Bộ TTTT lên tiếng về thông tin 1 triệu máy tính ở Hà Nội nhiễm virus
Liên quan đến thông tin 1 triệu máy tính trên địa bàn Hà Nội bị nhiễm virus, Bộ TTTT cho biết, Sở TTTT Hà Nội đã làm việc với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước (QLNN) tháng 11.2018, trước thông tin 1 triệu máy tính trên địa bàn Hà Nội bị nhiễm virus, đại diện Bộ Thông tin và Truyền (TTTT) cho biết, Sở TTTT Hà Nội đã làm việc với Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT).
Theo đó, hai bên đã thống nhất kế hoạch tổ chức triển khai rà soát, xử lý, bóc gỡ mã độc lây nhiễm trên địa bàn.
Trước phản ánh của người dân, doanh nghiệp (DN) và báo chí về nghi vấn một số DN lớn như Thế giới di động, FPT Shop, Con Cưng bị tin tặc tấn công lấy cắp dữ liệu, đại diện Bộ TTTT thông báo đã hướng dẫn, hỗ trợ các DN và cảnh báo tới cộng đồng nhằm bảo vệ thông tin cá nhân người sử dụng liên quan tới các doanh nghiệp này.
Trong tháng 11.2018, đã có tổng cộng 160 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam.
Đối với việc xử lý SIM rác, Bộ TTTT đã đưa ra ba giải pháp. Thứ nhất, SIM mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh; Thứ hai, các nhà mạng không đưa ra thị trường SIM giá rẻ, để tránh việc dùng SIM thay thẻ cào điện thoại; Thứ ba, nghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh chụp với ảnh chứng minh thư. Ba giải pháp này sẽ giải quyết đáng kể vấn nạn SIM rác, trong khi đợi giải pháp căn cơ là xây dựng CSDL căn cước công dân.
Thông kê của Bộ thông (TTTT) cho thấy, trong tháng 11.2018, đã có tổng cộng 160 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam. Trong đó, có 65 cuộc tấn công lừa đảo, 35 cuộc tấn công thay đổi giao diện và 60 cuộc tấn công cài cắm mã độc. Nguy hiểm hơn khi có tới hơn 1,6 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma (botnet).
Video đang HOT
Cũng trong tháng 11.2018, Bộ TTTT đã nhận 5.200 lượt phản ánh về tình trạng tin nhắn rác. Trong đó, lượng phản ánh về tin nhắn rác của thuê bao thuộc nhà mạng VinaPhone chiếm tỷ lệ nhiều nhất (khoảng 52,1%), kế đó là nhà mạng Viettel (khoảng 20,25%), MobiFone (khoảngg 15,3%) và Vietnamobile (khoảng 2,1%).
Trước tình hình An toàn thông tin (ATTT) đang diễn biến ngày càng phức tạp, Bộ TTTT đã gửi 1.200 lượt cảnh báo cho các cơ quan, đơn vị tại các bộ, ngành, địa phương qua hình thức văn bản, thư điện tử, điện thoại về các điểm yếu, lỗ hổng, nguy cơ an toàn thông tin, tấn công mạng.
Cụ thể, trong tháng 11, Bộ TTTT đã làm việc với Viettel, CMC, BKAV và FPT nhằm hình thành Liên minh phòng, chống mã độc, xử lý tấn công mạng. Bộ TTTT sẽ nắm vai trò đầu mối điều phối, hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Được biết, tháng 11 vừa qua, Bộ đã tiến hành các hoạt động tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin về an ninh mạng trong ASEAN, trong đó, có việc mời các nước Lào, Campuchia, Myanmar tham gia vào hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia của Việt Nam.
Bộ TTTT cũng đang xây dựng dự thảo báo cáo, tập trung vào chiến lược đưa Việt Nam thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.
Thời gian tới, Bộ TTTT tập trung phát triển và hoàn thiện các công cụ phục vụ công tác giám sát, phát hiện thông tin trên mạng tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển hệ sinh thái an ninh mạng, trong đó có việc đề xuất phương án phát triển doanh nghiệp an toàn thông tin mạng Việt Nam. Mục tiêu là cải thiện thứ bậc của Việt Nam trong bảng đánh giá, xếp hạng chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu và phát triển hệ sinh thái số.
