Bộ tư pháp Mỹ cáo buộc Huawei vi phạm 16 tội danh, bao gồm lừa đảo và đánh cắp bí mật thương mại
Trong một diễn biến leo thang, Bộ tư pháp Mỹ và FBI đã ra cáo buộc 16 tội danh chống lại Huawei. Trong số các tội danh này có những tội rất nặng như âm mưu đánh cắp bí mật thương mại và lừa đảo.
Business Insider đưa tin, Bộ tư pháp Mỹ (DOJ) đã đưa ra cáo trạng với 16 cáo buộc nhắm đến Huawei vì tội âm mưu đánh cắp bí mật thương mại, lừa đảo điện tử,… Bản cáo trạng mới được đệ trình lên tòa án liên bang cáo buộc Huawei đã vi phạm đạo luật Racketeer Influenced and Corrupt Organizations Act ( RICO), tạm hiểu là đạo luật chống lại các tổ chức có hành vi tống tiền và lừa đảo.
Trong đó, các cáo buộc cho rằng, Huawei đã đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty công nghệ Mỹ. Một số công nghệ có thể kể đến như router, công nghệ ăng-ten và kiểm tra robot.
Các quan chức Mỹ cáo buộc Huawei đã vi phạm thỏa thuận với các công ty Mỹ sau khi có quyền tiếp cận tài sản trí tuệ của họ. Bộ tư pháp Mỹ nhấn mạnh, Huawei có hẳn một chương trình thưởng cho các nhân viên thu thập được thông tin bí mật từ các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra Bộ tư pháp Mỹ cũng nêu chi tiết các cáo buộc mới nhắm về phía Huawei và các công ty con của họ. Cụ thể, Huawei có hành vi che giấu hoạt động kinh doanh tại các quốc gia đang phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và Liên Hợp Quốc là Iran và Triều Tiên. Cơ quan này còn lập luận Huawei đã nối tiếp hết sai lầm này đến sai lầm khác, bất chấp các cảnh báo.
Tất nhiên đáp trả lại Bộ tư pháp Mỹ, Huawei bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng, đây thực chất là những cáo buộc dân sự và nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời làm tổn hại uy tín của công ty thay vì tuân thủ pháp luật
Video đang HOT
Đại diện Huawei tuyên bố: “Chính phủ Mỹ sẽ không thể thắng thế với những cáo buộc này. Chúng tôi sẽ chứng minh đó là những cáo buộc không có cơ sở và không công bằng”.
Chính quyền ông Trump đã theo đuổi những cáo buộc nhắm vào Huawei suốt gần một năm nay. Khi căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc còn chưa lắng xuống, Huawei đã bị lôi vào cuộc chiến này sau khi Mỹ liệt Huawei vào danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ vào cuối tháng 5/2019. Theo đó, Mỹ cấm tất cả các công ty nước này hợp tác kinh doanh với Huawei nếu không có sự cho phép của chính phủ.
Trong một diễn biến leo thang khác xảy ra trước đó vào tháng 12/2018, CFO Huawei, bà Mạnh Vãn Châu đã bị bắt tại Canada và đang chờ thủ tục dẫn độ về Mỹ với những cáo buộc như gian lận thương mại và lừa đảo.
Được biết bản cáo trạng trên được đưa ra không lâu sau khi chính phủ Mỹ cáo buộc Huawei theo dõi người dân bằng cách đặt “backdoor” trên hệ thống mạng viễn thông.
Theo VN Review
Anh vừa hé cửa cho Huawei, Mỹ vội đe đồng minh
Sau khi Đức, Ý mở cửa cho Huawei, Anh cũng để ngỏ khả năng ký hợp đồng cho gã khổng lồ Trung Quốc triển khai mạng 5G. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien mới đây đã lên tiếng bày tỏ bất ngờ trước việc Anh chuẩn bị ký hợp đồng cho Huawei tham gia mạng 5G.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien
Financial Times dẫn lời ông Robert O'Brien cảnh báo Anh sẽ phải trả giá vì Huawei sẽ khiến mọi bí mật hạt nhân, bí mật tình báo Anh bị lộ tẩy vì cho công ty này tham gia xây dựng hạ tầng mạng 5G.
"Họ sẽ đánh cắp tất cả bí mật quốc gia của Anh, dù đó có là bí mật hạt nhân hay bí mật của tình báo MI6 và MI5" - ông O'Brien nhận xét.
