Bộ trưởng Y tế: Tiêm vaccine không thể đảm bảo phòng COVID-19 được 100%
Do ra đời trong thời gian nhanh nhất, đưa vào sử dụng sớm nhất, nên không thể đảm bảo tiêm vaccine COVID-19 sẽ giúp người dân an toàn 100% trước virus SARS-CoV-2.
Sáng 6/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống COVID-19 với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 63 điểm cầu về việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 tại việt Nam.
Không thể an toàn 100%
Thông tin tại hội nghị, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đối với các vaccine phòng COVID-19 hiện nay, không thể khẳng định tiêm xong có thể an toàn 100% trước virus SARS-CoV-2.
Ví dụ như vaccine của Pfizer có hiệu quả bảo vệ trên 90%, vaccine AstraZeneca là 76% mũi 1, 81% mũi 2. Tương tự, Moderna cũng không bảo vệ 100%. Đặc biệt, quá trình tiêm vaccine COVID-19, những yếu tố không mong muốn có thể xảy ra.
Bởi các vaccine COVID-19 đều ra đời trong thời gian khá nhanh, lại được đưa vào sử dụng sớm nhất trong lịch sử sản xuất vaccine của nhân loại. Do đó, vaccine sẽ chưa đủ thời gian để theo dõi tiến trình sử dụng lâm sàng cũng như đánh giá, khẳng định về tính hiệu quả. Đó là còn chưa kể tới mức độ bảo vệ của mỗi loại vaccine của các nhà sản xuất cũng khác nhau.
“Không chỉ có vậy, vaccine COVID-19 cũng được nhập khẩn cấp về Việt Nam nên khi sử dụng chúng ta cũng cần rất thận trọng. Đó là lý do vì sao vaccine nhập về từ 24/2 mà phải chờ chứng nhận từ Hàn Quốc và phải trải qua rất nhiều chứng nhận hiệu quả lâm sàng chúng ta mới triển khai tiêm được”, ông Long nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Người đứng đầu ngành y tế cũng cho rằng, không phải vì vaccine không thể đảm bảo vệ 100% mà mọi người từ chối sử dụng. Bởi lợi ích của vaccine đem lại là rõ ràng, người mắc bệnh được tiêm thì tình trạng bệnh sẽ nhẹ và hạn chế nguy cơ tử vong hơn.
Video đang HOT
Tiêm vaccine ở Việt Nam sẽ khác
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, việc triển khai tiêm vaccine tại Việt Nam sẽ có rất nhiều khác biệt so với nhiều nước trên thế giới.
Đơn cử như việc trước khi tiêm, người dân sẽ được khám sàng lọc sức khoẻ để đảm bảo độ an toàn.
“Biết rằng việc này sẽ khiến chúng ta tốn thời gian hơn nhưng nhờ vậy mới đảm bảo an toàn nhất cho người dân. Chúng tôi sẽ thiết kế công tác sàng lọc tối giản trên phần mềm sao cho dễ sử dụng và nhanh chóng nhất có thể”, ông Long nói.
Theo ông Long, một điểm khác biệt nữa khi triển khai tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam là quá trình tiêm chủng sẽ được lưu trữ trên hồ sơ sức khoẻ điện tử của mỗi người dân.
Để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khoẻ cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ. Hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế, sau này là hộ chiếu vaccine, quản lý toàn bộ bằng QR code.
Về việc này, các cơ sở y tế trên cả nước sẽ có tách nhiệm tải phần mềm, hướng dẫn người dân tải ứng dụng hồ sơ sức khoẻ để từ đó, người dân có thể tự chủ động giám sát sức khoẻ của mình và những bất lợi sau khi tiêm.
“Tuy được tiêm vaccine phòng bệnh, nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng không thể bỏ qua các biện pháp phòng bệnh. Song song với tiêm chủng, người dân cần tiếp tục thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế và chỉ đạo của Thủ tướng về phòng chống dịch “vaccine phải kết hợp với 5K”. Đội ngũ y tế, chính quyền địa phương cũng cần tuyên truyền thêm đễ người dân có niềm tin với vaccine. Như vậy, cuộc chiến chống COVID-19 của chúng ta mới thành công được”, ông Long nhấn mạnh.
Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất
Người đứng đầu ngành y tế cho rằng, việc tiêm vaccine COVID-19 lần này chính là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam.
Lần này, Bộ Y tế huy động tổng lực toàn ngành tham gia tiêm chủng do đây là chiến lược tiêm chủng lớn nhất nước với trên 100 triệu mũi tiêm. Bộ Quốc phòng sẽ tiêm cho lực lượng quốc phòng, Bộ Công an tiêm cho toàn bộ cán bộ công an, Bộ Y tế sẽ đảm nhiệm tiêm cho toàn dân.
