Bộ tứ smartphone Android cổ điển với bàn phím QWERTY
Ngày càng có nhiều lựa chọn cho người dùng yêu thích bàn phím QWERTY.
Trước đây, nhắc đến bàn phím QWERTY, hẳn là hầu hết mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến những chú dế BlackBerry của hãng sản xuất RIM (nay đã đổi tên thành BlackBerry. Tuy nhiên, giờ đây người dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn khi mà rất nhiều hãng sản xuất đã liên tục tung ra hàng loạt smartphone sử dụng bàn phím QWERTY. Sau đây, GenK sẽ giới thiệu với bạn đọc 4 smartphone cổ điển sở hữu bàn phím QWERTY.
1. LG Enact
Đầu tiên phải kể đến chú dế Enact của tập đoàn LG đến từ xứ sở Kim Chi. Enact được coi là một trong những thiết bị sở hữu bàn phím cứng ra mắt đầu tiên trong năm vừa qua. Về cấu hình, LG Enact chỉ là một smartphone tầm trung với vi xử lý lõi kép Qualcomm tốc độ 1,2 Ghz cùng màn hình 4 inch cho độ phân giải WVGA 480×800 pixel. Bên cạnh thiết kế bàn phím QWERTY trượt thì điểm ấn tượng nhất về LG Enact là viên pin dung lượng cao với 2.460 mAh có thể đàm thoại liên tục trong 11 giờ đồng hồ.
Kèm theo đó, Enact được trang bị cả hai camera với độ phân giải lần lượt là VGA và 5 megapixel trong khi bộ nhớ trong là 8 GB có hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD. Ngoài ra, smartphone Android bàn phím trượt của LG còn được cài đặt sẵn các hần mềm độc quyền của hãng này bao gồm VuTalk, Quick Translator, QSlide 2.0, QuickMemo và Smart Screen.
2. Motorola Droid 4
Smartphone Droid 4 cũng là thiết bị sở hữu bàn phím QWERTY đáng để người dùng tham khảo. Droid 4 gợi nhớ đến Droid Razr và Razr Maxx của Motorola với cùng 1 kiểu màn hình, góc cạnh và thiết kế mặt lưng. Điểm khác biệt duy nhất là thiết bị sở hữu bàn phím QWERTY với đèn nền đặc trưng của dòng Droid.
Với thiết kế bàn phím thành 5 hàng truyền thống, smartphone này mang lại cảm giác gõ phím QWERTY rất thoải mái khi từng phím bấm được thiết kế có độ đàn hồi khá tốt cùng khoảng cách hợp lý giữa các phím nhằm giảm khả năng bấm nhầm.
Video đang HOT
Droid 4 cũng sở hữu camera trước trong khi camera sau có độ phân giải 8 megapixel hỗ trợ quay phim 1080p. Đặc biệt hơn, smartphone này hỗ trợ mã hóa FIPS 140-2 cùng phụ kiện Webtop độc đáo với thiết kế y hệt laptop. Tuy nhiên, nhược điểm của Droid 4 vi xử lý Texas Instrument đã lỗi thời, kèm theo Android Ice Cream Sandwich có phần lạc hậu. Chính vì thế, smartphone này phù hợp với những người dùng hoài cổ và là fan trung thành của Motorola hơn là người dùng phổ thông.
3. Motorola Photon Q 4G LTE
Đương nhiên trong danh sách smartphone sở hữu bàn phím QWERTY tuyệt vời nhất không thể thiếu Photon Q 4G. Smartphone này được coi là bản nâng cấp sáng giá từ Droid 4 với màn hình 4,3 inch và hoạt động trên nền Android 4.1. Tuy nhiên, Photon lại mắc phải nhược điểm bộ nhớ trong 8 GB, chí bằng một nửa so với người anh em Droid 4.
