‘Bỏ túi’ những công nghệ mới phục vụ việc học hành
Sự kết hợp giữa màn hình cảm ứng và Windows 8 cũng như công nghệ điện toán đám mây giúp việc học hành trở nên đơn giản và thú vị hơn.
Sau khoảng thời gian dài trầm lắng trước sự phát triển của điện thoại thông minh và tablet, thị trường máy tính xách tay sôi động trở lại từ khoảng tháng 9 vừa qua. Đây là thời điểm sức mua tăng mạnh với đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên muốn tìm một mẫu laptop phù hợp cho năm học mới.
Không nằm ngoài dự đoán từ trước, các nhà sản xuất đồng loạt tung ra thị trường nhiều mẫu laptop có mức giá rẻ nhưng trang bị nhiều công nghệ mới vốn chỉ nằm ở các model cao cấp trước đây. Tuy nhiên, sự phong phú này cũng khiến người dùng cảm thấy bối rối hơn khi có quá nhiều lựa chọn.
Chính vì vậy, hiểu rõ lợi ích mà những công nghệ, trang bị mới mang lại sẽ giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi lựa chọn sản phẩm. Cùng điểm qua các công nghệ mới mà người dùng có thể tận dụng phục vụ việc học của mình.
Windows 8 và màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng không phải là trang bị mới nhưng nó bất ngờ trở nên hữu ích hơn bao giờ hết khi xuất hiện cùng hệ điều hành Windows 8 trong năm nay. Sử dụng giao diện mang tính cách mạng Modern UI, các mẫu laptop cảm ứng mang đến trải nghiệm tiện dụng và nhanh chóng không thua kém gì máy tính bảng, loại thiết bị đang được rất nhiều người dung ưa thích hiện nay.
Windows 8 ra đời đánh dấu sự có mặt ồ ạt của máy tính màn hình cảm ứng.
Sự kết hợp hoàn hảo này đã khiến người dung cảm thấy hào hứng và giúp các model có trang bị tính năng này rất được chú ý trên thị trường. Công nghệ cảm ứng này giúp sinh viên luyện tập các bài kiểm tra IQ, ngoại ngữ, GMAT một cách thuận tiện, nhanh chóng và đúng cách bằng cách thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng của máy thay vì phải dùng chuột.
Hơn nữa, việc truy cập các trang web để tìm kiếm tài liệu cũng như ghi chép trở nên thuận tiện hơn với việc sử dụng bằng tay. Ngoài ra, chợ ứng dụng Windows Store cũng đang ngày một phong phú hơn về số lượng trong khi chất lượng không ngừng được cải thiện. Nếu Android hay iOS nổi tiếng với hàng loạt ứng dụng phục vụ giải trí thì Windows Store được xem là thư viện hỗ trợ làm việc, học tập đáng giá.
Sau một năm có mặt, thị trường máy tính xách tay có mặt khá nhiều thương hiệu laptop màn hình cảm ứng trang bị Windows 8, tiêu biểu có Asus, Sony, Acer… Hầu hết các sản phẩm này nằm ở phân khúc cao cấp, tuy nhiên cũng có hãng đầu tư mạnh cho các thế hệ notebook mới này như Asus khi đánh mạnh vào nhiều phân khúc từ phổ thông, trung cấp đến cao cấp với dòng laptop cảm ứng đang nổi là Asus VivoBook.
Với đa dạng các phiên bản màn hình từ 12 đến 15 inch, thiết kế cao cấp bằng vỏ nhôm cơ động và giá bán phù hợp, Asus chiếm lĩnh khá tốt thị trường máy tính màn hình cảm ứng và trở thành thương hiệu chiếm thị phần laptop cảm ứng cao nhất trên thế giới (Theo GFK & NPD Q1/2013).
Điện toán đám mây
Thuật ngữ “điện toán đám mây” xuất hiện và trở nên phổ biến trong vòng chỉ khoảng vài năm lại đây. Song xu hướng này đang được các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng chú trọng do đáp ứng được nhiều tiêu chí: nhanh, tức thì, tiết kiệm, khả năng chia sẻ cao.
Đối với người dùng là học sinh, sinh viên, các ứng dụng “đám mây” rất hữu dụng. Ngoài việc lưu trữ, chia sẻ dữ liệu học, các bạn còn có thể soạn thảo các mẫu khảo sát, thu thập đóng góp của các thành viên trong nhóm, trong lớp hoặc các đối tương liên quan phục vụ cho các chương trình học tập, nghiên cứu hoặc ngoại khóa.
Đối với người dùng laptop, bên cạnh các dịch vụ đám mây phổ biến như Google Driver, Dropbox, Skydriver, Box…, nhiều nhà sản xuất còn cung cấp miễn phí cho các khách hàng của mình các gói sử dụng miễn phí suốt đời hoặc có giới hạn thời gian.