Nhưng trong đợt tiêm đầu tiên vào ngày 8/3 tới, do số lượng vaccine còn hạn chế nên Bộ Y tế sẽ không thể phân bố đủ số lượng cho cả nước mà chỉ ưu tiên cho 13 tỉnh/thành phố có dịch. Trong đó, đặc biệt ưu tiên cho tỉnh Hải Dương tiêm trước. Bộ cũng sẽ ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống dịch theo đúng tinh thần của Nghị quyết 21.
Tuy nhiên, ông Long cũng khẳng định, trong năm 2021, Bộ Y tế sẽ cố gắng để mọi người dân Việt Nam đều được tiêm vaccine.
Để thực hiện được mục tiêu này, song song với việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 trong nước, Bộ Y tế vẫn đang tích cực đàm phán với các tổ chức để có thêm vaccine.
“Ở đợt đầu tiên, số lượng vaccine nhập về chỉ là 117.600 liều. Mặc dù chưa nhiều, nhưng người dân cũng cần phải bình tĩnh. Bởi vaccine cũng đã được kiểm tra về chất lượng an toàn. Sắp tới, từ nay cho đến tháng 5, các lô vaccine sau sẽ về nhiều hơn, từ đó công tác triển khai tiêm chủng cũng sẽ nhanh hơn”, ông Long nhấn mạnh.
Việt Nam dự kiến tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên vào 8/3
Dự kiến ngày 8/3, những liều vaccine Covid-19 đầu tiên được tiêm cho người Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Thủ tướng.
Tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 sáng 5/3, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã cung cấp thông tin này. Tư lệnh ngành Y tế cũng báo cáo một số vấn đề liên quan đến tiếp cận và sử dụng các nguồn vacicne phòng Covid-19 nhập khẩu.
Theo người đứng đầu ngành y, nhu cầu về vaccine hiện nay lớn nhưng nguồn cung của thế giới còn hạn chế. Nhiều nước sẵn sàng mua vaccine dưới dạng kỳ vọng, thậm chí có hơn 30 nước đăng ký mua gấp nhiều lần nhu cầu thực tế.
"Việc đảm bảo đủ vaccine rất khó khăn trong khi đây là những vaccine mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ. Vì vậy, quan điểm của Bộ Y tế là bên cạnh việc mua vaccine từ nước ngoài, phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động bằng nguồn trong nước", Bộ trưởng Y tế nói.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết dự kiến tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên vào 8/3. Ảnh: VGP.
Trưa 24/2, hơn 117.600 liều vaccine AstraZeneca đã về tới Việt Nam và đến nay đã có giấy kiểm định chất lượng lô vaccine này, khẳng định đảm bảo điều kiện tiêm cho người dân Việt Nam.
Theo kế hoạch, ngày 6/3, Bộ trưởng Y tế sẽ chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, tập huấn trên toàn quốc trong vấn đề hướng dẫn tiếp nhận, sử dụng, bảo quản vaccine cũng như xử lý tai biến sau tiêm...
Dự kiến hai ngày sau (8/3), những liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được tiêm cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Thủ tướng.
Vaccine trước hết được tiêm tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19 (những người trực tiếp tham gia quá trình điều trị bệnh nhân); các đối tượng theo Nghị quyết 21; các vùng dịch (tập trung cho 13 tỉnh có dịch, trong đó tập trung nhất cho Hải Dương do lượng vaccine lần này quá ít so với nhu cầu thực tế).
Những người được tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khoẻ điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vaccine.
Dù vaccine được triển khai tiêm, Bộ trưởng Y tế lưu ý "tiêm vaccine không bảo đảm phòng bệnh 100%". Theo thông tin của nhà sản xuất, vaccine của Pfizer có hiệu quả bảo vệ trên 90%, vaccine AstraZeneca là 76% mũi 1 và 81% mũi 2.
Trước đó, ngày 26/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết 21 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 với số lượng vaccine khoảng 150 triệu liều, được mua theo cơ chế đặc biệt.
Chính phủ khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 hôm 2/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết hiện Việt Nam mới có hơn 117.000 liều vaccine. Ông đánh giá số lượng vaccine từ lô đầu tiên về Việt Nam tương đối ít.
Theo ông Cường, cuối tháng 4, Việt Nam sẽ có lô vaccine khác về với số lượng lớn hơn, khoảng hơn 1 triệu liều; sau đó, thêm 4 triệu liều của Covax Vacitlity nên lượng vaccine về sẽ phong phú hơn.
"Khi đủ vaccine, việc tiêm phòng sẽ mở rộng đến nhiều đối tượng hơn diện được ưu tiên", ông Cường nhấn mạnh.
'Vaccine Covivac Việt Nam hiệu lực bảo vệ tốt' Vaccine Covivac đã được nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam, Ấn Độ và Mỹ, kết quả đồng nhất, đều cho thấy vaccine có hiệu quả ngừa Covid-19, theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Bộ trưởng Long cho biết như trên tại lễ tiếp nhận 20 tỷ đồng tài trợ nghiên cứu thử nghiệm vaccine Covivac do Viện vaccine và...