Bộ trưởng Tư pháp: ‘Không có từ chức vì không thể quy trách nhiệm cá nhân’
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng ở nước ngoài lãnh đạo từ chức khi có sai sót là do họ nắm quyền toàn vẹn, còn ở Việt Nam việc phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng nên người đứng đầu chưa thể chịu trách nhiệm.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường.
- Trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng quy định về từ chức đã đưa vào luật Cán bộ công chức nên không đưa vào uật Tổ chức Chính phủ. Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay chưa một cán bộ nào từ chức dù có sai phạm. Theo ông lý do là gì?
- Vấn đề từ chức không nhất thiết phải đưa vào luật bởi nó là văn hóa của cán bộ. Khi anh cảm thấy không hoàn thành nhiệm vụ thì việc từ chức là bình thường. Luật tổ chức cán bộ đã quy định về việc từ chức là rất tốt vì mang tính bao quát, phủ rộng tới tất cả các loại cán bộ có chức vụ, quyền hạn được giao. Ngoài ra, vấn đề từ chức nếu quy định thêm trong Luật giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân thì sẽ tốt hơn nữa.
Tới đây, luật pháp phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi chức danh. Khi chức trách rõ ràng rồi thì bất kỳ ai có tự trọng khi nhận nhiệm vụ gì cũng phải cân nhắc cẩn thận. Hiện nay, việc phân công nhiệm vụ, giữa cá nhân và tập thể không rõ ràng. Có thể một người phải thực hiện quyết định của cả một tập thể. Như vậy, không thể quy trách nhiệm hoàn toàn cho một người được.
Thực tế từ 2008 đến nay chưa có cán bộ từ chức, nhưng tôi hy vọng mọi thứ sẽ chặt chẽ, các quy định của Hiến pháp sẽ được cụ thể hóa trong luật, tiến tới việc từ chức sẽ diễn ra.
- Vừa qua, có những vụ việc nghiêm trọng xảy ra nhưng không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Ông nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng đưa quy định về từ chức trong luật Tổ chức Chính phủ thì sẽ kích thích trách nhiệm của cán bộ?
- Ngay cả các đại biểu Quốc hội, không phải ai cũng làm tròn trách nhiệm của mình. Mà đại biểu Quốc hội là chính khách được nhân dân bầu ra để thực hiện quyền lực cao nhất. Vì vậy, cần phải nói một cách công bằng, chỉ nên quy định chung chứ không nên xoáy vào luật Tổ chức Chính phủ hay luật Tổ chức Quốc hội.
Video đang HOT
- Ở nước ngoài, quan chức có thể dễ dàng từ chức sau khi có những sai phạm còn ở Việt Nam tại sao lại không thực hiện được điều đó?
- Những nước đó có chế độ đa đảng. Chỉ cần họ phát hiện ra trong hoạt động bầu cử có sử dụng tài chính bất minh thì cũng phải từ chức. Ví dụ như sự việc nữ bộ trưởng của Nhật Bản phải từ chức sau khi có những thông tin sai phạm trong bầu cử.
Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo duy nhất và công tác cán bộ được coi là ưu tiên hàng đầu. Đảng giao nhiệm vụ, ra trung ương biểu quyết và đưa ra cơ quan Quốc hội để phê duyệt, vì vậy, khi anh từ chức anh cũng phải báo cáo tổ chức, trừ khi anh sai phạm rõ ràng.
Các nước khác quản lý theo ngành dọc, Tư pháp là công việc của trung ương. Vì vậy, kể cả hộ tịch viên ở các xã cũng là người của trung ương cử xuống làm nhiệm vụ hộ tịch. Người đó không thể làm sai lời Bộ trưởng. Còn ở Việt Nam, cán bộ hộ tịch là người giúp việc cho ông chủ tịch. Ông này nói thế nào thì phải theo thế đấy. Vậy thì làm sao người đứng đầu Tư pháp có thể chịu trách nhiệm được?
Khi việc phân cấp, phân quyền rõ ràng thì mới đảm bảo người đứng đầu có quyền hạn toàn vẹn và chịu trách nhiệm toàn vẹn. Nếu các bạn gọi tôi là Tư lệnh trong ngành Tư pháp thì không đúng vì tôi chỉ đứng đầu Bộ tư pháp. Tư pháp ở địa phương không phải do tôi quản lý, pháp chế ở các Bộ cũng không phải do tôi phụ trách. Vì vậy, tôi nói nhưng họ có làm hay không là một câu chuyện khác.
Hay như vừa qua có những việc nọ việc kia phê bình bộ trưởng Bộ Y tế nhưng lỗi không phải do Bộ trưởng Y tế mà do Ủy ban nhân dân địa phương sắp đặt. Như vậy, tại sao cứ bắt Bộ trưởng Y tế từ chức?
Hoàng Thuỳ ghi
Theo VNE
Lộ diện đầu nậu chuyên bán thông tin cá nhân
Việc mua bán thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ nhà, email... được thực hiện công khai, gây bức xúc. Đi sâu vào tìm hiểu thấy bất ngờ về nguồn tiết lộ danh sách này.
Như Tiền Phong đã phản ánh trong bài viết "Đủ kiểu mua bán thông tin cá nhân" về tình trạng mua bán danh sách cá nhân (trong giới kinh doanh thường gọi là database- PV), PV tiếp tục tìm hiểu về đường đi của các loại thông tin này.
Đầu nậu Huấn đang giới thiệu danh sách khách hàng (ảnh nhỏ). Trang bolg rao bán thông tin cá nhân (ảnh to)
Đủ chiêu "moi" nguồn
Sau nhiều lần liên lạc với một đầu nậu tên Huấn chuyên cung cấp danh sách khách hàng tiềm năng, danh sách khách hàng VIP, tối 27/10, PV đã được Huấn chia sẻ về "nguồn hàng" tại một quán cà phê trên đường Quang Trung, quận 9, TPHCM.
