Bộ trưởng TT&TT: Thông tin trên mạng bị lưu ở nước ngoài
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng nếu Việt Nam không có mạng xã hội của chính mình thì tất cả những gì chúng ta nói, chúng ta nghĩ… đều được lưu trữ ở nước ngoài.
Ngày 15-8, tiếp tục phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Viện trưởng VIện Kiểm sát Tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao về việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.
ĐB Đinh Duy Vượt ( Gia Lai).
Mở đầu phiên chất vấn, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng. Theo ĐB, mạng xã hội (MXH) bây giờ không phải là ảo mà là thật, đang diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiều người sử dụng môi trường chống phá đất nước, kêu gọi, kích động người dân biểu tình, bạo loạn, thông tin sai sự thật, vu khống, lừa đảo, đánh bạc nghìn tỷ… gây hậu quả rất nghiêm trọng tới chính trị, kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự an toàn, đạo đức xã hội.
“Xin Bộ trưởng cho biết kết quả nổi bật, ấn tượng nhất từ khi Bộ trưởng trả lời chất vấn đến nay. Các giải pháp đột phá giải quyết cơ bản nêu trên. Bộ trưởng nguyên là lãnh đạo một nhà mạng lớn, có nhiều kinh nghiệm. Vậy Bộ trưởng có chấm dứt được tình trạng sim rác hay không? Khi nào Việt Nam có các trang mạng uy tín, chất lượng thay thế các trang mạng xã hội khác?”- ĐB Vượt hỏi.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời về vấn đề này, ông nói:
Về MXH, tôi nghĩ muốn quản lý được thì đầu tiên phải nhìn thấy. Bộ TT&TT đã đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành một trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Trung tâm này có hai chức năng: giám sát được các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam và giám sát được thông tin trên không gian mạng, báo điện tử, MXH.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Khả năng xử lý tin, một ngày xử lý được khoảng 100 triệu tin, chúng ta có thể phân loại, đánh giá được, chẳng hạn tỷ lệ thông tin tích cực và tiêu cực. Trước đây, có những lúc trên không gian mạng, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên 30%, mà cái gì trên 30% được coi là cái chính. Bây giờ khi chúng ta nhìn thấy, ta tác động điều chỉnh thì cơ bản hiện nay, thông tin tiêu cực nằm dưới 10%.
Câu chuyện thứ 2 cũng rất nan giải là đấu tranh với các MXH nước ngoài trong khi họ chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong khi họ chưa đóng thuế, chưa thực thi luật pháp của Việt Nam.
Trong một năm vừa qua, Bộ rất tích cực. Kết quả, đối với Facebook, trước đây Nhà nước đưa ra yêu cầu thì họ chỉ thực hiện được khoảng xung quanh 30%. Bây giờ tỷ lệ thực hiện yêu cầu của Facebook đối với chính quyền VViệt Nam từ 70-75%. Youtube tuân thủ tốt hơn khoảng 60%, bây giờ là khoảng 80-85%. Apple gần như không thực hiện thì gần đây tỷ lệ thực hiện là 75%.
Vấn đề sim rác là câu chuyện lớn, kéo dài nhiều năm rồi. Trong một năm qua, chúng ta đã cơ bản cắt bỏ đi những sim không đủ thông tin, tuy nhiên hiện vẫn còn lượng sim rất lớn đang nằm trên các kênh bán hàng.
Từ nay đến tháng 9-2019, Bộ TT&TT tập trung giải quyết lượng sim rác trên các kênh bằng cách yêu cầu các nhà mạng phải mua lại. Có một giải pháp mới cho câu chuyện sim rác là giao trách nhiệm trực tiếp đến các Tổng giám đốc công ty viễn thông, nếu còn tồn tại sim rác ở trên các nhà mạng thì nhà mạng đó sẽ không được cấp phép các dịch vụ mới, như dịch vụ mobile money.
Khi nói đến hệ sinh thái số Việt Nam, tại sao mà chúng ta đặt vấn đề xây dựng MXH Việt Nam? Nếu Việt Nam không có MXH của chính mình thì tất cả những gì chúng ta nói, chúng ta nghĩ, thậm chí chúng ta mua bán, đều được lưu trữ ở nước ngoài. Nói vui là “ não người Việt Nam ở nước ngoài”. Hiện những thông tin mà họ thu thập được mới dùng để quảng cáo thôi, nhưng trong trường hợp đặc biệt dùng vào việc khác và có thể nguy hiểm đến an ninh.
