ăn vừa và nhỏ như Nẫu É giờ đây có thể tiếp cận với lượng người dùng rộng lớn hơn
Video đang HOT
Với anh Tuấn, khởi nghiệp khi nội lực còn non nớt gây không ít khó khăn nhưng không phải bất khả thi: ” May mắn được ‘đứng trên vai người khổng lồ’, với hệ thống vận hành giao nhận bài bản, đội ngũ tài xế thường trực, Grab đã giúp tôi giảm hẳn gánh nặng nhân sự, chi phí quảng cáo… Những khoản tiết kiệm được tôi tái đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng chuỗi của mình“.
Mở tiệm cơm gà online, nhận “trái ngọt” sau hơn 3 năm phát triển
Thu nhập từ công việc văn phòng không mấy khả quan, năm 2018, anh Ngọc Nam (32 tuổi, TP.HCM) quyết định nghỉ việc, bắt đầu khởi nghiệp với tiệm Cơm gà Ngọc Nam. ” Thời điểm đó, vốn ít mà lại chưa có kinh nghiệm nên tôi xác định tập trung bán online trước. Nhưng mà lúc đó mới mở, không biết làm marketing nên ít khách biết đến lắm. Sau đó tìm hiểu rồi bắt đầu bán qua Grab, tôi thấy tốc độ giao hàng nhanh, số đơn ổn định, lượng người dùng lớn, quy trình thanh toán nhanh và rõ ràng. Vậy là tôi quyết định gắn bó luôn đến giờ“.
Với nguồn thu từ Grab, anh Nam có thể mở một cửa hàng khang trang trong vòng 1 năm
Bán song song cả trên app và tại chỗ, công việc kinh doanh của anh phát triển nhanh chóng. ” Doanh thu từ Grab đóng góp hơn 50% tổng doanh thu của cửa hàng. Lượng đơn đặt về ngày một tăng, nhiều hôm lên đến 100 đơn mỗi ngày, trong đó lợi nhuận mình thu về được 5 triệu đồng/ngày, chỉ tính riêng trên Grab. Thấy cửa hàng phát triển được vậy, vợ chồng mình cũng phấn khởi lắm“.
Càng phát triển mạnh ở nền tảng online, anh Nam càng nhận thấy tầm quan trọng của việc tận dụng công nghệ để vận hành, quản lý một hệ thống: “Nhờ dữ liệu cập nhật liên tục, mỗi ngày tôi đều cập nhật doanh thu, chi phí một cách nhanh chóng. Đơn cử như sau dịch, lượng đơn ít đi trông thấy nên đội ngũ Grab đã tư vấn cho tôi tham gia các chương trình khuyến mãi để thu hút thêm người dùng. Từ đây, lượng đơn tăng đều trở lại, doanh thu tiến triển tích cực nên tôi và bà xã mới nhen nhóm ý định mở thêm chi nhánh“.
Anh Nam phấn khởi khi doanh thu của cửa hàng bán trên Grab ngày một tăng trưởng, đạt mức 70% trong 4 tháng gần đây
Nhìn lại những ngày đầu khởi nghiệp với nhiều khó khăn, anh Nam nhận định: “Tự mò tự học thì cũng sẽ ra cách thôi nhưng mất nhiều thời gian, kinh nghiệm cũng phải trả giá mới có. Tôi luôn cảm thấy may mắn vì có Grab là công cụ kết nối với nhiều người dùng và đội ngũ hỗ trợ luôn đồng hành tư vấn để cửa hàng phát triển được như ngày hôm nay. Chưa kể, nhờ chương trình hỗ trợ vay vốn từ Grab mà Cơm gà Ngọc Nam đã mở rộng thêm một chi nhánh để đáp ứng nhu cầu của thực khách, đúng như mong muốn của 2 vợ chồng tôi”.
Với xuất phát điểm là những nhân viên văn phòng, cả anh Tuấn, anh Nam đều không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, vận hành một cơ sở kinh doanh. Cùng với sự đồng hành của các ứng dụng công nghệ như Grab, những va vấp, khó khăn lúc ban đầu được tháo gỡ dễ dàng hơn để các chủ thương hiệu gia đình, quy mô vừa và nhỏ có định hướng phát triển đúng đắn.
Nam shipper khoe bảng lương '8 chữ số', dân văn phòng thấy ham nhưng có dám đánh đổi?
Những ngày qua, câu chuyện một nam shipper khoe bảng lương gần 20 triệu đồng bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn.
"8 con sô" mức thu nhập khiến bao người phải ao ước. Qua thông tin đăng tải, có thể thấy, số tiền mà nhân viên giao hàng này có được đều là thưởng năng suất. Nói cách khác, anh đã làm việc vô cùng chăm chỉ để gặt hái được "quả ngọt".
