Bộ trưởng Y tế: ‘Mở tất cả các cửa để có vaccine Covid-19′
Bộ Y tế vừa cố gắng tiếp cận tất cả nguồn cung ứng, vừa tạo mọi điều kiện cho các địa phương chủ động mua vaccine để đảm bảo tiêm chủng dài hạn cho toàn dân.
Tại cuộc họp trực tuyến chống dịch sáng 29/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết như trên. Việt Nam đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021, với khoảng 150 liều tiêm. Tuy nhiên, đến nay mới có hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19 được cam kết cung cấp, đủ tiêm chủng cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, vẫn còn thiếu khoảng 40 triệu liều để đạt mục tiêu.
Bộ Y tế đang huy động mọi nguồn lực, liên tục làm việc với đại sứ quán các nước Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… các tổ chức quốc tế và Liên minh châu Âu để sớm tiếp cận các nguồn, mua thêm vaccine.
Các nguồn vaccine Việt Nam đang có gồm 38,9 triệu liều cung cấp từ Covax; 30 triệu liều từ AstraZeneca, mua thông qua VNVC; 31 triệu liều từ Pfizer; một nguồn thứ 4 đang trong đàm phán và chưa rõ thời gian cung ứng.
Ngoài ra, Bộ đang đặt mua thêm 10 triệu liều từ Covax và 20 triệu liều từ Pfizer nhưng chưa rõ thời gian cung ứng. 40 triệu liều vaccine của Nga đã được đặt mua từ lâu nhưng đối tác báo thời gian cung ứng cuối năm 2022. Bộ Y tế đang nỗ lực đàm phán để thúc đẩy quá trình bàn giao vaccine diễn ra sớm hơn. Công ty Moderna trước đây chưa có kế hoạch cung ứng cho thị trường Việt Nam, nhưng sau hai lần đàm phán đã thông báo có thể cung cấp nhưng số liều ở mức thấp.
Hai đợt tiêm chủng mở rộng đầu tiên, có hơn một triệu người Việt Nam đã tiêm vaccine AstraZeneca. Ảnh: Hữu Khoa.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng luôn ưu tiên sản xuất trong nước để tự chủ vaccine Covid-19. Tháng 4/2020, sau khi phân lập được virus, đến tháng 5/2020 Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các đơn vị sản xuất vaccine trong nước nghiên cứu, sản xuất vaccine. Đang có bốn ứng viên nổi trội là Nanocogen, đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba, Ivac thử nghiệm giai đoạn một và các công ty khác đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn tiền lâm sàng và lâm sàng.
Video đang HOT
Vaccine Covid-19 không có hiệu lực bảo vệ miễn dịch suốt đời, chỉ kéo dài 6 tháng đến một năm. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung và cơ chế tài chính cho mua vaccine rất quan trọng, Bộ trưởng nhấn mạnh. Hiện, Bộ Y tế đã nhận khoảng hơn 1.000 tỷ tiền mặt và hàng từ người dân và các doanh nghiệp, tổ chức… đóng góp cho Quỹ Vaccine phòng Covid-19. Bộ cũng đề nghị các địa phương chủ động đảm bảo nguồn tài chính, chủ động mua và tiếp cận nguồn vaccine.
“Chính phủ tạo mọi điều kiện, mở tất cả các cửa để sớm có vaccine cho toàn dân”, ông Long nói.
Bộ Y tế hiện đã phê duyệt cho sử dụng hai loại vaccine Covid-19. Có ba công ty đang nộp hồ sơ, chờ Bộ Y tế phê duyệt sử dụng, trong đó có Pfizer và Moderna.
Người đứng đầu Bộ Y tế cũng tỏ ra lo ngại khi toàn cầu đang “khát” vaccine Covid-19, khiến việc đàm phán gặp nhiều khó khăn. Ông phân tích, các nước đang tiếp cận vaccine theo bốn phương thức.
Thứ nhất, một số nước đã đầu tư hàng tỷ USD cho các công ty trong nước nghiên cứu, sản xuất vaccine. Như Mỹ đầu tư khoảng hai tỷ USD cho Pfizer, Anh đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD cho AstraZeneca. Họ đầu tư sớm, kinh phí lớn nên được có vaccine dùng sớm nhất và được ưu tiên mua lại vaccine trước.
Nhóm thứ hai là các nước tham gia thử nghiệm sản xuất như Ấn Độ, Brazil. Họ được nhà sản xuất lựa chọn thử nghiệm vaccine lâm sàng, nên cũng thuộc nhóm ưu tiên có vaccine trước.