Theo Báo Mới
Twitter xóa hơn 10.000 tài khoản tự động chuyên đăng tin sai lệch
Twitter đã xóa hơn 10.000 tài khoản tự động chuyên đăng các thông tin sai lệch về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.
Twitter đã xóa hơn 10.000 tài khoản tự động chuyên đăng các thông tin sai lệch về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.
Twitter đã xóa hơn 10.000 tài khoản tự động chuyên đăng các thông tin sai lệch về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.
"Chúng tôi đã có các hành động với các tài khoản và hoạt động liên quan trên Twitter", một phát ngôn viên của Twitter cho biết trong email. Việc xóa bỏ những tài khoản tự động giả mạo trên diễn ra vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10.
Twitter đã xóa hơn 10.000 tài khoản. Con số này khá khiêm tốn, vì trước đó Twitter đã xóa hàng triệu tài khoản được xác định là truyền bá thông tin sai lạc trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Mỹ đã nỗ lực phản ứng với hàng triệu tài khoản trên Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội khác lan truyền thông tin tiêu cực và sai lệch về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng như các nhà lãnh đạo.
Mặc dù các chiến dịch thông tin sai lạc cho đến nay vẫn còn rất nhiều, song Mỹ đang hy vọng hoạt động xóa tài khoản và cảnh báo sẽ giúp họ phản ứng nhanh chóng nếu có một loạt thông điệp như vậy trong những ngày tới.
Đảng Dân chủ Mỹ đã phát triển hệ thống riêng của mình để xác định và báo cáo các tài khoản tự động, giả mạo độc hại trên phương tiện truyền thông xã hội.
Hệ thống này được xây dựng một phần từ các công cụ có sẵn công khai được gọi là "Hoaxley" và "Botometer", do các nhà nghiên cứu máy tính của Đại học Indiana phát triển. Chúng cho phép người dùng xác định tài khoản tự động, còn được gọi là các bot và phân tích cách chúng truyền bá thông tin về các chủ đề cụ thể.
Filippo Menczer, giáo sư tin học và khoa học máy tính tại Đại học Indiana cho biết: "Chúng tôi đã chế tạo Hoaxley và Botometer miễn phí cho bất kỳ ai sử dụng bởi vì mọi người xứng đáng biết "bot" là gì và cái gì không nên tin".
Ủy ban Quốc gia Dân chủ đã làm việc với một nhóm các nhà thầu và đối tác để nhanh chóng xác định các chiến dịch thông tin sai lệch.
Chúng bao gồm RoBhat Labs, một công ty có trang web cho biết họ đã phát triển công nghệ có khả năng phát hiện bot và xác định sự thiên vị chính trị trong các thông điệp.
Hợp tác với RoBhat giúp phát hiện ra các tài khoản và bài đăng độc hại được thông báo đến các mạng truyền thông xã hội và các quan chức chiến dịch khác, Giám đốc công nghệ của DNC, Raffi Krikorian cho biết trong email.
Krikorian không nói liệu các bài viết bị gắn cờ cuối cùng đã bị xóa khỏi Twitter hay chưa.
"Chúng tôi cung cấp cho các cơ quan chức năng báo cáo về những gì chúng tôi nhận thấy về hoạt động của bot và nền tảng mà nó đang được khuếch đại", Ash Bhat, đồng sáng lập của RoBhat Labs cho biết.
Theo Báo Mới
Có gì hay trên SoC Snapdragon 8cx dành cho máy tính luôn kết nối (ACPC) Trong ngày cuối cùng của Hội nghị Công nghệ thường niên lần thứ 3, Qualcomm đã tập trung vào nền tảng Máy tính luôn kết nối (ACPC). Đây là nỗ lực của Qualcomm nhằm mang vi xử lý di động lên các laptop truyền thống bằng cách cho phép hệ điều hành Windows có thể chạy được trên các thiết bị Snapdragon. Đến...