Bỏ túi những công thức món ăn vùng miền nổi tiếng tại An Giang
Nếu bạn yêu thích văn hóa ẩm thực vùng miền và mong muốn tự tay chế biến nên những món ăn ngon cho người thân thì hãy cùng Sài Gòn Tiếp Thị khám phá những công thức món ăn nổi tiếng tại An Giang.
Nếu như mắm cá lóc là món mắm thường được các tín đồ sành mắm nhắc nhiều thì món cháo bò Tri Tôn lại lấy lòng du khách phương xa bởi hương vị lạ miệng. Còn gà đốt Ô Thum, một sản vật của người đồng bào Khmer lại giúp địa danh hồ Ô Thum nổi tiếng khắp cả nước.
Sau đây là công thức thực hiện những món ăn vừa nêu trên để mọi người có thể trổ tài đầu bếp dịp cuối tuần, tạo nên những bữa cơm ấm cúng bên người thân.
Mắm cá Lóc
Nguyên liệu: Cá lóc, thính (gạo rang xay nhuyễn), nuớc mắm ngon, muối hột, đường thốt nốt.
Cách làm: Sơ chế cá lóc: Cá lóc sau khi mua về rửa sạch, bỏ ruột, mang, vảy dưới vây và các mạch máu. Sau đó, rửa thật sạch cá nhiều lần với nước chanh pha loãng để cá bớt tanh và bớt nhớt rồi để ráo. Cá khi đã ráo, phi lê cá hoặc cắt thành 3 – 4 khúc vừa ăn. Lưu ý: Để khử mùi tanh và nhớt của cá, có thể dùng muối hạt chà xát trực tiếp lên mình cá, sau đó đem cá đi rửa sạch lại nhiều lần với nước.
Cách làm (tt): Ướp cá: Cho cá đã cắt vào hũ thủy tinh, xếp lần lượt 1 lớp cá rồi tới 1 lớp muối, sau đó nhấn xuống để muối lấp đầy các khoảng trống trong hũ. Dùng cây tre hoặc cây đũa gài chặt cá đã ướp và đậy kín nắp hũ lại, để ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời khoảng 10-15 ngày cho cá thấm muối. Lưu ý: tùy theo sở thích, nếu không muốn ăn mắm quá mặn, có thể giảm lượng muối lại để ướp cá. Tuy nhiên không nên giảm lượng muối quá nhiều sẽ làm mắm cá bị nhạt và không bảo quản được lâu.
Cách làm (tt): Trộn thính: Sau khoảng 10-15 ngày, muối tan ra và ngấm vào cá thì lấy hũ ra, chắt bỏ nước muối, mang cá ra rửa sơ để ráo cho thính gạo rang vào trộn đều cho thính ngấm vào cá. Khi thính đã ngấm đều vào cá, tiếp tục dùng cây đũa gài chặt cá lại, cho phần mắm ngon lên mặt cá. Đậy nắp để ở nơi khô ráo và tráng ánh nắng mặt trời khoảng 2 tháng.
Cách làm (tt): Hoàn thành: Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 0,4 lít nước và 1kg đường thốt nốt, đun đến khi nước đường sôi thì vớt bỏ bọt cho nước trong và giúp mắm cá bảo quản được lâu hơn. Tiếp tục khuấy đều đến khi nước đường sệt lại thì tắt bếp, để nguội. Lấy hũ đựng cá đã thấm thính sau 2 tháng ra, rữa sạch lại với nuớc, cho nước đường bên trên vào sau ngặp mặt cá. trộn đều và để ở nơi khô ráo cho đường thấm vào cá. Sau khoảng 2 – 3 tháng khi cá đã được ủ kỹ, các gia vị ngấm đều vào cá là mắm cá đã hoàn thành.
Cách làm (tt): Thành phẩm: Mắm cá lóc sau khi hoàn thành có màu sắc bắt mắt và hương thơm đặc trưng. Cá thấm gia vị và săn chắc, có thể chưng mắm dùng ngay hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm món ngon. Chúc bạn thành công!
Video đang HOT
Nguyên liệu: Thốt nốt, bò phi lê, dưa kiệu ngâm chua, cà pháo ngâm chua, củ sen ngâm chua, rau sống các loại, bánh phòng tôm, nước mắm, đường, chanh, tỏi bằm, ớt xay, tiêu xay, muối bột, đậu phộng rang.
Cách làm: Sơ chế: Bò phi lê nguyên tảng ướp với ít muối tiêu say khoảng 15 phút, thốt nốt gọt vỏ rữa sạch vs nước , tỏi ớt bầm nhuyễn , chanh vắt lấy nước.
