Bỏ việc Microsoft vì chán để khởi nghiệp, người đàn ông 38 tuổi lập nên mạng xã hội có trên 1 tỷ người dùng, vượt mặt từ Mark Zuckerberg đến Jack Ma
Ông chủ TikTok sắp trở thành người giàu nhất Trung Quốc ở tuổi 38.
Mới chỉ năm ngoái, ByteDance – công ty mẹ TikTok, startup giá trị nhất thế giới vẫn đang chịu áp lực từ nhiều phía. Chính quyền của ông Trump muốn công ty này phải bán bớt tài sản ở Mỹ. Trong khi đó tại quê nhà, họ phải chịu áp lực khi chính quyền Bắc Kinh mạnh tay chấn chỉnh các startup công nghệ. Chưa kể đến việc Ấn Độ đã đưa một vài ứng dụng mạng xã hội của công ty này vào danh sách đen.
Tuy nhiên vượt qua tất cả những trở ngại ấy, ByteDance vẫn phát triển. Hiện tại, nhà sáng lập công ty là Zhang Yiming, 38 tuổi là một trong những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên điều này khiến ông lo sợ hơn là vui mừng.
Cổ phiếu công ty được giao dịch trên thị trường tư nhân ở mức định giá 250 tỷ USD. Ở mức này, Zhang – người sở hữu 1/4 ByteDance có thể nắm trong tay khối tài sản lên tới hơn 53 tỷ USD, đưa ông đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú giàu nhất Trung Quốc dưới 40 tuổi, theo dữ liệu của Viện nghiên cứu Hurun Thượng Hải. Thậm chí Hurun còn dự báo, “cha đẻ” TikTok có thể trở thành người giàu nhất nước này.
“Khả năng Zhang Yiming trở thành người giàu nhất Trung Quốc đến từ giả định ByteDance niêm yết thành công”, Rupert Hoogewerf – Chủ tịch của Hurun cho biết.
ByteDance nổi tiếng với những ứng dụng video ngắn TikTok và ứng dụng thu thập tin tức Toutiao. Năm ngoái, doanh thu công ty này đã tăng gấp đôi sau khi mở rộng thêm ngoài lĩnh vực quảng cáo, chuyển hướng sang cả thương mại điện tử và game trực tuyến. Hiện họ đang cân nhắc lựa chọn IPO một vài mảng kinh doanh.
Video đang HOT
“Zhang là một người nổi tiếng luôn suy xét trong dài hạn và không dễ bị thuyết phục bởi những thành công trong ngắn hạn”, theo Ma Rui – một nhà đầu tư. “Ông ấy đang thiết lập một doanh nghiệp toàn cầu, bền vững”.
Trong vòng gọi vốn mới nhất, ByteDance đã đạt giá trị 180 tỷ USD, tăng 20 tỷ USD so với 3 năm trước. Tuy nhiên, một nguồn tin của tờ Bloomberg tiết lộ, ở thị trường tư nhân, một vài nhà đầu tư gần đây đã bán cổ phiếu công ty này ở mức định giá 350 tỷ USD.
Tuy nhiên, đây có vẻ là một tin không hay với Zhang khi mà thời gian này ở Trung Quốc, chính phủ đang nỗ lực điều chỉnh lại quyền lực của các tập đoàn lớn trong nước và những nhà sáng lập tỷ phú của họ.
Cứ nhìn Jack Ma là biết. Sau khi bị điều tra về cáo buộc độc quyền, nhà chức trách Trung Quốc đã phạt Alibaba mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD và ngân hàng trung ương nước này thậm chí đã buộc phải cải tổ toàn bộ đế chế tài chính của Ant Group.
Dù hiện tại ByteDance không phải là mục tiêu của chính phủ Trung Quốc nhưng sự thống trị của họ trong lĩnh vực mạng xã hội cũng như lợi thế khi tiến hành các thỏa thuận của họ đều nằm trong các lĩnh vực nhạy cảm mà chính phủ Trung Quốc đang để mắt tới.
“Sẽ không còn những cuộc chơi khó khăn ở Mỹ với ông Trump cũng như tiềm năng bị cấm hoặc buộc bán tài sản. Tuy nhiên, áp lực về giá cổ phiếu công nghệ và chính phủ Trung Quốc là một phần có thể khiến ByteDance gặp khó khăn”.
