Bộ trưởng và chuyện “nói là làm”
Một chính khách liệu có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu không quyết tâm hành động?…
Từ trái sang phải, các bộ trưởng: Nguyễn Văn Nên, Vũ Huy Hoàng, Hoàng Tuấn Anh và Đinh La Thăng.
Thông điệp mới đây của tân Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên về việc sẽ là một “bộ trưởng hành động” đã xới lại một vấn đề không cũ: một chính khách liệu có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu không quyết tâm hành động?
Ch uyện xa, chuyện gần
Tại Trung Quốc 2.500 năm trước, Khổng Tử từng đưa ra triết lý về người làm quan: phải có nhân, biết tu thân, có kiến thức và lời nói phải đi với hành động, rằng quan có lời nói đi đôi với hành động thì không mị dân, không nói những lời nói khoa trương, đạo đức giả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hành trình cách mạng của mình, từng nhiều lần nhấn mạnh đến tinh thần “nói đi đôi với làm”, coi đó là một nguyên tắc cơ bản trong làm việc. Từ năm 1927, trong cuốn “Đường kách mệnh”, Người nêu lên 23 điều phải có về tư cách một người cách mạng, trong đó điều thứ 10 là: “Nói thì phải làm”.
Từ cổ đến kim, từ Tây sang Đông, lý thuyết và thực tiễn đều nhấn mạnh rằng, chính khách, dù là ông vua thời phong kiến hay ông thị trưởng hiện đại được bầu bằng các lá phiếu, thì hành động là yêu cầu bắt buộc. Chính khách hành động vì những yêu cầu phát triển của quốc gia và lợi ích của nhân dân là điều được chờ đợi ở bất kỳ nơi đâu, trong bất kỳ thời điểm nào.
Vì lẽ đó, phát ngôn về hành động và cách thức hành động của bất cứ chính khách nào cũng luôn nhận được sự chú ý đặc biệt.
Trả lời phỏng vấn báo chí trước kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói rằng ông là “người hành động, không thích rườm rà, không muốn nói nhiều về những việc đã làm và những điều mình chưa làm”.
Video đang HOT
Thông điệp này, một lần nữa được ông nhắc lại trong cuộc họp báo Chính phủ ngày 2/12, rằng “những gì cần nói thì sẽ nói, nói kịp thời, chính xác. Còn hành động thì không chỉ hành động cho mình mà là thực hiện chức trách trên cương vị được giao”.
Ông Nên được tiếng là một “người Nam Bộ” với sự quyết liệt trong điều hành khi còn làm Chủ tịch rồi Bí thư tỉnh Tây Ninh. Cho dù, ai cũng biết, môi trường công việc ở tỉnh và ở Chính phủ là khác nhau. Trong khi chờ đợi hành động từ tân Bộ trưởng, quan điểm “bộ trưởng hành động” là điều cần được ghi nhận từ vị lãnh đạo mới này.
Lời hứa hành động
Điều đáng chú ý là trước ông Nên, nhiều bộ trưởng khác cũng đã đưa ra thông điệp “bộ trưởng hành động”.
Một ví dụ là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Tháng 8/2007, từ vị trí Bí thư Lạng Sơn, ông Hoàng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công Thương, vào thời điểm bộ này vừa hình thành từ hai bộ Thương mại và Công nghiệp, trở thành một “siêu bộ”.
Có bằng tiến sỹ kinh tế, từng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hà Tây rồi Bí thư Lạng Sơn, ông Hoàng được kỳ vọng là một nhân tố mới trong “đội hình” Chính phủ. Bản thân ông, khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ sau khi được bổ nhiệm, đã nói rằng “để đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, Nhà nước luôn đòi hỏi một bộ trưởng phải hành động”.
“Cá nhân tôi xin nói sẽ cố gắng hết sức, sẽ bắt nhịp công việc và sẽ điều hành Bộ Công thương hoạt động hiệu quả. Tôi sẽ là bộ trưởng hành động”, ông Hoàng nói.
