Bộ trưởng Ukraine tuyên bố đi xe tăng vào Moscow
Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Vladimir Omelyan hứa sẽ đi xe tăng vào Moscow, Nga, khi ông bình luận về đề xuất của Liên minh Công nhân Vận tải Nga để cử đại diện nhăm thảo luận về một không gian vận chuyển thống nhất.
“Vì vậy, ngày hôm kia thì họ nói: “Hãy khôi phục liên lạc bằng đường hàng không “, còn hôm nay họ nói: vào ngày 23.4, chúng tôi mời bạn thảo luận về không gian vận chuyển thống nhất của Liên minh Á-Âu … Chúng tôi chắc chắn sẽ tơi Moscow! Cung vơi đông minh! Sẽ đi trên xe tăng co dòng chữ “Tiến về Moscow”, – ông Omelyan viêt trên Facebook.
Kể từ tháng 10.2015, giao thông hàng không giữa Nga và Ukraine bị chấm dứt, bước đi này đã đươc thưc hiên do sáng kiến của Kiev. Tàu hoa chở khách vẫn chạy, nhưng số lượng của chung đã giảm nhiều lần so với trước khi xảy ra cuộc đảo chính ở Ukraine.
Theo Danviet
Nga-Ukraine, Mỹ-Trung Quốc đối mặt nguy cơ chiến tranh cận kề
Nguy cơ thế chiến 3 bùng nổ là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất đối với công chúng khi quan hệ giữa một số cường quốc trên thế giới đang đạt tới gần điểm mất kiểm soát. Nga-Ukraine, Mỹ-Trung Quốc hay Israel-Iran được cho là những cặp có nguy cơ chiến tranh với nhau nhất trong 5 năm tới.
Nga-Ukraine
Video đang HOT
Căng thẳng Nga-Ukraine là đáng chú ý nhất gần đây sau vụ Moscow nổ súng bắt giữ 3 tàu chiến và 24 thủy thủ của nước láng giềng ở eo biển Kerch nối Biển Đen với Biển Azoz, ngoài khơi bán đảo Crimea hôm 25.11.
Ukraine đã cáo buộc hành động của Nga là "gây hấn", trong khi Moscow tuyên bố chiến hạm láng giềng đã xâm phạm vùng biển của nước này bất hợp pháp.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố thiết quân luật trong ít nhất 30 ngày, nhằm giúp nước ông triển khai lực lượng vũ trang nhanh hơn trong tình huống chiến tranh với Nga bùng nổ đồng thời kêu gọi NATO hỗ trợ trong cuộc đối đầu với Nga.
Israel-Iran
Israel và Iran nằm trong số những nước đang lún sâu trong một cuộc xung đột ủy quyền với nhau.
Hai nước này lần đầu tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại sau cuộc cách mạng năm 1979 của Iran.
Iran còn cung cấp sự hỗ trợ chính trị và quân sự cho nhóm Palestine Hamas, vốn là kẻ thù không đội trời chung của Israel.
Nước này cũng hỗ trợ nhóm vũ trang Hezbollah, vốn đe dọa hủy diệt Israel.
Bị cáo buộc, Israel cũng đã ủng hộ Mujahedin của Iran, hy vọng sẽ lật đổ lãnh đạo Israel và đặt nhân vật của mình lên nắm quyền.
Về phần mình, Israel cũng tích cực hỗ trợ các nhóm đối lập có mục tiêu lật đổ giới lãnh đạo Iran.
Pakistan và Ấn Độ
Hai quốc gia này duy trì sự thù địch liên quan đến tranh chấp trong chủ quyền đối với lãnh thổ Kashmir. Tranh chấp Kashmir từng gây ra ba cuộc xung đột lớn giữa 2 quốc gia vào năm 1947, 1965 và 1999.
Hai bên ký thỏa thuận ngừng bắn kể từ năm 2003, nhưng vẫn xảy ra các vụ bắn phá xuyên biên giới lẫn nhau và các cuộc đụng độ nhỏ, lẻ tẻ giữa 2 nước vẫn tiếp tục, đặc biệt là trong năm 2016 và 2018, khiến hàng chục dân thường thương vong.
Mỹ và Trung Quốc
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng hơn bao giờ hết khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền.
Ông Trump từng cáo buộc sự nóng lên toàn cầu là một âm mưu của Trung Quốc và kiên quyết theo đuổi cuộc chiến thương mại khốc liệt với Bắc Kinh.
Tổng thống Trump đã ấn định mức thuế mới cho 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã đáp trả tương xứng khi tăng thuế đối với 113 USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Nếu Bắc Kinh tiếp tục ra tay, nó sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với vị thế kinh tế và chính trị của ông Trump. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa rơi vào cuộc xung đột toàn diện, nhưng những căng thẳng có thể tăng thêm.
Theo Danviet
Đúng ngày bầu cử, Tổng thống Ukraine nêu điều kiện đàm phán với Nga Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, vào ngày diễn ra bầu cử Tổng thống ở Ukraina, đã mô tả điều kiện theo đó cuộc đối thoại song phương bình đẳng giữa Kiev và Moskva sẽ có thể diễn ra. Tổng thống Ukraine Poroshenko. "Từng bước một, chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường của riêng mình trở về châu Âu và dứt...