Bộ Tư lệnh LHQ thúc đẩy đối thoại mở nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên
Theo hãng tin Yonhap, Phó Chỉ huy Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) tại Hàn Quốc, Trung tướng Derek Macaulay tuyên bố UNC đang chú trọng vào việc đảm bảo đối thoại cởi mở nhằm giảm căng thẳng và duy trì hiệp định đình chiến, trong bối cảnh lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu này đang điều tra nhiều vụ việc xảy ra ở khu vực biên giới liên Triều.
(Hình ảnh do Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA công bố ngày 13/9/2024): Một vụ thử nghiệm bệ phóng tên lửa đa nòng 600mm mới của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng Yonhap mới đây, Trung tướng Macaulay cho biết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên “thực sự bắt đầu xảy ra” sau khi Thỏa thuận quân sự toàn diện liên Triều (CMA) ký năm 2018 bị hủy.
CMA được hai miền Triều Tiên ký kết vào ngày 19/9/2018, kêu gọi dừng mọi hoạt động quân sự thù địch giữa hai bên, cũng như thiết lập các vùng đệm trên biển và biến khu vực phi quân sự (DMZ) thành vùng đất hòa bình. Trên thực tế, Chính phủ Hàn Quốc đã đình chỉ một phần thỏa thuận trên vào tháng 11/2023 sau khi Triều Tiên phóng thành công một vệ tinh do thám quân sự. Tháng 6 vừa qua, Hàn Quốc đã đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận.
Ông Macaulay nói rằng một số sự việc phát sinh, trong đó có những vụ vi phạm thỏa thuận và đang được UNC điều tra. Ông không nêu rõ kết quả các cuộc điều tra, song nhấn mạnh nguyên tắc nắm bắt rõ tình hình từ 2 phía và trao đổi vấn đề với các bên liên quan thông qua đối thoại cởi mở.
Trung tướng Macaulay nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn tập trung vào đối thoại và tạo điều kiện cho việc này để duy trì và bảo đảm an ninh, an toàn của bán đảo. Đây thực sự là nhiệm vụ trọng tâm của UNC trong tình hình hiện nay”.
Video đang HOT
Trong bối cảnh trên, ông Macaulay cho rằng đường dây liên lạc quân sự hiếm hoi giữa UNC và Triều Tiên vẫn là phương tiện liên lạc hiệu quả. Theo ông, đường dây này hiện hoạt động tốt và hai bên có thể liên lạc với nhau bất cứ khi nào cần thiết.
Bên cạnh đó, ông Macaulay bác bỏ cáo buộc việc Đức gia nhập lực lượng đa quốc gia này nhằm biến UNC thành một Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phiên bản châu Á. Ông khẳng định UNC thực sự đang tập trung vào duy trì, thực thi hiệp định đình chiến và “chắc chắn chúng tôi không muốn so sánh mình với NATO”.
Ngày 12/9, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong Hyun và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm, trong đó tái khẳng định quan hệ đồng minh “vững mạnh” giữa hai nước, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder cho biết trong cuộc điện đàm, hai bộ trưởng đã xem xét tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực. Hai quan chức tái khẳng định liên minh vững chắc giữa Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời rà soát các ưu tiên nhằm tăng cường thế trận phòng thủ chung.
Bán đảo Triều Tiên tiếp tục nóng khi Mỹ gia hạn lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng
Washington tiếp tục gây áp lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân Hàn Quốc trục vớt thành công mảnh vỡ tên lửa của Triều Tiên Các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên từ đầu năm 2023 đến nay Hai tên lửa Triều Tiên rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản Nhật Bản xác định Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo
Nhà Trắng ở thủ đô Washington, D.C. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/6 đã gia hạn một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Triều Tiên, cũng như tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan tới mối đe dọa hạt nhân mà nước này cáo buộc do Bình Nhưỡng gây ra.
Quyết định trên cũng được Nhà Trắng thông báo cho Quốc hội. Các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên và tình trạng khẩn cấp quốc gia lần đầu tiên được đưa ra khi cựu Tổng thống George W. Bush ký một sắc lệnh hành pháp vào năm 2008.
"Sự tồn tại và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục tạo thành một mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ", Tổng thống Biden nhấn mạnh khi công bố quyết định trên.
Sắc lệnh hành pháp bao gồm một loạt các hạn chế đối với Triều Tiên, trong đó có việc đóng băng tài sản, cấm vận thương mại, cấm đi lại và cấm các công ty Mỹ tìm cách kinh doanh tại Triều Tiên. Trong khi hầu hết các chính sách đó đã được áp dụng trước sắc lệnh năm 2008, biện pháp này cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trao cho Tổng thống thêm quyền lực trong một số trường hợp nhất định.
Tương tự như các chính quyền tiền nhiệm, ông Biden đã nhiều lần kêu gọi Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2021, Tổng thống Biden đã cho phép thực hiện một loạt các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ với Hàn Quốc, điều mà Triều Tiên đã lên án là hành động gây hấn và để đáp lại, Bình Nhưỡng đã tiến hành hàng chục vụ thử vũ khí trong những năm qua, bao gồm cả việc thử một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi Trung Quốc gây sức ép để buộc Bình Nhưỡng tham gia đối thoại. Trong khi đó, Bắc Kinh cho rằng căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết khi Washington giải quyết "mối quan tâm chính đáng của tất cả các bên".
Hiện Triều Tiên vẫn chưa có bất kỳ phản ứng gì về quyết định gia hạn trừng phạt của Washington.
Trong thời gian gần đây, Triều Tiên liên tụ thực hiện các vụ phóng vệ tinh và thử tên lửa. Mới đây nhất, ngày 15/6, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía đông nước này. Ngay sau đó, Nhật Bản xác nhân cả hai quả tên lửa này đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.
Vụ phóng mới nhất của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn nhất, cũng là cuộc tập trận đầu tiên kiểu này trong 6 năm qua, tại thao trường Pocheon, chỉ cách biên giới liên Triều 25 km. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố các lực lượng của Bình Nhưỡng sẽ đáp trả cứng rắn "bất kỳ hành động khiêu khích nào".
Hồi cuối tháng 5 Bình Nhưỡng cũng thực hiện một vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự bất thành và đã bị Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ trích mạnh mẽ, cho rằng hành động này vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc về việc cấm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này thực hiện bất kỳ vụ thử nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Triều Tiên tuyên bố sau vụ phóng thất bại rằng họ sẽ tiếp tục theo đuổi và sẽ thành công trong chương trình phóng vệ tinh trinh sát quân sự.
Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn Ngày 12/9, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên. Người dân tại Seoul, Hàn Quốc theo dõi bản tin truyền hình về vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên ngày 12/9/2024 Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc,...