Bố u mê vì mấy công ty đa cấp
Bố mẹ tôi có 3 cô con gái đều đã lấy chồng. Bố chưa bao giờ đánh mắng chúng tôi, từ trẻ đến giờ hơn 60 tuổi vẫn là người chịu khó tính toán làm ăn.
Ảnh minh họa
Ngày trước, tôi luôn tự hào là con bố, khoảng 3 năm gần đây bố bắt đầu đi vào các công ty đa cấp biến tướng, mô hình chung là dụ người chơi (mà người ta gọi nhau là nhà đầu tư) đưa tiền vào, sau đó hàng ngày hoặc hàng tháng sẽ được rút ra một phần gốc và lãi trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của người chơi.
Thời gian đầu tiền về rất đều và tăng lên nhanh, bố tham gia đến hơn chục công ty như thế. Càng ngày càng được tiền càng ham, bố dồn toàn bộ tiền có được rồi cắm cả sổ đỏ cho ngân hàng để lấy tiền đem đi đầu tư, thêm nữa mượn cả sổ đỏ nhà chị gái tôi để vay ngân hàng.
Video đang HOT
Đợt dịch Covid năm ngoái, các công ty mà bố đổ tiền vào lần lượt mất tích. Lúc đầu 1-2 công ty bị sập, cả nhà nói bố đừng đổ tiền vào nữa, tiền của các công ty khác đổ về thì giữ lấy, bố không nghe. Tiền về bao nhiêu bố lại mang đi tái đầu tư bấy nhiêu, lãi suất cao và mong muốn gỡ lại làm ông như con thiêu thân, không rút ra được. Đến lúc các công ty biến mất, bố ôm một khoản nợ ngân hàng vì cắm hai sổ đỏ và rất nhiều khoản nợ tín chấp, tiền lãi và gốc hàng tháng khoảng 20 triệu. Dần dần bố không có khả năng trả nợ, buộc phải bán mảnh đất đang cầm cố ở ngân hàng. Trước khi bán, bố cam kết với con cái sẽ không đầu tư vào mấy công ty như thế nữa (bố mẹ đã ở trong ngôi nhà khác xây trên đất nông nghiệp từ lâu). Đất ở quê rẻ, bán chỉ được mấy trăm triệu, lấy nửa tiền đó trả vào khoản vay thế chấp nhà của chị gái tôi, trả tiền ứng của người mua để rút sổ từ ngân hàng ra, chỉ còn mấy chục triệu, vì thế bố gây sức ép lên cả nhà để được cầm đi đầu tư tiếp.
Tôi và em út đi vay mỗi người 50 triệu về trả nợ tín chấp cho bố (hai chị em đều mới mua nhà trả góp, nợ nần còn nhiều nên không có tiền). Bố vẫn còn một khoản nợ hơn 200 triệu thì mới rút được sổ đỏ nhà chị gái tôi về. Gia đình chị gái tôi bao năm nay vẫn sống dưới sự bao bọc của bố mẹ, việc ông bà vỡ nợ không hỗ trợ được nữa đã làm cho anh chị lao đao, dĩ nhiên không thể giúp gì được việc trả nợ này. Tôi với em út đã bàn nhau, tiền nhiều để cho bố trả hết nợ thì không có nhưng tiền sinh hoạt hàng tháng cho bố mẹ thì chúng tôi vẫn lo được. Ông bà còn có một cơ sở sản xuất nước tinh khiết nhỏ, giờ cho cô người làm nghỉ mà ông tự làm thì hàng tháng cũng được 5-7 triệu, đủ trả nợ mỗi tháng khoản nợ hơn 200 triệu đó, việc cũng nhẹ nhàng với ông.
Vậy mà bố tô không nghe, luôn có ước mơ kiếm tiền tỉ, thậm chí vẽ ra tương lai có mười mấy tỉ, anh em họ hàng ai cũng khuyên mà không được. Rồi ông lại đi vay tiếp, mấy trăm triệu tiếp tục ra đi. Tôi và em út đã nói với bố: “Từ giờ nếu ông bà ốm đau bệnh tật hoặc chi tiêu sinh hoạt thì bọn con lo, còn các khoản nợ không lo nữa”. Chúng tôi đi làm lương không cao, lo trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình xong thì cố gắng vun vén mới có tiền cho ông bà hàng tháng, thật sự không gánh nổi nợ ngày càng to của ông. Mấy hôm nay ông tìm người mua để bán nốt ruộng, tôi không thể tin được một người minh mẫn, làm ăn bao năm như bố giờ lại u mê và khó bảo đến thế. Dường như không có cách gì làm ông tỉnh dậy khỏi cơn mê. Chúng tôi nên làm gì bây giờ?
