Bộ trưởng Tiến không hứa, lại thêm lời nói thật
Bộ trưởng Bộ Y tế nói rằng bà không dám hứa khi nào hết tình trạng sai sót nghiêm trọng trong khám chữa bệnh có nguyên nhân từ y đức kém.
Loại khỏi ngành y bác sĩ không có y đức
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội chiều 1/4, về sai sót trong khám chữa bệnh nguyên nhân từ y đức kém, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Chúng tôi không dám hứa là khi nào sẽ chấm dứt tình trạng này”.
Tuy vậy, bà Tiến đề cập đến các giải pháp được thực hiện: “Tăng cường công tác thanh, kiểm tra; giáo dục và hơn hết là sự phối hợp rất chặt chẽ giữa người bệnh, gia đình người bệnh và người thầy thuốc. Việc này ở các nước áp dụng rất nhiều”.
Bà Tiến bày tỏ: “Chúng tôi xử lý nghiêm khắc tất cả những sai sót. Vụ Hoài Đức đã ra tòa. Trường hợp tiêm vắc xin viêm gan B chúng tôi sẽ phối hợp với công an Quảng Trị để xử lý. Còn các trường hợp khác chúng tôi đều họp hội đồng để xử lý hoặc cho nghỉ việc, xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn trước QH chiều 1/1. Ảnh TNO
Chúng tôi kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ mất phẩm chất đạo đức. Nhưng cũng động viên kịp thời những người có tâm huyết. Đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y tế hơn 10 triệu người, đa số đang hàng ngày hi sinh, chịu thiệt thòi, tận tâm với công việc, áp lực rất lớn, đứng mổ 8 tiếng đồng hồ hoặc chăm sóc trẻ em khóc suốt như vậy rất sốt ruột…”.
Ngoài ra, trước thực trạng có sự phân biệt đối xử giữa bệnh nhân khám dịch vụ với bệnh nhân bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Tiến nhìn nhận: Bên khám bệnh bảo hiểm thì rất đông, chi phí do BHYT chi trả theo mức thanh toán nhất định. Trong khi đó, khám dịch vụ người dân phải tự chi trả nhiều hơn, điều kiện khám tốt hơn, chờ có máy lạnh. Đó là sự khác biệt.
“Tuy nhiên, tôi hiểu người dân bức xúc là thái độ của cán bộ y tế. Đây là vấn đề y đức chúng tôi vẫn đang chấn chỉnh. Đồng thời, chúng tôi đang chấn chỉnh lại quy trình khám chữa bệnh cho bớt phiền hà nhân dân”, người đứng đầu Bộ Y tế nói.
Video đang HOT
Những lời thật của Bộ trưởng Tiến
Trước đó, Bộ trưởng Tiến đã từng đưa ra quan điểm giám đốc, lãnh đạo bệnh viện hay lãnh đạo Sở Y tế phải là bác sĩ, tuy nhiên không càn phải học hàm, học vị cao.
“Giám đốc bệnh viện đi học làm luận án tiến sĩ để làm gì? Người làm quản lý phải khác, giám đốc phải giỏi quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền nong, quản lý hạ tầng, biết cách đoàn kết anh em trong bệnh viện, biết cách điều hành bệnh viện” – bà Tiến nói.
Theo bà Tiến thì lãnh đạo bệnh viện cũng như lãnh đạo Sở Y tế không nhất thiết là tiến sĩ hay giáo sư. “Những người giỏi, giáo sư, tiến sĩ đi làm hết công tác quản lý còn thời giờ đâu cho công tác chuyên môn. Giáo sư – tiến sĩ thì nên làm công tác chuyên môn đi chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, có như vậy mới tận dụng được trí tuệ của người giỏi”, bà Tiến nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi Bộ Y tế đưa ra thời điểm cụ thể giải quyết vấn đề quá tải, Bộ trưởng nói: “Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị.
Trong khi ngành Y tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, khi tình trạng bệnh nhân ngày càng tăng nhanh, tại phiên giải trình Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chiều 17/4/2013, Bộ trưởng Tiến cho hay có đến 60% bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tuyến trên mắc các loại bệnh nhẹ, có thể khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến cơ sở. Trong khi tuyến trung ương thì “đến thăm là thấy khổ tâm, bệnh viện như trại tị nạn”.
Liên quan đến vụ việc 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong ngày 20/7 sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, cùng thời gian đó, ngày 21/7, Bộ trưởng Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị để tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại huyện Gio Linh…
Tại đây, khi phóng viên đề nghị Bộ trưởng phát ngôn về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B, bà đã từ chối trả lời với lý do “đã có đoàn công tác của Bộ Y tế nắm bắt thông tin và trả lời báo chí”.