Chúng ta đặt mục tiêu xây dựng các MXH trong nước để MXH trong nước có số lượng người dùng tương đương với MXH nước ngoài, để “não người Việt Nam” phân tán đều và không có bất kỳ nhà mạng nào thu thập được toàn bộ thông tin về người Việt Nam.
Hiện nay các mạng xã hội Việt Nam là 65 triệu thuê bao, trong 1 năm vừa qua tăng trưởng khoảng 30%. Các MXH nước ngoài cộng lại khoảng 90 triệu. Nếu chúng ta giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì có thể khoảng 2020 hoặc chậm nhất 2021, chúng ta sẽ đạt được tỷ lệ 50-50.
Hiện có khá nhiều các cơ hội để người Việt Nam chúng ta, các công ty công nghệ Việt Nam phát triển các MXH Việt Nam.
Thứ 2, các thuật toán quyết định “cuộc chơi” trên MXH sẽ được mở ra cho những người tham gia quyết định.
Thứ 3, một số MXH Việt Nam cung cấp có bộ lọc để thực hiện việc dọn rác trên các không gian mạng. Hiện các nhà mạng phải chịu trách nhiệm chính, 95% rác là do các nhà mạng chặn lọc, 5% phát hiện thêm của chính quyền.
Theo báo pháp luật
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Vấn đề lợi dụng không gian mạng để gây hại đang ngày một gia tăng.
Tham gia trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội sáng 6/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, vấn đề lợi dụng không gian mạng để gây hại đang ngày một gia tăng...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tham gia trả lời chất vấn.
Tham gia phát biểu tại Phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: trong thế giới thực có gì thì trên không gian mạng cũng có những điều như vậy. Và hiện nay thế giới đang có sự chuyển dịch vĩ đại - chuyển dịch toàn bộ thế giới thực vào thế giới ảo.Trong thế giới thực, chúng ta có hệ thống pháp luật, có chính quyền TƯ, địa phương, có lực lượng để duy trì sự lành mạnh của xã hội, trên không gian mạng chưa có được như vậy. Nhưng cuộc sống đã đi vào không gian mạng rất nhiều và đã gây ra hệ lụy có thực.
Để khắc phục vấn đề, giải pháp lúc này là hệ thống pháp luật, chính quyền, lực lượng phải nhanh chóng đi vào không gian mạng để duy trì sự lành mạnh của không gian mạng. Đồng thời về lâu dài, giải pháp căn cơ nhất là phải luôn luôn giáo dục kỹ năng sống trong không gian mạng hiện nay, và bắt đầu từ giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng cho rằng: Đời thực thì chúng ta thở bằng không khí, không gian mạng thì chúng ta thở bằng tin tức nội dung. Trong thực tiễn hiện nay chúng ta có hàng ngàn tấn rác, nếu chúng ta không dọn thì ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong không gian mạng cũng có rác, nếu chúng ta không dọn, nó ảnh hưởng đến não người.
Muốn vậy, vấn đề trước mắt là phải quét rác. Đầu tiên, từng người tham gia mạng xã hội không xả rác. Cần dọn rác của chính mình. Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng đang được Bộ TT&TT soạn thảo và sắp tới sẽ ban hành.
Thứ nữa, các nhà mạng phải có bộ lọc để dọn rác và Bộ TT&TT sẽ yêu cầu cụ thể vấn đề này.
Vấn đề cuối cùng: các cơ quan, bộ ngành cũng phải thực hiện dọn rác. Các bộ ngành đầu tiên phải định nghĩa rác của mình, giám sát, phát hiện và tuyên bố đấy là rác, điều này thì phải dùng công nghệ.
Hiện nay, Bộ TT&TT đã có Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia và cơ bản đã có chuyển đổi là phân tích, đánh giá, phân loại. Sau khi quyết định cái gì là rác, các bộ ngành sẽ thông báo đến Bộ TT&TT, các nhà mạng sau đó sẽ thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, kể cả đối với mạng xã hội nước ngoài
Theo VietTimes
10 năm nữa, IoT sẽ làm con cái chúng ta thắc mắc tại sao bố mẹ lại phải gõ bàn phím? Theo Tiến sĩ David Bray, chỉ 10 năm nữa thôi, con cái chúng ta sẽ thắc mắc tại sao ngày trước bố mẹ lại phải gõ bàn phím máy tính, vì khi đó đã có thiết bị cảm biến IoT có thể kết nối thẳng từ não bộ tới máy tính và viết ra suy nghĩ của chúng ta mà không cần gõ...