Nhà nội chỉ nhận mà không muốn trao gì cho chúng tôi
Tôi 29 tuổi, lấy chồng được 6 năm, đang làm nhân sự cho một công ty đa quốc gia. Chồng hơn tôi hai tuổi, đi công tác nhiều, thu nhập gấp đôi tôi.
Ảnh minh họa
Chúng tôi có một bé trai 5 tuổi, hai mẹ con đang sống ở nhà ngoại để tiện cho công việc và tiết kiệm chi phí. Ông bà ngoại đã về hưu, em tôi cũng tốt nghiệp đại học và đi làm. Vợ chồng xác định tự túc và rất may mắn có ông bà ngoại hỗ trợ. Hàng tháng, tôi gửi ông bà tiền học và tiền ăn của hai mẹ con, tham gia một gói bảo hiểm cho con trai. Chúng tôi được ông bà cho một mảnh đất và tự mua căn hộ với 40% giá trị, còn lại mượn ngân hàng. Ngoài ra, chúng tôi có tài trợ tiền học phí cho em chồng từ lúc đang học lớp 12 tới giờ là học cao đẳng.
Nhà bố mẹ chồng đông con, đến thời điểm hiện tại chỉ còn một em gái chồng đang đi học, những anh chị em còn lại đã có công việc và thu nhập trung bình. Bố mẹ chồng ở quê cách nhà tôi khoảng 120 km, làm nông, có vườn trồng cây ăn trái, ao cá, nuôi thêm nhiều gia cầm, thế nhưng luôn trong tình trạng không có tiền và rất hay gọi điện xin tiền các con. Riêng vợ chồng tôi đã tài trợ tiền học phí cho em chồng nên các khoản xin vặt bố mẹ hạn chế hơn, tầm 3 - 4 lần trong một năm và mỗi lần khoảng 2 triệu.
Bố mẹ chồng tôi gần 60 tuổi, xuề xòa, quan niệm chỉ cần lo cho con đi học, nuôi ăn ngày 3 bữa chứ không dạy dỗ, quan tâm tinh thần con cái. Khi các con đã đi làm thì mặc định làm ở Sài Gòn tiền nhiều, xin là phải cho, nếu không cho ông bà sẽ kể công. Tính ông bà sĩ diện, hay dòm ngó anh em xung quanh, người ta mua sắm gì mới là ông bà cũng muốn có, con ai làm lương cao và cho được bố mẹ họ thì ông bà so sánh và chì chiết con mình, trong khi ông bà không hiểu là con người ta được như vậy cũng do bố mẹ họ vun đắp, động viên phần nào. Ông bà cũng không có một khoản tiết kiệm nào để dưỡng già.
Về chồng tôi, là người lành tính, thật thà và thẳng thắn. Chúng tôi là bạn học đại học cùng trường, sau này đi làm thì lấy nhau. Anh sống đơn giản và vô tư, đặc biệt là lười biếng khi cần quyết định các vấn đề liên quan đến đất đai, tài sản, con cái nên phó thác cho tôi. Tôi là người tìm hiểu, đưa ra định hướng và tự quyết luôn. Chồng cũng không phải người chu đáo hay sâu sắc. Các dịp lễ, sinh nhật, tôi thường nhắc và đòi quà; dù đòi trước cả một tháng anh cũng không có vì đã đưa hết lương cho tôi rồi, lúc tôi làm quá lên thì anh mua cho có, chứ không thật sự đầu tư. Riết rồi tôi quy ra tiền, yêu cầu anh chuyển khoản. Tôi chăm lo cho chồng đầy đủ, từ những thứ nhỏ nhất như trang phục, ngoại hình, thậm chí cho tới cả định hướng công việc, tìm công ty phù hợp và cách giao tiếp đồng nghiệp. Sếp và đồng nghiệp công ty anh thỉnh thoảng vẫn nói anh lấy được tôi quá khỏe, mọi thứ có tôi tư duy và sắp xếp, chồng chỉ cần làm theo.