Cách làm (tt): làm sốt và chấm gỏi: Với sốt gỏi pha 1 muỗng canh nước mắm với 1 muỗng nước đun sôi để nguội, 1 muỗng cánh đường, 1 muỗng tương ớt, và 1/2 trái chanh vắt lấy nước, tỏi ớt đã bằm nhuyễn sau cùng cho tất cả hỗn hợp vào chén và khuyấy đều. Còn sốt chấm thì gồm 1 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh nước sôi để nguội, 1 muỗng cafe đường, 1 trái chanh, cho tất cả hổn hợp vào chén thêm tỏi ớt đã bầm nhuyễn vào khuấy đều.
Cách làm (tt): Bò phi lê ướp sau 15 phút thì cho vào áp chảo trên chảo chóng dính đến khi chín vừa (nhớ trở đều các mặt), các loại rau sống cuộn lại cắt 2/3 dao (không cắt nhuyễn), bánh phồng tôm chiên giòn. Cho rau sống vào giữa đĩa , bò và thốt nốt thái miếng vừa ăn cho vào hai mặt song song, các loại dưa kiệu sen kẻ vào giữa. Tiếp đến, rưới phần sốt gỏi lên trên bề mặt gỏi, sau cùng là rắc đậu phộng giã nát và trang trí hoa lên mặt. Món gỏi ăn kèm với nước chấm và đĩa bánh phồng tôm.
Gà Đốt Ô Thum
Nguyên liệu: Gà Ta 1,2 đến 1,8 kg, muối hột 0,5kg, muối nhuyễn, bột ngọt, bột tỏi, nước mắm, rượu trắng, sả cây, lá chúc, rau răm, hành tím, tỏi nguyên củ, dầu ăn.
Cách làm: Gà vặt lông làm sạch, bỏ ruột để nguyên con. Làm sốt ướp gồm 5g muối, 5g bột ngọt, 5g bột tỏi, 10g rượu trắng, 10g dầu ăn, 10g mắm rồi trộn tất cả gia vị cho vào ướp gà từ trong ra ngoài ( khoảng 30 phút).
Cách làm (tt): Cho muối hột vào thố đất (thố gang hoặc inox), sả xắt khúc đập dập lên, hành tím nguyên củ đập dập, lá chúc thái sợi lên, tiếp đến là rau răm và sau cùng là gà đã ướp sẵn vào và tỏi nguyên củ đã dạt mặt.
Cách làm (tt): Đậy nắp kín, đốt lửa vừa 10-20 phút hạ lửa nhỏ thêm 15-20 phút nữa là vừa chín. Lấy ra xối qua dầu cho vàng và giòn da. Sử dụng cùng mắm bò hóc hoặc giấm đường hay dùng cùng muối ớt đỏ tuỳ thích mỗi người.
Món cháo 'nội tạng' ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang
Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị lạ miệng, ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì rất hấp dẫn.
Nếu có dịp ghé thăm An Giang, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi non kỳ thú, hùng vĩ của một vùng bán sơn địa mà còn được khám phá, thưởng thức nền ẩm thực phong phú nơi đây.
Ngoài những đặc sản nức tiếng như mắm Châu Đốc, chè thốt nốt, bánh bò, gà hấp lá chúc,... ở An Giang còn có một món ngon bình dân nhưng hấp dẫn mọi thực khách gần xa. Đó là món cháo bò.
Cháo bò là một trong những món ăn nổi tiếng ở thị trấn Tri Tôn (An Giang), được nấu giống cháo lòng miền Bắc nhưng sử dụng nguyên liệu là nội tạng bò và thịt bò tươi (Ảnh: Đặc sản Tri Tôn).
Cháo bò là món ăn sáng dân dã được bán ở một số nơi của xứ núi nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là cháo bò Tri Tôn. Món cháo này được chế biến từ những con bò nuôi ở vùng Bảy Núi, trải qua quá trình nuôi vỗ cẩn thận nên có thịt mềm và thơm.
Để làm nên món cháo bò ngon, người dân Tri Tôn thường sử dụng gạo Sóc Miên (một loại gạo có nguồn gốc từ Campuchia) giúp cháo mềm, dẻo, có mùi thơm đặc trưng hơn so với các loại gạo khác. Bên cạnh đó, cháo cũng được hầm trên bếp than hồng luôn đỏ lửa để dậy mùi thơm, hấp dẫn du khách dù cách xa cả chục mét.