Đơn cử như phiên bản laptop của Asus gồm X450/X550, K450… đều được hãng hỗ trợ một tài khoản đám mây 32 GB Asus Webstorage miễn phí trong 3 năm cho người sở hữu. Với tiện ích này, người dùng có thể trải nghiệm các ứng dụng online theo xu hướng công nghệ mới nhất.
Video đang HOT
Bàn phím và bàn rê chuột
Bàn phím và bàn rê chuột là hai yếu tố mang tính cơ bản và truyền thống của bất kỳ chiếc laptop nào. Tuy nhiên, việc chú ý nhiều hơn về thói quen của người dùng lẫn nỗ lực áp dụng các công nghệ tiên tiến vào bàn phím và bàn rê chuột khiến đây cũng là những công cụ hỗ trợ tốt cho việc học hành, làm việc.
Bàn phím là nơi tiếp xúc nhiều nhất của người dùng với máy tính, đặc biệt là sinh viên. Nên chú ý đến cảm giác đánh máy, khoảng cách giữa các phím, độ nảy và nhạy phím hợp lý. Để có đánh giá cơ bản về chất lượng bàn phím, tốt nhất là hãy thử đánh một đoạn văn bản khi chọn mua máy tại cửa hàng.
Asus đang đưa vào các laptop K series, X series bình dân bàn phím nguyên khối liền mạch cứng cáp, với hơn 100 điểm hàn cùng khung kim loại cứng cáp, bàn rê chuột nhận diện cử chỉ trực quan thông minh. Đây là các tính năng đang được nhiều người yêu thích.
Touchpad cỡ lớn và hỗ trợ tiếp nhận thao tác đa chạm điểm đang được người dùng ưa chuộng vì tính linh hoạt, nhanh nhạy của nó, việc chạm, nhấp, cuộn, xoay, các tác vụ trở nên dễ dàng và tự nhiên. Các laptop thế hệ mới được trang bị touchpad công nghệ mới này như Asus VivoBook, X450, K550…
Cổng USB thông minh
Nếu như năm ngoái, cổng USB chuẩn 3.0 mới chỉ có mặt trên một số ít các mẫu laptop cao cấp và rất hạn chế về số cổng trên một máy thì năm nay tình trạng này đã được cải thiện. Nhiều model ở tầm trung và giá rẻ đã sử dụng USB 3.0 khiến tiêu chuẩn này trở nên phổ biến và giúp ích không nhỏ trong việc sử dụng và tương tác với máy tính hàng ngày.
USB 3.0 có tốc độ truyền tải dữ liệu, sao lưu nhanh gấp 10 lần so với với chuẩn USB 2.0. Nhờ vậy, các bài giảng audio, video dung lượng lớn sẽ không mất thời gian để sao chép khi sử dụng các cổng USB 3.0. Một số cổng USB 3.0 còn có chức năng sạc giúp người dùng sạc các thiết bị ngoại vi của mình như điện thoại, máy nghe nhạc… Tuy nhiên, người dùng cần đầu tư một ngân sách “thoáng” hơn nếu muốn sở hữu một chiếc laptop có công nghệ này như Asus N series, U series hoặc PU500.
Theo VNE
Những xu hướng công nghệ hái ra tiền trong năm tới.
Cả thế giới sẽ tiêu tốn khoảng 2.1 triệu tỷ đô vào công nghệ trong năm 2013.
Hầu hết các công ti đều đã sẵn sàng hầu bao để cập nhật những sản phẩm công nghệ mới nhất. Người dùng cũng đang mong chờ thế hệ những smartphone, tablet hay ứng dụng sắp ra mắt vào năm 2013 này.
Dự đoán, chi tiêu vào công nghệ thông tin cũng sẽ tăng 6%.
Công nghệ sẽ phát triển cực nhanh với những nước đang phát triển.
Những nước đang phát triển là một thị trường đầy tiềm năng với các thiết bị công nghệ cao.
Những khu vực như châu Mỹ La tinh, Trung và Đông Âu, và Trung Đông sẽ chi khoảng 730 tỷ đô vào công nghệ thông tin, tăng gần 9%. Một phần ba số khách hàng của các nhà cung cấp sẽ đến từ các khu vực này.
2013 sẽ là năm quyết định với một số nhà sản xuất di động.
Dự đoán những xu hướng trong năm 2013:
- Kích thước của máy tính bảng sẽ nhỏ hơn 8 inches, chiếm hơn 60% doanh số bán ra.
- Thị trường cho smartphone và máy tính bảng sẽ tăng trưởng 20%.
