Bộ TT&TT thành lập Hội đồng quản lý Trung tâm Internet Việt Nam
Hội đồng quản lý của Trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC) thuộc Bộ TT&TT vừa được thành lập.
Là đại diện của Bộ TT&TT tại VNNIC, Hội đồng quản lý của VNNIC có chức năng quyết định về chủ trương, phương hướng, kế hoạch hoạt động, tài chính và nhân sự của Trung tâm.
Là đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, VNNIC có nhiệm vụ quản lý và thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên Internet ở Việt Nam; thiết lập, quản lý và khai thác hệ thống DNS quốc gia, trạm trung chuyển Internet quốc gia
Theo quyết định thành lập Hội đồng quản lý của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TT&TT, Hội đồng gồm có 5 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng là thành viên chuyên trách; 4 thành viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục Viễn thông và VNNIC, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Quyết định thành lập Hội đồng cũng nêu rõ, Hội đồng quản lý là đại diện của Bộ TT&TT tại VNNIC, có chức năng quyết định về chủ trương, phương hướng, kế hoạch hoạt động, tài chính và công tác nhân sự; kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch của VNNIC theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Video đang HOT
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý VNNIC sẽ do Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt.
Ngay trước đó, ngày 31/3/2020, Bộ TT&TT đã ban hành quy định tạm thời về tiêu chuẩn của Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý VNNIC.
Theo quy định tạm thời này, thành viên Hội đồng quản lý VNNIC phải đáp ứng các tiêu chuẩn: là công chức hoặc viên chức, đáp ứng tiêu chuẩn cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; có phẩm chất chính trị, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức tuân thủ pháp luật; có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; kinh nghiệm tối thiểu 3 năm trở lên trong công tác quản lý lĩnh vực TT&TT hoặc công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động chính của VNNIC…
Chủ tịch Hội đồng quản lý VNNIC phải đáp ứng các tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng và có đủ thời gian công tác ít nhất 1 nhiệm kỳ (5 năm); có năng lực quản lý và đã đảm nhận chức vụ cấp trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT tối thiểu 3 năm trở lên.
Liên quan đến công tác cán bộ tại VNNIC, tại hội nghị ngày 13/2/2020 triển khai các quyết định công tác cán bộ tại 15 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT, quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lê Ngọc Đức, Chánh Văn phòng Bộ TT&TT giữ chức Vụ trưởng, Thư ký Bộ trưởng đã được công bố. Ông Lê Ngọc Đức có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng quyết định thành lập Hội đồng quản lý Trung tâm Internet Việt Nam trình Bộ trưởng xem xét phê duyệt.
Tiếp đó, vào ngày 16/3/2020, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ. Cụ thể, ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC chuyển sang công tác tại Đại học Giao thông vận tải theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 1/4/2020. Cũng từ đầu tháng 4/2020, ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc VNNIC thôi biệt phái tại Cục Tin học hóa, trở về công tác tại Trung tâm và phụ trách điều hành Trung tâm.
M.T
VNNIC công bố hệ thống đo chất lượng Internet
Các hệ thống đo chất lượng đường truyền của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.
Bốn thông số đường truyền có thể kiểm tra thực tế tại máy của người dùng cuối.
Hệ thống được xây dựng trên nền tảng hạ tầng Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX). Đây là công cụ đo kiểm chất lượng truy cập mạng đầu tiên được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông - xây dựng và phát triển dành riêng cho người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Để tiến hành đo chất lượng đường truyền, người dùng có thể truy cập vào địa chỉ speedtest.vnix.vn, chọn điểm kiểm tra và thực hiện đo bằng chỉ một lần bấm nút trên trình duyệt.
Các thông số về chất lượng truy cập Internet bao gồm tốc độ tải xuống (download), tốc độ tải lên (upload), tham số thể hiện thời gian trễ truy cập (ping) và tham số thể hiện chất lượng, mức độ ổn định của kết nối Internet (jitter). Người dùng có thể đối chiếu kết quả với các thông số mà nhà cung cấp dịch vụ cam kết, đảm bảo được quyền lợi khách hàng.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các Sở Thông tin và Truyền thông có thể sử dụng hệ thống này để chủ động tiến hành đo kiểm, theo dõi và đánh giá chất lượng truy cập Internet tại khu vực, chất lượng dịch của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Mô hình đo chất lượng Internet của hệ thống.
Hệ thống đo chất lượng truy cập Internet đặt tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Đây cũng là nơi tập trung kết nối của 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả đo kiểm được từ người sử dụng, trong thời gian tới, VNNIC sẽ công bố các thống kê về chất lượng dịch vụ kết nối mạng Internet của các ISP, đánh giá chất lượng Internet Việt Nam nói chung.
VNNIC hy vọng hệ thống đo lường chất lượng Internet sẽ giúp thị trường cung cấp dịch vụ Internet trong nước phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Đây là nguồn thông tin khách quan nhất để người sử dụng có thể tham chiếu, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet phù hợp. Các doanh nghiệp có thể sử dụng để công bố với khách hàng, khẳng định chất lượng dịch vụ của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường; cũng như chủ động cải thiện và phát triển dịch vụ đáp ứng nhu cầu người sử dụng Internet thế hệ mới.
Theo vnexpress
Hàn Quốc vượt mốc 5 triệu thuê bao 5G Số lượng thuê bao 5G tại Hàn Quốc đã đạt 5 triệu sau 11 tháng chính thức thương mại hóa 5G. Ảnh minh họa: Internet Theo Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc, nước này có 5,36 triệu thuê bao 5G tính đến tháng 2/2020, tăng 8,1% so với tháng trước đó. Hàn Quốc chính thức cung cấp dịch vụ...