Sinh ra tại tỉnh miền nam Long Nham, Zhang là con trai duy nhất trong gia đình. Ông học lập trình tại đại học Nankai. Tại đây ông đã thu hút được rất nhiều lượng người theo dõi trên diễn đàn trực tuyến của trường nhờ việc luôn sửa máy tính giúp bạn học cùng lớp. Ông gia nhập Microsoft khi vừa mới tốt nghiệp sau đó vì cảm thấy chán công việc nên đã nghĩ tới chuyện khởi nghiệp.
Bước đột phá của Zhang tới vào năm 2012 khi từ căn hộ ở Bắc Kinh, ông tạo ra bom tấn đầu tiên của ByteDance – một ứng dụng chia sẻ các câu chuyện hài dù sau đó nó đã bị chính quyền yêu cầu gỡ bỏ.
Sau khi nỗ lực với ứng dụng trong mảng tin tức, Zhang mới tạo ra TikTok, ứng dụng hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu cùng một ứng dụng sinh đôi dành riêng cho thị trường Trung Quốc mang tên Douyin. Công ty này đã thu hút những nhà đầu tư tên tuổi gồm Softbank, Sequoia Capital…
Nhân viên sang chấn tâm lý khi làm việc tại TikTok
Một quản trị nội dung TikTok đã kiện công ty của mình do không cung cấp môi trường làm việc an toàn, khiến cô gặp rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
TikTok là một trong các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới.
Theo đơn kiện mà Business Insider có được, Candie Frazier tố cáo TikTok và công ty mẹ ByteDance đẩy họ vào hoạt động làm việc nguy hiểm bất thường. Luật sư của Frazier cho biết, TikTok đã trả đũa nhân viên của mình bằng cách cấm cô quay lại làm việc, một ngày sau khi kiện.
Đơn kiện cho thấy công việc của Frazier đòi hỏi cô dành 12 tiếng mỗi ngày để xem các nội dung khó chịu. Khi làm việc, Frazier chứng kiến "hàng ngàn hành vi vô cùng bạo lực và cực đoan", trong đó có hiếp dâm trẻ em, phanh thây động vật, tấn công tình dục, xả súng...
Do tiếp xúc nội dung độc hại liên tục với cường độ cao, Frazier gặp rối loạn căng thẳng sau sang chấn, lo lắng, bất an, trầm cảm. Cô cũng gặp ác mộng và liên tục nghĩ về những video đã xem khi cố gắng chìm vào giấc ngủ.
Dù nhận thức được công việc quản trị nội dung có tác động như thế nào, TikTok và ByteDance được cho là không áp dụng tiêu chuẩn an toàn của cả ngành như vô hiệu hóa âm thanh, thu nhỏ hay làm mờ các nội dung nhạy cảm. Đơn kiện còn tố hai công ty không cung cấp hỗ trợ sức khỏe tinh thần tương xứng.
Quản trị nội dung xem từ 3 tới 10 video một lúc và dành không quá 25 giây cho mỗi video vì khối lượng quá lớn, vẫn theo đơn kiện. ByteDance và TikTok có thể giám sát quản trị nội dung thông qua chương trình đánh giá video độc quyền để xác minh xem họ có tuân thủ thời gian hay không. Công ty có thể trì hoãn không trả lương nếu một nhân viên nghỉ quá thời gian cho phép.
TikTok từ chối bình luận về vụ kiện nhưng khẳng định nền tảng luôn cố gắng mang đến môi trường chu đáo cho nhân viên và nhà thầu.
Frazier được Telus International, một nhà thầu quản trị nội dung cho TikTok, tuyển dụng. Cô là quản trị viên nội dung cấp một từ tháng 1/2018.
Frazier đòi bồi thường cho cô và các quản trị nội dung Mỹ khác, những người phải tiếp xúc với hình ảnh và video khó chịu trên TikTok và yêu cầu TikTok, ByteDance hỗ trợ, điều trị tâm lý cho họ.
Quản trị viên gặp vấn đề tâm lý khi làm việc là một vấn đề lớn tại các nền tảng mạng xã hội. Năm 2020, Facebook trả 52 triệu USD để dàn xếp vụ kiện với các quản trị viên bị chẩn đoán PSTD.
TikTok Trung Quốc 'xử' gần 1 triệu nhà sáng tạo nội dung Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, cho biết đã trừng phạt 917.000 nhà sáng tạo nội dung và cấm cửa vĩnh viễn 11.000 người bán hàng trực tuyến trong năm 2021. TikTok là một trong các ứng dụng giải trí phổ biến nhất thế giới. Douyin và TikTok là hai nền tảng chia sẻ video ngắn của ByteDance. Công ty này đang...