Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ
Sáng ngày 24/7, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Bộ Tư pháp đã tổ chức buổi gặp mặt tri ân công chức là thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ và người có công với Cách mạng nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2019).
Tơi dư va chu tri buôi găp măt co đông chi Lê Thanh Long, Uy viên Trung ương Đang, Bi thư Ban can sư Đang, Bô trương Bô Tư phap; đông chi Nguyên Quang Thái, Uy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và 13 đông chi công chưc, viên chức la thương binh, con liêt sy đang công tac tai cac đơn vi thuôc Bô Tư phap.
Phat biêu tai buôi găp măt, Bô trương Lê Thanh Long đa thay măt Ban Can sư Đang, lanh đao Bô gưi lơi cam ơn sâu sắc tơi cac đông chi thương binh, liêt sy và gia đình vì những đóng góp, hy sinh cao cả cho Tổ quốc và nhân dân. Qua đó khẳng định đây là hoạt động thường niên của Bộ Tư pháp nhằm tưởng nhớ và tri ân những liệt sĩ đã hy sinh, những thương binh đã để lại một phần xương máu trên các chiến trường cho nền độc lập, thống nhất dân tộc.
Đây là hoạt động ý nghĩa, xuất phát từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam nói chung và của Bộ Tư pháp nói riêng. Nhân dịp này, Bô trương Lê Thanh Long đa gưi nhưng mon qua nhỏ nhưng ấm áp nghĩa tình để tri ân tơi cac công chưc, viên chức la thương binh, con liêt sy thuộc Bô Tư phap. Đồng thời cùng các cán bộ của Bộ Tư pháp là thân nhân của các gia đình liệt sĩ đã nhắc lại những dấu son của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và vệ quốc vĩ đại của dân tộc, ôn lại và chia sẻ những kỷ niệm xúc động của cá nhân, gia đình.
Video đang HOT
Trong không khí xúc động và ấm cúng, thay mặt cho cac công chưc, viên chức la thương binh, con liêt sy đang công tac tại các đơn vị thuộc Bộ, ông Nguyễn Minh Đoan, Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội đã gửi lời cam ơn sâu sắc tới sự quan tâm của Ban can sư Đang, Đang uy, Công đoan Bô, xin hứa sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tiếp tục phấn đấu và phát huy truyền thống của gia đình trong sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành tấm gương sáng để các thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Phương Mai
Theo PLVN
Cán bộ phải biết tu thân
Cuối tuần qua, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Văn Ninh, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Uỷ viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. Đây là bài học cảnh tỉnh, răn đe để cán bộ phải biết giữ mình trong quá trình công tác.
Trao đổi với PV Đại Đoàn Kết, ông Vũ Quốc Hùng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: Cán bộ phải luôn luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện để có bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng vững vàng nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực.
Ông Vũ Quốc Hùng.
PV: Thưa ông vừa qua Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân ông có bình luận về vấn đề này? Và, theo ông mức kỷ luật đã đủ sức răn đe, cảnh tỉnh cho những cán bộ đang đương chức?
Ông Vũ Quốc Hùng: Việc làm đó của Bộ Chính trị rất nghiêm khắc, nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, nghỉ hưu nhưng mắc sai phạm trong thời gian công tác cũng vẫn phải bị xử lý. Bộ Chính trị đã có hình thức kỷ luật cảnh cáo và yêu cầu cấp có thẩm quyền kỷ luật về hành chính tương ứng với kỷ luật của Đảng. Tôi cho rằng đây là hành động mạnh mẽ rất cần thiết, mang tính răn đe. Một Phó Thủ tướng lúc về hưu tưởng rằng được an hưởng vui vẻ, nhưng giờ bị gọi ra để kỷ luật. Theo tôi, việc làm của Trung ương nói chung và Bộ Chính trị nói riêng để răn đe cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, là không có "hạ cánh an toàn", không có "vùng cấm" trong xử lý cán bộ.