Tuy nhiên, nhìn từ phản ánh của cử tri và đại biểu Quốc hội tại kỳ họp gần nhất, có thể thấy sau gần hai nhiệm kỳ Bộ trưởng, những công việc chính của ngành công thương vẫn cứ diễn ra “đều đều”, các vấn đề căn bản nhất của ngành công thương, từ điện, than, dầu khí đến thương mại trong và ngoài nước vẫn chưa thấy điểm nhấn nào đặc biệt.
Cũng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, những phát biểu của ông Hoàng về quy hoạch thủy điện cũng đã làm thất vọng nhiều đại biểu, thậm chí có đại biểu đã lên tiếng đòi xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng.
Ông Hoàng không phải bộ trưởng duy nhất đưa ra thông điệp “bộ trưởng hành động”. Một bộ trưởng khác, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trong buổi lễ bàn giao công việc với người tiền nhiệm, cũng từng tuyên bố muốn là một “bộ trưởng hành động”.
Không thuộc diện “hai nhiệm kỳ” như các ông Vũ Huy Hoàng và Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng từng đưa ra thông điệp hành động khi mới nhận chức, nhưng nhấn mạnh đến vấn đề trách nhiệm đi đôi với quyền điều hành.
“Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”, ông Thăng nói vào thời điểm đó.
Tinh thần hành động đã được Bộ trưởng Đinh La Thăng thể hiện khá quyết liệt trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, thể hiện qua hàng loạt quyết định điều hành quyết liệt, thậm chí khá sốc. Nhiều người hiện xem những bộ trưởng “dám nói, dám làm” như ông Thăng là cần thiết để xốc lại những guồng máy công việc đã nhiều năm quen với tình trạng “sống chậm”.
Nhưng có lẽ những lực cản vô hình còn nằm ở đâu đó đã và đang ngăn cản mong muốn “hành động” của nhiều bộ trưởng, dẫn tới cách hành xử thiên về an toàn thay cho hiệu quả. Câu chuyện về “chính khách hành động”, chính vì thế, vẫn sẽ còn mang những màu sắc khác nhau trong nhiều năm nữa.
Theo VnEconomy
"Mối quan hệ môi răng" của giới chính khách và truyền thông
Tính độc lập "tuyệt đối" của các phương tiện truyền thông, hay "đạo quân quyền lực thứ 4" mà giới chính khách phương Tây thường rêu rao là đặc trưng của "thế giới tự do", thực ra không phải vậy! Nhất là ở CHLB Đức, quốc gia vốn được mệnh danh là "tấm gương" của nền dân chủ và "đầu tàu kinh tế" của Liên minh châu Âu (EU).
Ít có độc giả "trung thành" nào biết được, rằng trong cơ cấu điều hành của nhiều tờ báo và tạp chí phổ biến ở Đức luôn hiện diện các chính trị gia đương chức hay đã hồi hưu. Lẽ đương nhiên, họ thường sử dụng quyền lực "tối thượng" của mình để can thiệp vào nội dung các ấn bản.
Tiêu biểu cho hiện tượng này là trường hợp của cựu Tổng thống Đức Christian Wulff, vị chính khách cộm cán từng có chân trong Ban lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) đương quyền do Thủ tướng Angela Merkel làm Chủ tịch.
Khi còn đương chức, C. Wulff đã nhiều lần gọi điện thoại gây sức ép với Tổng biên tập Kai Diekmann của tờ nhật báo Bild bán chạy nhất nước Đức, đòi phải chấm dứt đăng thiên phóng sự điều tra nhiều kỳ về vụ bê bối tài chính khi C. Wulff còn là Thủ hiến bang Lower Saxony, trước khi trở thành Tổng thống CHLB Đức.
Rồi vụ scandal tai tiếng này dẫn tới kết cục "quá mù ra mưa", khi C. Wulff bị cáo buộc lừa dối giới lập pháp bang Lower Saxony, khiến chính khách lão luyện C. Wulff phải từ chức vào giữa tháng 2/2012 khi chưa qua hết nửa nhiệm kỳ.