Vị này cho biết, Washington đã rất "sốc" vì có những quan chức Anh xem nhẹ mối nguy mà Huawei có thể đem lại.
"Chúng tôi rất sốc vì có một số vị quan chức Anh xem Huawei chỉ đơn thuần là vấn đề thương mại nhưng thực ra 5G lại là quyết định ảnh hưởng tới an ninh quốc gia" - vị cố vấn nói tiếp.
Theo ông O'Brien, khác với Anh, nhiều quốc gia như Nhật Bản, New Zealand, và Australia đã bắt đầu hiểu nỗi lo lắng của Mỹ trước Huawei.
Vương quốc Anh và Mỹ là những nhà đầu tư lớn nhất của nhau và "mối quan hệ đặc biệt" được thiết lập đã trở nên gần gũi hơn sau Brexit. Cả hai quốc gia cũng là thành viên của nhóm chia sẻ thông tin "Five Eyes" cùng với Canada, Úc và New Zealand.
Việc Anh xem xét ký hợp đồng với Huawei có lẽ là một chia rẽ rất lớn giữa hai đồng minh thân thiết này. Chính phủ Anh cho biết họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng của mình nhưng họ đánh giá cao tài liệu cung cấp từ các đồng minh. Các dấu hiệu hiện tại cho thấy thiết bị của Huawei sẽ được phép sử dụng trong các phần "không cốt lõi" của mạng 5G. Một hợp đồng tương tự với Đức và Ý đối với Huawei.
Tuy nhiên, dù Đức và Ý cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G thì Washington cũng chưa có phản ứng nào thực sự mạnh mẽ. Nhưng đến khi Anh cũng có phản ứng tương tự với Huawei, Washington đã đặc biệt lên tiếng.
Chính quyền Mỹ thời gian qua đã vận động các đồng minh không nên cho phép Huawei xây dựng mạng 5G vì cho rằng thiết bị của hãng ẩn chứa những lỗ hổng an ninh, chứa "cửa hậu" có thể gây rò rỉ dữ liệu về máy chủ đặt ở Trung Quốc.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Mỹ và các nước đồng minh, trong đó có Anh, nhưng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vẫn tự tin về tương lai của mình tại Anh khi tiến hành mở một Trung tâm đổi mới sáng tạo 5G tại London.
Huawei mô tả cơ sở mới của mình như là một cơ sở của người dùng để chia sẻ kiến thức và kỹ năng và có ý định thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà đổi mới và doanh nghiệp trong 5G. Khách truy cập có thể trải nghiệm các ứng dụng 5G, chẳng hạn như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), cũng như thử nghiệm các cải tiến hoàn toàn mới.
Victor Zhang, Phó Chủ tịch của Huawei tại Anh cho biết: "Với việc khai trương Trung tâm đổi mới sáng tạo và trải nghiệm 5G tại London, chúng tôi, với tư cách là một người tiên phong trong 5G, đang thực hiện một bước đi quan trọng khác. Những gì chúng tôi đã mở hôm nay sẽ cho phép sự hợp tác thực sự giữa các doanh nghiệp và các nhà công nghệ của Anh và thể hiện tiềm năng to lớn của các ứng dụng 5G cho cả khu vực tư nhân và doanh nghiệp".
Phát biểu với Sky News, Victor Zhang nói: "Huawei đã ở Anh hơn 18 năm và niềm tin đã được xây dựng với khách hàng của chúng tôi và với chính phủ Anh thông qua sự cởi mở và minh bạch của chúng tôi."
Mọi thiết bị của Huawei đều được kiểm tra trước khi sử dụng tại Trung tâm đánh giá an ninh mạng chuyên dụng Huawei (HCSEC) ở Banbury, được thành lập lần đầu tiên vào năm 2012. HCSEC liên tục báo cáo rằng họ có thể đảm bảo rằng các rủi ro do sử dụng thiết bị của Huawei có thể được giảm thiểu.
Theo Đất Việt
Cảnh báo một loạt tên miền mạo danh VPBank để lừa đảo, đánh cắp tiền trong tài khoản Hệ thống giám sát của CyRadar đã phát hiện các tên miền lừa đảo mạo danh Ngân hàng VPBank gồm 'onlines-vpbanks.com'; 'online-vpbanking.com' và 'online-vpbank.com'. Giao diện của các trang web lừa đảo có địa chỉ tên miền này rất giống với giao diện trên trang chủ của website thật VPBank. Công ty cổ phần An toàn thông tin CyRadar vừa phát đi thông...