Vậy từ những lỗi sai phạm của cán bộ trong thời gian qua đã mắc phải và bị kỷ luật, theo ông sắp tới chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng chúng ta cần lựa chọn như thế nào để có được cán bộ có tâm, có tài trong bộ máy lãnh đạo?
- Nếu thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng một cách nghiêm túc thì sẽ sàng lọc và tuyển chọn được những cán bộ ưu tú có tâm, có tài. Điều lưu ý mà tôi muốn đề cập ở thời điểm bây giờ là chúng ta phải hỏi ý kiến của nhân dân. Vì ý kiến đánh giá nhận xét của người dân nơi cư trú, nơi công tác đối với cán bộ là vô cùng quan trọng. Mỗi đồng chí cán bộ ứng cử vào vị trí lãnh đạo các cấp phải rất rõ về lý lịch, không phải lý lịch là thành phần gì, mà là lai lịch của đồng chí đó từ khi trưởng thành cho đến nay.
Nói chung công tác cán bộ phải cẩn trọng từng bước một, nếu cứ đánh giá hời hợt, nghe "anh nọ giới thiệu anh kia" mà bỏ qua các khâu xét duyệt là không được. Những cơ quan làm nhân sự phải theo dõi sát sao. Các mối quan hệ của đồng chí đó ra làm sao? Có dựng "sân sau" hay không? Theo tôi việc này không khó gì cả, nhưng nếu vì nể nang nhau thì sẽ né tránh, ngại va chạm nên lờ đi, bỏ qua, rồi đồng ý cho xong. Làm như thế là để lọt những người không đủ tài, đủ đức vào bộ máy lãnh đạo .
Nhưng thực tế có nhiều người có lý lịch tốt nhưng sau khi vào vị trí nào đó một thời gian họ mới bắt đầu mắc các sai phạm, như Đảng từng nhận định đó là "tự chuyển hóa", "tự diễn biến". Vậy làm sao có thể đánh giá đúng và chọn được cán bộ có chất lượng vào bộ máy lãnh đạo thưa ông?
- Bản chất cán bộ cũng là con người, do đó lúc nào cũng phải tu dưỡng. Ông cha ta đã căn dặn tu thân, tề gia, trị quốc là việc làm thường xuyên. Còn thoái hóa, biến chất diễn ra trong một môi trường mới nên tự bản thân cán bộ phải luôn luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện để có bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng vững vàng nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Đạo đức của một người cán bộ đảng viên không tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình tu dưỡng, học tập, rèn luyện bền bỉ. Trong quá trình công tác, trước những tác động tiêu cực của quá trình mở cửa hội nhập đòi hỏi người đảng viên phải luôn tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng để vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ của những vật chất tầm thường. Nói tóm lại, làm cán bộ là phải biết tu thân.
Như vậy, ông có cho rằng phải tăng cường kiểm tra, giám sát đảng viên, nhất là phát huy vai trò của các tổ chức đảng gắn với việc tự phê bình và phê bình của cán bộ đảng viên?
- Tôi cho rằng đầu tiên phải giám sát chặt chẽ cán bộ và theo dõi một cách có hệ thống. Ngoài bản thân họ tự tu dưỡng thì tổ chức có vai trò rất quan trọng trong việc nhắc nhở, giám sát. Bởi không ở đâu nắm rõ về đồng chí, đồng nghiệp của mình bằng chính những người gắn bó với công việc hàng ngày của cán bộ, đảng viên đó.
Trân trọng cảm ơn ông!
H.Vũ (thực hiện)
Theo ĐĐK
Nguyên viện trưởng và Viện trưởng Viện KSND tỉnh Kon Tum bị đề nghị xử lý kỷ luật Ngày 16-7, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Kon Tum cho biết, đã đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum kỷ luật đối với Ban cán sự Đảng Viện KSND tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2009 - 2016 và 2016 - 2020). Trụ sở Viện KSND tỉnh Kon Tum. Đối với ông Hoàng Văn Phước (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên...