Bộ Tư pháp đề nghị nóng liên quan đến dịch virus corona
Bộ Tư pháp vừa có công văn gửi tới nhiều cơ quan về việc tăng cường tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm như dịch do virus corona gây ra; tác hại của rượu bia.
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi trong dịch nCoV
Cụ thể, Bộ Tư pháp vừa có công văn số 362 gửi tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội; Hội Luật gia Việt Nam; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật đối với một số vấn đề đang được quan tâm.
Theo Bộ Tư pháp, hiện nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh đó, việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, phòng, chống tác hại của rượu bia… cũng đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, cần được tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Thực hiện trách nhiệm được giao trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan liên quan có những biện pháp đối với các vấn đề đang được quan tâm là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra và vấn đề đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia.
Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan xác minh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh do virus corona gây ra để trục lợi. Trong ảnh là lực lượng Công an tỉnh Thái Bình phát hiện 1 công ty sản xuất nước rửa tay không đúng quy định của pháp luật.
Đối với công tác phổ biến pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch nCoV, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo có liên quan nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, thực hiện quyết liệt các biện pháp do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành đề ra.
Video đang HOT
Trong đó chú trọng việc quán triệt, phổ biến, thực hiện, vận động cán bộ, nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh.
Nội dung phòng, chống dịch bệnh cần tập trung vào Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Luật Dược năm 2016 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về an toàn thực phẩm;
kết hợp thông tin đầy đủ diễn biến tình hình dịch, khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh phù hợp với tình hình dịch; chỉ đạo việc tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp thông tin không chính xác, gây hoang mang trong cộng đồng và các hành vi lợi dụng dịch do virus nCoV gây ra để trục lợi…
Đề nghị thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tác hại rượu bia
Về công tác phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống tác hại của rượu, bia, Bộ này đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia năm 2019, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và các văn bản pháp luật có liên quan.
Đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện, tình hình thực tiễn quan tâm, chủ động tổ chức thông tin, phổ biến về các nội dung pháp luật nêu trên bằng hình thức linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, bảo đảm thiết thực; truyền tải đầy đủ thông tin pháp luật đến cán bộ, nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan tiếp tục chỉ đạo, quán triệt các đơn vị thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia năm 2019… (Ảnh: VNE)
Với các Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải cùng một số bộ khác, Bộ Tư pháp cũng có những đề nghị cụ thể từng đơn vị.
Cụ thể, với Bộ Y tế, Bộ Tư pháp đề nghị bộ này phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương tăng cường phổ biến quy định của pháp luật về phòng, chống dịch nCoV; phòng, chống tác hại của rượu, bia; an toàn thực phẩm trong nhân dân để đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực, hiệu quả.
Với Bộ Thông tin và Truyền thông, đề nghị chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường thông tin, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan về công tác phòng, chống dịch và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống tác hại của rượu bia…
Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói chung, dịch nCoV nói riêng, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành, lĩnh vực quản lý.
Theo danviet.vn
15 ngày, hơn 1.300 tài xế bị xử phạt nồng độ cồn ở mức cao nhất
60 tài xế ôtô và 1.270 người lái xe máy bị xử phạt ở mức cao nhất về vi phạm nồng độ cồn trong 15 ngày.
Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn của lái xe. Ảnh: Bá Đô
Ngày 16/1, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết trong nửa tháng qua, cảnh sát giao thông toàn quốc kiểm tra, xử lý gần 6.300 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền trên 21 tỷ đồng.
Trong số này có 60 tài xế ôtô và 1.270 xe máy bị xử phạt ở mức cao nhất về vi phạm nồng độ cồn (vượt quá 0,40 mg/lít khí thở), với mức phạt tài xế ôtô từ 35 đến 40 triệu đồng và xe máy 8 triệu đồng.
Trong số các tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, có nhiều công chức vi phạm và bị cảnh sát gửi giấy về cơ quan để xử lý. Đơn cử, Công an tỉnh Thái Bình xử phạt một Phó giám đốc Bệnh viện 35 triệu đồng vì vi phạm nồng độ cồn, tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày. Tại Quảng Bình, lực lượng chức năng cũng xử phạt một Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện 35 triệu đồng. "Phòng Giáo dục và đào tạo đang xem xét kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền đối với trường hợp vi phạm này", đại diện Cục CSGT nói.
Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho hay, sau 2 tuần xử phạt theo nghị định 100, tai nạn giao thông đã giảm mạnh. Cả nước xảy ra 322 vụ tai nạn giao thông, làm chết 249 người, 158 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước đã giảm 31 vụ, giảm 38 người chết, giảm 57 người bị thương.
"Toàn quốc không có vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến rượu, bia trong 2 tuần qua, trong khi những năm trước, thời điểm trước Tết thường có nhiều tai nạn nghiêm trọng do rượu, bia", ông Đức nói và nhận định các quán nhậu vắng cho thấy ý thức chấp hành pháp luật của người dân về an toàn giao thông đã nâng lên.
Trả lời về lo ngại mức phạt cao sẽ khiến người vi phạm "chung chi" với cảnh sát giao thông, Thiếu tướng Lê Xuân Đức nói hoạt động của CSGT theo kế hoạch của các cấp có thẩm quyền và chịu sự giám sát của người dân; nếu CSGT vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Hai tuần qua, Cục CSGT chưa nhận được khiếu nại về bất cứ trường hợp vi phạm nào.
Bác sỹ Gia Anh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Việt Đức, cũng chia sẻ, mỗi năm, bệnh viên này mổ cấp cứu 10.000 ca, trong đó có 75% ca liên quan tai nạn giao thông và 60% bệnh nhân có nồng độ cồn trong máu. Bệnh nhân vào Bệnh viện Việt Đức thường là ca rất nặng, tỷ lệ chấn thương cao.
Hai tuần vừa qua, số vụ cấp cứu vào bệnh viện Việt Đức do tai nạn giao thông giảm hẳn, số bệnh nhân có nồng độ cồn giảm 10% trong số ca cấp cứu.
"Hàng chục năm qua, tôi chứng kiến nhiều vụ tai nạn rất đau thương, vợ mất chồng, chồng mất vợ, bố mẹ mất con. Giảm tai nạn giao thông là giảm tải cho cả ngành y tế. Chúng tôi mong rằng nghị định 100 được thực thi nghiêm túc về lâu dài", ông Gia Anh bày tỏ.
Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 46 năm 2016), có hiệu lực từ 1/1/2020.
Theo đó, chỉ cần có nồng độ cồn vượt mức 0, lái xe sẽ bị phạt. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 400.000 đến 600.000 đồng; xe máy 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng; ôtô 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.
Theo Bá Đô - Đoàn Loan (VNE)
Dân nhậu chỉ cách 'sống chung' với Nghị định 100 Trước tình thế có cồn là phạt, nhiều người dân thay đổi thói quen sử dụng rượu bia. Còn dân ham nhậu 'khó bỏ' cũng có cách xoay xở để vẫn được uống rượu, bia mà không lo bị phạt. "Tôi với ông này uống nước lọc thôi, còn 2 ông được uống bia", anh Tài phân công cho 3 người bạn của...