2013 sẽ là năm quyết định đối với một số nền tảng. Những nền tảng mà lợi nhuận chia cho phía phát triển ứng dụng thấp hơn 50% sẽ khó có thể sống sót được. Google và Apple đã qua được mốc đó, Microsoft đang là 33% và RIM là 9%.
Những công ty công nghệ lớn sẽ mua lại những dịch vụ đám mây nhỏ.
Những phần mềm dịch vụ thật sự đã tạo nên một hiện tượng trong suốt 12 tháng qua, với những công ty lớn như Oracle và SAP đã tiêu tốn hàng tỷ đô để dọn đường cho họ tiến vào thị trường này.
"Sẽ có hơn 25 tỷ đô những vụ chuyển nhượng các công ty phần mềm dịch vụ trong 20 tháng tới, vượt mốc 17 tỷ đô trong 20 tháng vừa qua."
Một số công ty được đánh giá quá cao sẽ khó có thể được chuyển nhượng nhanh chóng như Salesforce.com, trị giá 22 tỷ đô, hay một dịch vụ đang tăng trưởng nhanh Box với giá 1.2 tỷ đô. Còn hàng tá công ty khác có thể sẽ nhanh chóng được chuyển nhượng, có thể kể đến những cái tên như Okta, Zenoss hay ServiceMax.
Những dịch vụ đám mây nhỏ hơn, chuyên biệt hóa hơn sẽ xuất hiện.
Vào 2012, rất nhiều công ty tung ra dịch vụ đám mây của mình, khiến việc sở hữu một đám mây của chính mình không còn là việc quá khó khăn.
Điều đó có nghĩa vào năm 2013, nhiều dịch vụ đám mây sẽ tự thu hẹp phạm vi của mình lại. Những số này sẽ tập trung vào các lĩnh vực khác nhau, như bệnh viện, công ty xây dựng, ngân hàng...
Ai cũng có thể trở thành một nhân viên IT.
Những người mà không phải chuyên gia công nghệ thông tin sẽ giữ nhiệm vụ mua những công nghệ cho công ty: mua lại thiết vị di động, dịch vụ chia sẻ đám mây hay ứng dụng di động cho chính họ.
Một số người gọi đây là hiệu ứng Dropbox. Những công ty như Box, Asana và Yammer dựa trên loại hình kinh doành này.
IDC dự đoán rằng vào năm 2013, những mô hình kinh doanh này sẽ phát huy tác dụng và những
Dữ liệu sẽ trở nên lớn hơn.
Giống như năm 2012 là năm mà các thiết bị di động và điện toán đám mây trở thành thứ không thể thiếu với bất kì một công ty nào, dữ liệu lớn (big data) sẽ là thứ mà mọi người cần vào năm 2013.
IDC dự đoán thị trường dữ liệu sẽ phát triển với tốc độ 40% mỗi năm. Hiện nay thị trường này đang trị giá khoảng 5 tỷ đô, nó sẽ đạt mốc 10 tỷ đô vào năm 2013 và 53 tỷ đô vào năm 2017.
Đã qua thời của những cơ sở dữ liệu cũ
Yellowstone, siêu máy tính chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.
Những cơ sở dữ liệu công nghệ mới sẽ có ảnh hưởng to lớn vào năm 2013.
Đây là những hệ thống tích hợp, nơi mà các công ty mua những máy tính có khả năng tính toán, dự trữ, xây dựng những gói mạng và phần mềm cùng nhau.
Một loại khác là những phần mềm xác định mạng, một cách mới để xây dựng các mạng lưới.
Đây là những cơ hội to lớn cho những ông lớn như Cisco, Dell, HP hay Oracle. Nhưng cơ hội này cũng đi kèm theo rủi ro lớn nếu họ dự đoán sai. Cả một lớp những startup đang mọc lên để cản trở những ông lớn này.
Chỉ cần một tài khoản để dùng trên máy tính
Xu hướng "tất cả trên thiết bị" sẽ được gộp vào "tất cả trên tài khoản".
Chính xác, không cần phải mang vác laptop hay máy tính cá nhân công kềnh, bạn chỉ cần nhớ tài khoản của mình để đăng nhập vào các dịch vụ.
Đây chính là kết quả của một quá trình phát triển mạnh mẽ về dịch vụ đám mây, di động và các trung tâm dữ liệu công nghệ mới.
Theo Genk
Quản lý nhiều dịch vụ đám mây với CarotDAV Khi nhắc đến việc quản lý các dịch vụ đám mây hẳn sẽ có nhiều người liên tưởng ngay tới Joukuu - một ứng dụng quản lý và kiểm soát các tài khoản đám mây từ một giao diện duy nhất. Mặc dù nó được thiết kế để hấp dẫn người sử dụng nhưng ứng dụng này chỉ cho phép chúng ta quản...