Kế đến là trường hợp của một nhân vật cũng nổi danh không kém. Đó là Hans Michael Strepp, người phát ngôn lâu năm của đảng Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo (CSU), chính đảng đồng minh chủ chốt luôn sát cánh với CDU trong các kỳ bầu cử giúp hình thành Chính phủ liên minh của Thủ tướng A. Merkel.
Trong vai trò thư ký báo chí cho Thủ hiến bang Bavaria kiêm Chủ tịch CSU Horst Seehofer, H. Strepp thường xuyên gọi điện thoại và nhắn tin tác động tới giới truyền thông, ngăn cản những tin bài không có lợi cho CSU nhất là trước các kỳ bầu cử.
Cụ thể nhân danh Thủ hiến H. Seehofer cũng là người có chân trong Hội đồng quản trị của Đài Truyền hình quốc gia ZDF, phát ngôn viên H. Strepp thường thay mặt "thân chủ" của mình yêu cầu Ban lãnh đạo ZDF gạt bỏ những tin tức "nói xấu", hay "bôi đen" CSU.
Còn với tờ nhật báo Sueddeutsche Zeitung có lượng độc giả đăng ký đặt mua dài hạn lớn nhất ở Đức, H. Strepp lại thay mặt Tổng thư ký CSU Alexander Dobrindt cũng là thành viên Hội đồng quản trị của báo, luôn gọi điện thoại gây áp lực với Tổng biên tập Kurt Kister về mảng tin thời sự sắp đăng. Sự can thiệp có hệ thống vào tính "độc lập" của báo giới đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Đức phanh phui.
Sau hơn 6 năm làm phát ngôn viên của CSU, cuối cùng H. Strepp cũng phải đệ đơn từ chức vào cuối tháng 10/2012 để "giữ uy tín cho đảng"(!).
Quá bức xúc trước sự o bế từ giới chính khách thuộc các đảng phái, ký giả kỳ cựu Nikolaus Brender luôn theo đuổi tiêu chí làm báo tự do đã quyết định từ chức Tổng biên tập Đài Truyền hình ZDF, sau khi gửi một bức thư ngỏ tới Thủ tướng A. Merkel kêu gọi hạn chế ảnh hưởng của các chính trị gia lên các phương tiện truyền thông đại chúng mà không có kết quả. Trước lúc Tổng biên tập N. Brender từ chức, trong thành phần Hội đồng Quản trị ZDF giới chính khách thuộc CDU và CSU chiếm đa số nên luôn có... tiếng nói quyết định(?!).
Đề cập tới sự khách quan mà giới truyền thông Đức luôn khẳng định, khiến các chính trị gia nêu trên phải từ chức vì đã vi phạm tính độc lập của sự tự do thông tin, cây bút bình luận chính trị Michael Hanfeld của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, nhật báo Đức có lượng phát hành lớn nhất tới 148 quốc gia, nhận định: "Trong thực tế báo giới nói chung hoàn toàn bất lực trước các sức ép tứ bề. Làm sao có thể độc lập thực sự được, trong khi các ban bệ do nhà nước lập ra chuyên giám sát truyền thông công cộng luôn có sự hiện diện của giới chính trị gia đầy thực quyền? Hiển nhiên nhiệm vụ đầu tiên là họ phải bảo vệ cho quyền lợi chính trị của đảng mình chứ!"
Theo CAND
Một chính khách Nhật bị bắt tại Trung Quốc vì 'mang ma túy' Một chính trị gia Nhật Bản đã bị bắt giữ tại Trung Quốc vi 'mang theo ma túy', AFP dân lơi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thông báo ngay 15.11. Sân bay quốc tế Bạch Vân tại thành phố Quảng Châu, nơi chính khách Nhật bị bắt giữ - Ảnh: AFP Đo la ông Takuma Sakuragi, bị bắt...