Theo Huấn, anh ta đang có vài trăm danh sách khách hàng không chỉ ở TPHCM mà còn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Danh sách được chia thành những người có thu nhập cao trên 10 triệu đồng, 20 triệu đồng; người đang gửi tiết kiệm tại các ngân hàng; người sở hữu ô tô; giám đốc công ty... mỗi danh sách trên dưới 10.000 đầu số, mỗi đầu số Huấn rao giá 2.000 đồng.
Huấn cho biết, không phải ai cũng có được mà phải có mối quan hệ. "Chẳng hạn, muốn lấy danh sách ở ngân hàng, anh phải quen thân với người quản lý IT cấp cao chứ nhân viên giao dịch thì không thể nào có hết được thông tin, mà nếu có cũng không dám bán; còn danh sách người sở hữu ô tô, anh phải đến người làm đăng kiểm của Sở Giao thông Vận tải thì mới nắm được thông tin..." Huấn nói.
Cũng theo Huấn, mỗi đầu số này anh phải mua trên 5.000 đồng tùy thời điểm, giá tuy cao nhưng nếu biết kinh doanh thì sẽ làm được rất nhiều việc.
Trước đó, ngày 26/10, liên lạc qua điện thoại với một người tên Đăng (Hà Nội), PV được Đăng giới thiệu đang sở hữu một danh sách bao gồm cả trăm ngàn doanh nghiệp tại TPHCM lẫn Hà Nội. Theo Đăng, danh sách được cập nhật liên tục các công ty mới thành lập, trong đó ưu tiên khu vực Hà Nội và TPHCM. "Hiện em đang sở hữu trong tay khoảng 1.000 công ty mới thành lập trong tháng 9 tại TPHCM, bao gồm mã số thuế, địa chỉ, tên công ty, giám đốc... em sẽ gửi cho anh chị bản demo, phù hợp mình trao đổi tiếp". Đăng nói.
Theo bản demo Đăng đưa, chúng tôi kiểm tra 5 công ty và thấy đúng y chang địa chỉ, ngày tháng thành lập. Anh H.V.Đ, giám đốc công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ N.V.P chuyên kinh doanh về áo mưa tại quận Tân Bình, TPHCM không khỏi bất ngờ khi chúng tôi nói rõ tên và ngày tháng thành lập của công ty bởi theo anh P, công ty anh chủ yếu sản xuất nhỏ và mới thành lập nên rất ít người biết đến, thậm chí trên mạng cũng chưa hẳn đã cập nhật kịp.
Tiết lộ về nguồn danh sách các công ty này, Đăng cho biết nhờ mối thân quen từ người làm trong ngành thuế mới có thể có được và luôn cập nhật được thông tin mới nhất về các công ty. "Về giá cả, em sẽ để cho anh 500 ngàn đồng/tháng. Nếu anh lấy lâu dài, em có thể đảm bảo được lượng danh sách cụ thể 1 tháng có hơn 1.000 công ty mới thành lập. Cái này phụ thuộc vào tốc độ phát triển của xã hội nhưng danh sách này đa số là liên lạc được và đều là số của giám đốc hoặc số điện thoại nhà".
Trong khi đó, liên lạc tiếp với một người tên Trung chủ nhân trang blog dskhvipsieure.blogspot.com, chúng tôi được biết Trung đang sở hữu một lượng lớn danh sách nhiều thể loại nhưng chủ yếu là danh sách học sinh và phụ huynh. Theo Trung, trọn bộ danh sách trên dưới 3 triệu đồng và luôn cập nhật theo năm học bởi anh "có mối quan hệ rất thân thiết với những người làm bên ngành giáo dục".
Nguy hiểm nếu lọt vào tay kẻ xấu
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Tri Đức, Giám đốc Công ty Luật 360 (thuộc Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, theo Điều 38 của Bộ luật Dân sự, "quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý..." vì vậy mọi cá nhân tổ chức không thể tùy tiện sử dụng hoặc mua bán thông tin cá nhân.
"Tuy nhiên, hiện nay, việc xử lý các vấn đề mua bán thông tin cá nhân vẫn chưa có qui định hay biện pháp chế tài thật nghiêm khắc và triệt để, vẫn còn nhiều bất cập", luật sư Đức nói.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho rằng, việc thông tin khách hàng, đặc biệt là địa chỉ nhà, công việc của họ rơi vào tay kẻ gian, có mưu đồ xấu thì không thể lường trước được hậu quả. "Người bị tiết lộ thông tin, ngoài việc bị các doanh nghiệp quảng cáo quấy rối, gửi thư rác thì còn có thể xảy ra các tình huống như bị mất cắp, bị gây thương tích, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ...", luật sư Hậu nói.
"Cơ quan cảnh sát điều tra cần xem xét điều tra, khởi tố các đối tượng có hành vi mua bán thông tin người tiêu dùng trên các trang mạng về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet theo quy định hiện hành mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó", luật sư Hậu nói.
Theo Nguyễn Dũng
Tiền Phong
Facebook bị buộc phải cung cấp địa chỉ IP kẻ 'trả thù tình' Một tòa án ở Tokyo vừa ra lệnh Facebook cung cấp địa chỉ IP của những tài khoản giả mạo phát tán ảnh "nóng" riêng tư nhằm "trả thù tình. Đây là trường hợp đầu tiên tại Nhật Bản. Một tòa án ở Tokyo vừa ra lệnh Facebook cung cấp địa chỉ IP của những tài khoản giả mạo đã phát tán hình...