Về thiết kế, Photon Q 4G LTE không khác nhiều so với người anh trai Photon 4G. Dẫu vậy, bàn phím trượt QWERTY của smartphone này vẫn rất “bá đạo” với 5 hàng phím bấm cho độ phản hồi khá tốt. Ngoài ra, các phím bấm cũng được bố trí rất thoáng tạo nhiều thuận tiện khi sử dụng. Mặc dù không thể so sánh với bàn phím QWERTY của BlackBerry, nhưng bàn phím của Photon Q vẫn đem lại trải nghiệm gõ khá tốt và dễ chịu.
Điểm đáng thất vọng trên smartphone này chính là pin không thể tháo rời. Chỉ với dung lượng 1.785 mAh, việc bổ sung thêm pin dự trữ cho Photon Q là thật sự cần thiết. Đây cũng là điểm đáng lưu ý đối với khách hàng khi chọn và sử dụng smartphone hoài cổ này.
4. LG Mach
Sở hữu bàn phím QWERTY được đánh giá là có thiết kế đẹp nhất trong danh sách kể trên, LG Mach có phần nổi trội hơn so với những thiết bị còn lại. Thêm vào đó, chất lượng gia công của Mach là rất tốt với cơ cấu trượt êm ái nhưng chắc chắn và chất liệu tốt. Màn hình 4 inch của chiếc điện thoại này dù hơi nhỏ với tiêu chuẩn bây giờ nhưng lại giúp cầm nắm dễ dàng hơn.
Bàn phím QWERTY của Mach được bố trí thành 5 hàng. Nhìn chung, đây là một bàn phím dễ sử dụng và có thể giúp ta nhập liệu nhanh chóng, chính xác, tuy nhiên chưa đạt được chất lượng như Photon Q của Motorola.
Cấu hình của LG Mach là tương đối ấn tượng trong danh sách này. LG Mach được vận hành bởi vi xử lý Snapdragon S4 Plus MSM8960 xung nhịp 1,2 Ghz cùng 1 GB RAM và 8 GB bộ nhớ trong có thể mở rộng bằng thẻ microSD. Dù chỉ có xung nhịp tối đa 1,2 Ghz nhưng con chip S4 Plus vẫn cho hiệu năng mạnh mẽ giúp vận hành cực kì trơn tru ở những tác vụ thường ngày. Chính vì thế, dù được ra mắt cách đây hơn một năm nhưng Mach vẫn là một lựa chọn đúng đắn cho các tín đồ QWERTY.
Theo PLXH/Cnet
Smartphone QWERTY đang dần biến mất tại Việt Nam
Những chiếc điện thoại QWERTY lại đang dần biến mất trên thị trường chính hãng và chỉ còn tồn tại một vài thương hiệu ở các cửa hàng nhỏ.
Dạo qua các cửa hàng bán điện thoại tại TP HCM, hất hết smartphone đặt trên kệ hàng là màn hình cảm ứng. Trong khi đó, di động sử dụng bàn phím QWERTY chỉ còn lác đác một vài model của BlackBerry và Nokia Asha.
Theo ông Đoàn Văn Hiểu Em, Giám đốc phát triển ngành hàng điện thoại của Thế Giới Di động, hệ thống đã ngừng bán BlackBerry từ nửa năm qua do giá cao và không có nhiều sự khác biệt.
Trong khi đó, ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc hệ thống Mai Nguyên cho biết công ty hiện chỉ còn bán chiếc BlackBerry Q10 và chiếc Asha 205, 201, nhưng nhìn chung doanh số của các smartphone bàn phím QWERTY hiện đang rất thấp.
Tương tự như các nhà bán lẻ chính hãng, các hệ thống bán điện thoại xách tay cũng đang dần quay lưng với điện thoại QWERTY.
"Hiện bên mình chỉ còn một mẫu QWERTY là chiếc Q10 của BlackBerry, nhưng hầu như không bán được. Dưới góc góc độ nhà sản xuất, nguyên nhân có thể do hệ điều hành. Hiện Android không còn hỗ trợ QWERTY nữa nên các nhà sản xuất smartphone đã dần chuyển qua sản xuất 100% điện thoại cảm ứng. Trong khi đó BlackBerry thì ngày càng đi xuống, nên cũng không tạo được dấu ấn trên thị trường", anh Nguyễn Anh Văn, chủ hệ thống Cellphone S cho biết.
Không chỉ riêng các cửa hàng xách tay chuyên bán điện thoại cảm ứng, các cửa hàng vốn kinh doanh điện thoại BlackBerry nay cũng đã chạy theo lợi nhuận chuyển sang bán iPhone và iPad.
"Cửa hàng hiện chỉ còn vài mẫu BlackBerry phổ biến như Bold 9900, Bold 9000,... để bán cho những khách có nhu cầu. Mặt hàng kinh doanh chủ lực của tiệm vẫn là những smartphone cảm ứng như iPhone, Samsung Galaxy", đại diện cửa hàng Râu Vàng (Q3, TP.HCM cho biết).
Trong khi đó, dưới góc độ người tiêu dùng, những chiếc điện thoại QWERTY chỉ còn là một lựa chọn thứ cấp. "Mình đã có một chiếc HTC One và quyết định mua thêm một chiếc BlackBerry cũ để dự phòng những lúc điện thoại chính hết pin", Nguyễn Thảo Anh, sinh viên năm 4 tại một trường ĐH ở TP.HCM, cho biết. Khác với Thảo Anh, Trần Hoàng Duy, nhân viên văn phòng tại quận 3, TP.HCM, lại kiên quyết "nói không" với điện thoại QWERTY vì "nhìn giống hàng bình dân" và "bàn phím ảo trên điện thoại cảm ứng dùng quen cũng nhanh nhạy như trên QWERTY".
Q10, một trong những smartphone có bàn phím QWERTY mới ra nhưng ế ẩm.
Tuy nhiên, với những người dùng ưu tiên hiệu quả sử dụng, những chiếc điện thoại QWERTY vẫn là lựa chọn không tồi. "Với số tiền khoảng 2 -3 triệu, mình có thể mua được những chiếc điện thoại QWERTY có chất lượng tốt. Nhưng cũng tầm đó, khó chọn được một chiếc smartphone cảm ứng vừa có màn hình đẹp, vừa đảm bảo hoạt động nhanh và mượt mà. Đối với mình, chiếc E72 của Nokia vẫn là một lựa chọn kinh tế và hiệu quả", Ngô Văn Nam, nhân viên một Ngân hàng ở TP.HCM chia sẻ.
Hiện nay, giá của một số dòng điện thoại QWERTY trên thị trường đang ở mức thấp. Các dòng Asha của Nokia như Asha 210 Dual, Asha 205 có giá chính hãng dưới 2 triệu đồng. Trong khi đó, các model cao cấp đời cũ thuộc dòng E Series như E72, E6,...của Nokia hiện chỉ còn ở một vài cửa hàng nhỏ, với giá dưới 3 triệu đồng tùy tình trạng máy.
"Các khách hàng mua điện thoại QWERTY đa phần là những người lớn tuổi hoặc có thu nhập thấp, một số khách đã có smartphone cảm ứng nên chỉ mua thêm QWERTY để dự phòng hoặc sưu tầm. Hiện cửa hàng chỉ thâu lại điện thoại QWERTY đã qua sử dụng và còn mới để bán chiều khách, còn chủ yếu vẫn tập trung vào những dòng điện thoại cảm ứng", anh Hồ Văn Kỉ, chủ cửa hàng điện thoại Ngọc Minh Mobile, Quận 11, TP.HCM cho biết.
Theo Zing
LG ra smartphone bàn phím QWERTY tầm trung LG vừa công bố smartphone bàn phím QWERTY dạng trượt, hoạt động trên hệ điều hành Android dành cho thị trường tầm trung. Sản phẩm có tên gọi LG Enact được sản xuất nhắm tới phân khúc tầm trung và dành cho các tín đồ yêu thích bàn phím QWERTY. Máy sở hữu màn hình cảm ứng cỡ 4-inch, độ phân giải WVGA,...