Bảng lương của một nam shipper gần 20 triệu đồng gây sốt mạng xã hội
Trong các hội nhóm, bài viết đã nhận về hàng loạt bình luận từ dân mạng. Đa số đều tỏ ra bất ngờ trước mức thu nhập mà nam shipper nêu trên nhận được. Thậm chí, con số này còn vượt xa nhân viên văn phòng.
Dẫu là mức lương trong mơ, thế nhưng nhiều bạn trẻ làm văn phòng lại không muốn đánh đổi. Lý do thì rất vô vàn.
Thời đại 4.0, việc mua sắm online chưa bao giờ đơn giản đến vậy. Chỉ cần một cú nhấp chuột, người dùng có thể sở hữu món hàng mà mình mong muốn, đây cũng là lý do khiến nghề shipper trở nên hot hơn bao giờ hết. Thế nhưng, "hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai", để có thể nhận về những đồng lương cao trên trời, nhân viên giao hàng phải đánh đổi nhiều thứ.
Với tư cách là một "cựu" shipper, tài khoản Facebook có tên Huy Nam cho biết, bản thân anh từng trải qua vô số khó khăn khi làm nghề, thậm chí đội mưa đội gió để giao từng kiện hàng cho khách. "Đừng thấy nhiều tiền mà ham, bản thân tôi từng phải chạy ngược chạy xuôi, quên ăn quên ngủ, đội mưa đội gió để làm việc, nhưng kết quả thu về vẫn không thể 8 chữ số. Như bạn nam kể trên thì chắc chắn phải 'cày cuốc' rất khủng. Tôi cảm thấy thương những đồng nghiệp của mình".
Nhận định nghề shipper là "dâu trăm họ", bạn Ngọc Vinh cho rằng vất vả nhất của công việc này chính là chạy đua với thời gian, làm sao để giao tới tay khách nhanh nhất có thể là thách thức vô cùng lớn: "Mình từng không ít lần bị khách hàng mắng vì lỡ giao hàng muộn. Nhiều khi bị hủy đơn hàng, hẹn lên hẹn xuống vẫn cố gắng để đáp ứng nhu cầu vì họ là 'thượng đế' mà. Dẫu vậy mình vẫn yêu nghề".
Khác với nghề shipper là lao động bằng chân tay, một số công việc văn phòng lại tạo thành quả bằng trí óc. Môi trường của hai lĩnh vực cũng hoàn toàn khác nhau, một bên khắc nghiệt hơn, còn lại có chút ưu ái khi điều hòa mát mẻ, "mưa không thấy mặt, nắng không thấy đầu".
Ngưỡng mộ mức lương tiền chục của nam shipper, dẫu vậy bạn Hữu Trung - nhân viên design tại Hà Nội lại khẳng định sẽ không từ bỏ công việc của mình, phần vì đam mê, phần vì không ngại được gian khổ: "Mỗi nghề có một đặc thù khác nhau, cái "đủ" của mỗi người cũng khác nhau, vì vậy, mình đánh giá cao sự cố gắng của nhân viên giao hàng nhưng mình sẽ không từ bỏ công việc của mình. Mức lương của mình thấp hơn nhưng mình thấy đủ để trang trải cuộc sống".
Tương tự, chị Thảo Nhi - làm việc tại TP.HCM cho biết nghề nào cũng có ưu nhược điểm, làm văn phòng tuy mức lương không thực sự cao nhưng ổn định từ thời gian làm việc, khối lượng công việc, thời gian làm việc. Hơn nữa nó rèn luyện cho bản thân tính kỷ luật. Chị Nhi nhận định, mỗi người sẽ có sở thích khác nhau, điều cốt lõi là tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Ngưỡng mộ với lương shipper nhưng Quốc Khánh - stylist tại Hà Nội khẳng định bản thân anh không tự ti. Anh quan niệm, mỗi người sẽ có thành công và đam mê khác nhau. "Làm gì cũng được miễn là thỏa đam mê. Những anh shipper có thể vi vu đó đây, rong ruổi khắp phố phường để trao tận tay gói hàng, đó là sở thích của họ. Mình sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại, nếu con tim và lý trí của mình một ngày nào đó yêu cầu mình sang làm shipper".
Như đã nói ở trên, mỗi nghề có một đặc thù khác nhau. Cách nhìn nhận thuộc vào bản thân của mỗi người. Nhưng cái chính là tìm được đam mê, để rồi từ đó vươn lên tự tạo nên thành quả và hài lòng với thành quả đó.
Thu phí không dừng: Mờ nhạt quản lý chất lượng và chăm sóc khách hàng Vẫn còn nhiều bất cập về lỗi đọc thẻ, dán thẻ ảo, chuyển đổi dịch vụ dán thẻ, trục trặc đường truyền dẫn đến ùn tắc, tự động không dừng nhưng vẫn... dừng. Suốt thời gian tăng tốc vừa qua, Bộ GTVT đặt một áp lực lớn lên vai các nhà cung cấp dịch vụ, buộc họ có sự chuyển dịch căn bản...