Bộ trưởng Thăng giải đáp băn khoăn “phí chồng phí đường bộ”
Khi vưa phai đong phi sư dung đương bô, vưa phai đong phi khi đi qua cac tram thu phi BOT, nhiều người dân đặt câu hỏi có hay không chuyện “phí chồng phí”? Người đứng đầu ngành GTVT đã trả lời về vấn đề này.
Câu hỏi đầu tiên trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời tối 28/6 tuy không mới song một số người dân vẫn muốn đặt trực diện với Bộ trưởng Thăng, đó là co hay không viêc phi chông phi khi ngươi dân đang vưa phai đong phi sư dung đương bô lai vưa phai đong phi khi đi qua cac tram thu phi BOT?
Theo quy định của Luật Đường bộ và các văn bản hướng dẫn thì phí bảo trì thu trên đầu phương tiện dùng để bảo trì cho hệ thống đường quốc lộ và đường địa phương được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, còn phí thu qua trạm BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) dùng để hoàn vốn và bảo trì toàn bộ phần đường thuộc dự án BOT. Mỗi một loại phí thì có phương thức, nội dung và mục đích sử dụng phí khác nhau do đó không có việc phí chồng phí
Có nghĩa là theo quy định của luật pháp thì mình hoàn toàn có thể thu hai loai phi nay?Nhưng người dân vẫn băn khoăn là Quy bao tri đương bô đa hêt hay chưa ma lai phai thu thêm phi băng cac tram BOT?
Như tôi đã nói, phí thu qua trạm BOT không phải để bù cho phần thiếu của quỹ Bảo trì đường bộ mà để hoàn vốn cho nhà đầu tư, để bảo trì phần đường thuộc dự án BOT. Quỹ Bảo trì đường bộ có nội dung khác, đó là chỉ để bảo trì cho để bảo trì cho hệ thống đường quốc lộ và đường địa phương được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước.
Hiện nay, quỹ bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện chiếm khoảng 25%. Ngân sách bù mỗi năm khoảng 25%. Như vậy hàng năm quỹ bảo trì vẫn còn thiếu khoảng 50% kinh phí.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định không có chuyện “phí chồng phí”
Theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang xử lý theo hướng bỏ các trạm thu phí có khoảng cách dưới 70km. Tuy nhiên, các trạm cũ chưa dẹp bỏ thì trạm mới đã mọc lên. Xin hỏi Bộ trưởng tại sao lại có tình trạng như vậy?
Trước hết ta phải khẳng định rằng các trạm thu phí phải được đặt theo đúng quy định. Các trạm thu phí trên đường quốc lộ thì phải được sự thoả thuận của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố. Còn đối với các trạm thu phí đặt trên đường địa phương thì do HĐND địa phương đó quyết định. Tuy nhiên, hiện có sự thay đổi chính sách nên một số trạm thu phí trước đây cần phải thay đổi.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Chúng tôi đang rà soát toàn bộ các trạm thu phí. Theo kết quả sơ bộ, hiện nay trên các tuyến quốc lộ có 45 trạm thu phí đang thu; trong đó có 10 trạm khoảng cách nhỏ hơn 70km. Đối với các trạm này, hướng xử lý triệt để là Nhà nước mua lại và xóa bỏ hoặc dịch chuyển về vị trí hợp lý nếu có thể. Tuy nhiên, để xử vấn đề này cần căn cứ vào các điều khoản trong Hợp đồng và quy định của Luật dân sự, theo đó cần có sự thỏa thuận của 2 bên là nhà nước và nhà đầu tư.
Video đang HOT
Những phiên chợ Lào Cai tại Hà Nội
Thưa Bộ trưởng, môi con đương cao tôc đươc xây dưng theo hinh thưc BOT thương tôn nhiêu nghin ty đông nên phi sư dung đương ma ngươi dân phai đong la không nho, đơn cư như phi cao tôc Nôi Bai – Lao Cai co thê lên đên hơn 2 triêu đông. Xin Bô trương cho biêt, Bô GTVT co tinh đươc cac hiêu qua cu thê ma cac cao tôc nay mang lai cho ngươi dân hay không?
Để làm những đường cao tốc như Nội Bài – Lào Cai thì không phải là hàng nghìn tỷ đồng mà là nhiều nghìn tỷ đồng. Mức đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên, với bất kỳ dự án nào, khi lập dự án đầu tư, ngoài việc tính toán hiệu quả tài chính, Bộ GTVT đều đánh giá cả về hiệu quả kinh tế – xã hội.
Trạm thu phí trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Thực tế, khi dự án đưa vào khai thác, thời gian đi từ Hà Nội lên Lào Cai đã rút ngắn còn một nửa. Do rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, khấu hao phương tiện, chi phí vận tải giảm tới 30%. Sức khoẻ lái xe tốt hơn. Hành khách đi trên xe tốt hơn. ATGT được đảm bảo, giảm ô nhiễm môi trường. Tóm lại là cả người dân, doanh nghiệp và lái xe đều được hưởng lợi.