Nội tạng bò hầm cùng cháo. Phần lòng bò chưa dùng tới cũng được để trong nồi cháo giúp giữ nhiệt, ăn ngon hơn (Ảnh: Tiến Hưng).
Ngoài thành phần chính là gạo, món cháo còn được nấu cùng nội tạng bò thay vì thưởng thức riêng. Lòng bò được sơ chế sạch với nước muối để không bị hôi rồi cho vào nồi cùng lúc với gạo, hầm khoảng 1 tiếng để lòng chín mềm, đậm vị. Cuối cùng là đổ tiết (huyết) vào nồi cháo.
Đây được xem là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ nhất. Khi nước vừa sôi, người nấu phải canh giờ chuẩn xác, đổ thật khéo léo, đều tay sao cho tiết không bị phồng, xốp, giảm độ ngon.
Cháo bò gồm đầy đủ các nguyên liệu như lòng, gan, phèo, phổi, óc, tủy,... Đặc biệt phần tiết (huyết) cắt miếng nhỏ giúp món cháo có màu nâu nhạt đẹp mắt và hương vị đậm đà.
Nồi cháo nóng hổi có màu nâu nhạt, đầy đặn tiết cắt miếng và nhân (Ảnh: Quang Thiện).
Khi có khách gọi món, người bán mới bắt đầu múc cháo ra tô, thêm giá sống, húng quế, lòng và thịt bò tươi thái lát mỏng. Cháo nóng làm thịt sống chuyển thành thịt tái chín, có màu hồng đẹp mắt.
Món cháo bò Tri Tôn thường nấu lòng chung với cháo, thêm phần lòng xắt sẵn để riêng, cho thêm vào tô cháo khi có thực khách gọi món.
Cháo bò thưởng thức nóng, ăn kèm thịt bò tái và rau thơm,... (Ảnh: Quang Thiện).
Thực khách có thể cho thêm lá chúc, ngò gai (răng cưa) thái nhỏ hoặc vắt chút nước cốt quả chúc để món ăn dậy mùi thơm. Trái chúc được xem là một phần linh hồn của món cháo bò. Đây là loại trái đặc hữu của vùng Tịnh Biên và Tri Tôn, bề ngoài giống như chanh nhưng vỏ sần sùi và có vị chua dịu, thanh mát.
Với phần lòng bò được thái sẵn, để riêng, cho thêm vào tô cháo khi gọi món, thực khách có thể chấm kèm nước mắm gừng, từ từ cảm nhận độ giòn, mềm và mùi vị đặc trưng của bò bản địa.
Tô cháo đầy đặn lòng, thịt, ăn kèm rau thơm, giá sống, tạo hương vị đậm đà, hài hòa khó quên (Ảnh: Quang Thiện).
Một điều đặc biệt khác khiến món ăn dân dã này trở nên "hút" khách chính là cháo bò có thể ăn kèm với bún tươi hoặc bánh mì. Vì phục vụ chủ yếu là những người lao động chân tay, có thu nhập thấp nên món cháo này thường được nấu lỏng để thực khách có thể ăn cùng bún tươi, bánh mì.
Sự kết hợp độc đáo tưởng chừng như vô lý nhưng lại rất thuyết phục, không hề làm giảm đi độ ngon của cháo mà còn bổ sung thêm tinh bột giúp thực khách no lâu.
Cháo bò ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì rất ngon, tạo nét khác biệt (Ảnh: Quang Thiện).
Mỗi suất cháo bò có giá khoảng 25.000 - 30.000 đồng. Nếu thực khách muốn ăn thêm lòng, óc hoặc tủy thì giá tăng hơn. Cháo bò là món ăn sáng dân dã của người An Giang và đặc biệt rất "cháy" hàng. Thực khách muốn thưởng thức suất cháo đầy đủ nguyên liệu thì phải đến quán từ sớm.
Từ món ăn dân dã của người địa phương, cháo bò dần trở nên nổi tiếng, được du khách thập phương biết đến và thưởng thức mỗi khi có dịp ghé Tri Tôn (Ảnh: Người miền Tây).
Về xứ mắm thưởng thức món gà đốt Ô Thum Nhắc đến thủ phủ mắm An Giang, mọi người thường nhớ đến các loại mắm ngon từ cá hay các sản vật của miền sông nước. Thế nhưng, nơi này còn có món gà đốt Ô Thum nổi tiếng gần xa, du khách nào ghé thăm đều mong chờ thưởng thức. Qua thông tin báo đài, món ăn này có nguồn gốc từ...