Nhóm thứ ba là các nước đầu tư từ sớm, ngay khi vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Nếu vaccine thành công, họ sẽ được ưu tiên mua, nếu không thành công thì phải chấp nhận rủi ro mất chi phí đầu tư. Việt Nam, Israel, Singapore là một trong số các nước thuộc nhóm này.
Nhóm thứ tư là các nước còn lại, chủ yếu dựa vào nguồn cung của Covax.
“Một số nước có thu nhập cao đã đặt mua nhiều hơn nhu cầu sử dụng thực tế. Điều này khiến vaccine đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn”, ông Long chia sẻ.
Vaccine AstraZeneca được đóng gói mỗi lọ 5ml, gồm 10 liều tiêm. Ảnh: Hữu Khoa.
Ngoài nguyên nhân trên dẫn đến việc tiếp cận vaccine khó khăn, Bộ trưởng còn chỉ ra một lý do khác. Đó là mặc dù các đối tác, cơ chế đã cam kết giao vaccine cho Việt Nam nhưng công tác phòng chống dịch nước ta khá tốt, nên vaccine được điều chuyển trước cho các nước nguy cơ cao hơn. Có lô vaccine mua từ tháng 11/2020 nhưng đến tháng 6/2021 mới về đến Việt Nam. Do đó, tiến độ cung ứng vaccine ở Việt Nam bị chậm lại.
Chia sẻ thêm với các địa phương, ông Long cho biết, Bộ đã phân phối các lô vaccine AstraZeneca mới về cho các địa phương. Mặc dù vậy, có một số nơi Bộ phải tiến hành thu hồi vaccine để ưu tiên trước cho Bắc Giang và Bắc Ninh – hai điểm dịch đang “rất nóng và căng thẳng”.
“Mong các địa phương thông cảm vì tình thế rất cấp bách”, Bộ trưởng nói.
Bắc Ninh tiêm vaccine Covid-19 cho 600 công nhân môi trường
Ngày 29/5, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh tiêm vaccine Covid-19 cho công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị tỉnh.
Lãnh đạo Sở cho biết đây là những người hàng ngày làm việc rất vất vả, trong môi trường độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao trong thời điểm Covid-19 đang rất phức tạp.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai tiêm trong 2 ngày (29-30/5). Trong ngày 29/5 sẽ tiêm cho khoảng 350 công nhân. Bệnh viện yêu cầu đơn vị được tiêm bố trí công nhân đi theo kíp, theo giờ, để đảm bảo độ giãn cách.
"Công nhân thu gom rác tại các địa phương, điều kiện làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với dịch bệnh Covid-19. Được tiêm vaccine phòng bệnh, tôi yên tâm hơn", chị Nguyễn Thị Hường, công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị tỉnh Bắc Ninh, chia sẻ.
Tỉnh Bắc Ninh đang tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho công nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Ước tính khoảng 90.000 công nhân sẽ được tiêm trong thời gian tới.
Nhân viên môi trường được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Anh Tuấn.
Họp với Bắc Ninh ngày 28/5, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu việc tiêm vaccine trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, thống nhất tiêu chí ưu tiên tiêm cho người có nguy cơ cao, tiếp xúc với nhiều người.
Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh Tô Thị Mai Hoa, cho biết tính hiện tỉnh ghi nhận hơn 700 ca mắc, truy vết, rà soát được hơn 40.000 trường hợp F1, F2; lấy tổng số gần 450.000 mẫu xét nghiệm nCoV. Toàn tỉnh có 634 ca F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó có 23 bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh cũng tiếp tục triển khai làm xét nghiệm test nhanh cho 100% người bệnh đến khám tại cơ sở khám chữa bệnh; định kỳ 3-5 ngày lấy mẫu xét nghiệm PCR cho toàn bộ nhân viên y tế, người bệnh điều trị nội trú.
Theo bà Hoa, ngày 2/6 tới đây, tỉnh sẽ dự kiến cho một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đưa công nhân (50% nhân lực) đi làm trở lại. Tỉnh đã yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất an toàn, thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch; tăng cường công tác quản lý, xét nghiệm định kỳ và đảm bảo khép kín từ khâu sản xuất, sinh hoạt, ăn ở, đi lại cho công nhân, người lao động.
Trưa 29/5: Bắc Giang có thêm 46 ca mắc COVID-19 Bản tin trưa ngày 29/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 56 ca mắc COVID-19, trong đó 7 ca nhập cảnh đã cách ly ngay; 49 ca trong nước, riêng Bắc Giang 46 ca. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam: Tính từ 6h đến 12h ngày 29/5 có 56 ca mắc mới (BN6658-6713): - 07 ca cách ly...