Nữ Bộ trưởng còn khẳng định: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
Ngày 27/5, bên hành lang phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Kim Tiến đã trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế…
Liên quan đến tình trạng quá tải bệnh viện kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục vẫn diễn ra rất chậm, 3-4 bệnh nhân vẫn phải nằm ghép giường, phóng viên có đặt vấn đề, Bộ Y tế đưa ra thời điểm cụ thể giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Tiến đã không ngần ngại trả lời rằng: “Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị.
Theo ĐVO
Thêm một trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế xác nhận, bé gái V.Đ.T.V (6 tháng tuổi, Lục Nam, Bắc Giang) tử vong sau tiêm vắc xin là do tim bẩm sinh.
Ông Phu cho biết, ngay trong sáng nay (21/3), Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Bắc Giang đã họp để tìm hiểu nguyên nhân tử vong sau tiêm vắc xin của bệnh nhi.
Theo ông Phu, Hội đồng kết luận, bệnh nhi V.Đ.T.V tử vong do hội chứng thiếu máu nặng và tim bẩm sinh.
Ông Phu cũng cho biết, đối với trường hợp này, trước khi tiêm trẻ đã được khám sàng lọc trước đó, tuy nhiên việc khám sàng lọc lâm sàng không thể phát hiện bệnh tim bẩm sinh. Bệnh này chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm.
"Tuy nhiên, không phải mỗi lần đi tiêm lại phải xét nghiệm cho trẻ, mà việc phối hợp của gia đình với các cơ sở y tế khi đưa trẻ đến tiêm chủng góp phần rất quan trọng", ông Phu nhấn mạnh.
Vắc xin Quinvaxem
Cụ thể, bên cạnh việc trẻ được khám sàng lọc trước khi tiêm, gia đình đưa trẻ đến tiêm cần trao đổi lại với nhân viên y tế về tiền sử bệnh hoặc các dấu hiệu bất thường trước đó của trẻ để nhân viên y tế chỉ định có tiêm vắc xin hay không. Đặc biệt, sau khi tiêm phải giữ trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi.
Trước đó, bé gái V.Đ.T.V tiêm vắc xin Quinvaxem lúc 10h sáng ngày 19/3. Tại thời điểm được tiêm chủng, bệnh nhi khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh lý. Sau tiêm, trở về nhà khoảng 3h đồng hồ bệnh nhi xuất hiện các biểu hiện bất thường gồm toát nhiều mồ hôi, người vật vã, tím tái. Thấy con có hiện tượng lạ, gia đình đã đưa bé đến bệnh viện huyện khám nhưng không qua khỏi.
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, nơi bé V tử vong.
Được biết, ngay khi bé V tử vong, cơ quan chức năng huyện Lục Nam đã nghị khai quật tử thi để mổ xác tìm nguyên nhân, nhưng gia đình họp bàn không đồng ý và gia đình đã được yêu cầu viết cam kết không khiếu kiện. Đây là ca tử vong thứ hai sau tiêm vắc xin Quinvaxem trong năm 2014.
Trước đó, vào khoảng 10h ngày 14/1, cháu T.L.N (2,5 tháng tuổi), con chị L.T.N.H, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng được gia đình đưa đến Trạm Y tế phường 7 để tiêm Quinvaxem. Chiều cùng ngày, thấy cháu quấy khóc nên gia đình đưa trở lại Trạm Y tế phường 7 theo dõi, sau đó thấy sức khỏe cháu tạm ổn nên cho về nhà. Tuy nhiên, bệnh viện tiên lượng cháu N. khó qua khỏi, gia đình xin đưa cháu về nhà và cháu tử vong sau đó.
Từ tháng 7/2012 đến hết năm 2013, sinh mạng của 13 em bé đã bị cướp đi sau khi tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo Cục Y tế dự phòng, khi sử dụng vắc-xin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau. Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.
Vắc xin Quinvaxem bắt đầu được sử dụng từ năm 2006 và đến nay đã có hơn 90 quốc gia, với hơn 400 triệu liều vắc xin tiêm được dùng. WHO từng khuyến cáo vắc xin Quinvaxem có thể gây ra phản ứng hạn chế như sốt hoặc phản ứng cục bộ như viêm tại chỗ tiêm trong một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh được tiêm phòng.
Theo Khampha
Bộ trưởng Tiến "mơ" về thời voi đi chở vắc xin Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến mong muốn quay trở lại thời kỳ voi và ghe xuồng đi chở vắc xin vào các địa bàn xa xôi, nhiều kênh rạch. Tại hội nghị trực tuyến phòng chống dịch cúm ở người và phòng chống dịch sởi do Bộ Y tế tổ chức ngày 23/2, Bộ này cho biết, Việt Nam đang gia tăng...