Anh luôn nhường nhịn bố mẹ chồng, các em và bà con xa, cũng nhường nhịn tôi trong cuộc sống nhưng thường xuyên vì những người không đâu mà ảnh hưởng tình cảm với tôi. Ví dụ, lúc gia đình bên anh ăn uống, bà con ngồi nói chuyện khích bác nhau, động tới anh, anh chỉ cười. Tôi ở đó đợi xem anh phản ứng ra sao, rốt cuộc anh im lặng. Khi những người đó nói động chạm tới tôi, tôi nhịn tới lần thứ ba mới nói vào mặt họ một cách nghiệt ngã thì anh cho rằng vợ ghê gớm, không nể mặt chồng và coi thường bà con nhà chồng. Cũng nhờ vậy, những người đó không dám lộng ngôn trước mặt tôi nữa. Tất nhiên, sau lưng họ vẫn rêu rao tôi láo, chồng tôi nhu nhược, không dám và không biết dạy vợ.
Anh luôn muốn giúp đỡ mọi người, đặc biệt là anh em bà con bên nội, cũng hỏi qua tôi trước khi giúp họ. Tôi hiểu anh giúp người là do bản tính tốt, nhưng cũng có vài phần sĩ diện trong đó. Những người bà con mà anh giúp thường không bao giờ họ qua lại, chỉ khi họ cần mới liên lạc anh. Tôi không can ngăn anh giúp đỡ nhưng chỉ đồng ý giúp một phần hoặc số tiền nhỏ, bằng chính tiền của anh kiếm ra. Tôi hiểu họ chỉ đang lợi dụng anh, sẽ ỷ lại và mượn thêm nhiều lần nữa.
Anh không từ chối khi người khác cần nhưng lúc anh gặp khó khăn thì nhớ tới ông bà ngoại đầu tiên. Khi đó tôi hỏi sao anh không nhờ người nhà nội trước, anh trả lời rằng họ nghèo, biết thừa họ không có để giúp thì hỏi làm gì cho mất công. Hướng giải quyết của tôi là mỗi người xoay một nửa, tuyệt đối không làm phiền hay ỷ lại ông bà ngoại. Tôi là người biết điều, không hề keo kiệt. Tôi sinh con ở nhà ngoại 3 tháng rưỡi, sau đó mang con lên Sài Gòn để đi làm lại. Mẹ chồng lên chăm cháu đến khi con tôi tròn 7 tháng thì về lại quê cơm nước cho bố chồng. Khi mẹ về, tôi biếu tiền đầy đủ, coi như trả tiền thuê bà trông cháu hơn 3 tháng, mua quần áo tặng bà, các dịp lễ gửi quà và biếu tiền. Khi chồng hoặc tôi bệnh và phải mổ, bố mẹ chồng cũng chỉ gọi điện hỏi thăm chứ không có mặt, lý do là ngại không muốn lên, dù ông bà ở nhà không bận gì và khoảng cách cũng không xa. Chính những lúc như vậy tôi lại thấy uất ức vì chúng tôi luôn có trách nhiệm với các đòi hỏi của bố mẹ chồng, nhưng khi khó khăn hay bệnh tật lại không thấy họ đâu. Tiền của con cái thì bố mẹ chồng luôn tìm mọi cách bòn rút, từ cái thẻ điện thoại nhưng không thể hiện trách nhiệm.
Sau nhiều chuyện, tôi không mặn mà với họ mà chỉ làm đúng nghĩa vụ của mình. Tôi quan niệm, không cái gì hiển nhiên, tình cảm cũng cần phải vun đắp và đầu tư, chỉ có mình tôi hay chồng cho đi trong khi những người khác chỉ biết nhận thì tôi thà không có những người bà con này. Tôi mạnh mẽ hơn chồng, cũng thương chồng nhiều, khi thấy mọi người lợi dụng anh là lại thương anh hơn. Chồng đối xử tốt và được gia đình tôi quý mến, tin tưởng; thế nhưng nếu anh cứ mãi im lặng để mặc mọi người đối xử như hiện tại thì tôi lại dằn vặt anh. Tôi tự nhủ phải lơ những người đó đi để sống mà không biết làm sao để chồng cũng đối xử trong giới hạn với những người đó, từ đó trân trọng vợ hơn. Xin mọi người tư vấn giúp tôi.
Hết hơi lấy lòng mẹ chồng giàu, di chúc đọc lên chồng tôi lịm ngay tại chỗ Ngày mẹ chồng tuyên bố di chúc, tôi dậy rất sớm với một tâm trạng hân hoan, sung sướng. Nghĩ đến mình sắp đổi đời giàu có, ai có thể không hạnh phúc? Tôi 31 tuổi, lấy chồng được 4 năm rồi. Vợ chồng tôi đã có một bé trai lên 3 tuổi. Mấy năm qua chúng tôi vẫn sống chung với mẹ...