Khi chúng tôi tổ chức hội thảo thì tất cả doanh nghiệp, lái xe và các cơ quan đơn vị liên quan đều đánh giá cao hiệu quả mà cao tốc Nội Bài – Lào Cai đem lại. Hiện nay, các xe tải, xe không cần bám sát đường cũ nữa thì đều đi trên đường cao tốc. Đây chính là hiệu quả tuyến đường.
Còn hiệu quả với các địa phương mà con đường đi qua thì sao?
Với các địa phương thì việc có con đường đi qua sẽ rút ngắn cự ly, rút ngắn thời gian về Thủ đô Hà Nội. Như vậy sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương, để địa phương có điều kiện mua được các nguyên vật liệu, tiêu thụ nông sản, thực phẩm tốt hơn, nhanh hơn.
Ở Hà Nội bây giờ đã có những phiên chợ Lào Cai hàng ngày. Sáng họ đi từ Lào Cai về Hà Nội bán hàng, chiều quay về và hôm sau lại tiếp tục. Trước đây thì không thể có chuyện này được.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Châu Như Quỳnh ( ghi)
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng: Sân bay Phú Quốc không phải thứ để bán!
Người đứng đầu ngành giao thông khẳng định, đây không phải là bán sân bay Phú Quốc mà là một hình thức chuyển nhượng kết cấu hạ tầng hàng không đã được quy định trong Luật và văn bản hướng dẫn.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thí điểm nhượng quyền quản lý, khai thác Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc.
Trả lời câu hỏi về chủ trương "bán" sân bay Phú Quốc, trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" tối ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định: "Đây không phải là bán sân bay Phú Quốc mà là một hình thức chuyển nhượng kết cấu hạ tầng hàng không được quy định trong các luật và văn bản hướng dẫn".
Theo Bộ trưởng, do đó, chỉ chuyển nhượng quyền khai thác cảng hàng không thôi. Còn quyền sở hữu hạ tầng hàng không, quyền sở hữu đất, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước không được chuyển giao cho nhà đầu tư mới. Việc chuyển nhượng này cũng phải bảo đảm vấn đề quốc phòng-an ninh.
"Những hạng mục kết cấu hạ tầng hàng không có liên quan, dùng chung cho mục đích dân sự và quân sự đóng vai trò quan trọng thì không chuyển nhượng. Thực ra, trên thế giới hay trong khu vực thì họ làm lâu rồi nhưng đối với nước ta là việc mới. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép làm thí điểm", Bộ trưởng Thăng nói.
Trước lo ngại về việc sau khi chuyển giao thì liệu tư nhân có tự ý tăng giá với các hãng hàng không để rồi các hãng lại tăng giá vé cho hành khách hay không, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, toàn bộ giá cả đều được Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính quản lý, quy định khung giá dịch vụ hàng không và phi hàng không.
Do đó, theo Bộ trưởng, nhà đầu tư được nhượng quyền khai thác Cảng hàng không Phú Quốc sau một thời gian nhất định phải chuyển trả lại Nhà nước. Giá cả phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính chứ không được quyền nâng giá.
"Tóm lại, việc chuyển nhượng không dẫn đến độc quyền, không dẫn đến khả năng một nhà đầu tư có quyền chi phối được nâng giá cả dịch vụ hàng không cũng như phi hàng không", ông nói thêm.
Hồi tháng 3 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thí điểm nhượng quyền quản lý, khai thác Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc cho các nhà đầu tư trong nước. Giá trị nhượng quyền sẽ được sử dụng để tạo nguồn kinh phí đầu tư vào Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2012 (thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Hệ thống nhà ga được xây dựng hiện đại, có công suất hơn 2,6 triệu hành khách/năm.
Cảng hành khách Quốc tế Phú Quốc được đánh giá là một trong những công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu, khi đi vào khai thác sẽ mở ra cơ hội giao thương với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ cho đảo ngọc Phú Quốc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Điểm hút của cảng hàng không Phú Quốc với nhà đầu tư chính từ đề án xây dựng huyện đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, tiến lên thành phố du lịch, trong đó có cả điểm vui chơi casino. Ngoài ra, với lượng du khách đang ngày càng nhiều lên, việc kinh doanh hàng bán lẻ miễn thuế trong sân bay cũng là một điểm nhấn thu hút các nhà đầu tư giành quyền khai thác cảng hàng không này.
Cuộc "so găng" giành quyền khai thác cảng hàng không này là một sự kiện nóng thu hút dư luận với sự tham gia của cả ông bầu bóng đá nổi tiếng Đỗ Quang Hiển và "ông vua hàng hiệu" Jonathan Hạnh Nguyễn. Theo đó, các vị đại gia này đều đánh tiếng xin mua hoặc chuyển nhượng quyền khai thác có thời hạn Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
Không có chuyện phí chồng phí Liên quan đến hiện tượng phí chồng phí khi người dân vừa phải nộp phí đường bộ vừa phải nộp phí khi đi qua các trạm thu phí BOT, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: Không thể có chuyện phí chồng phí.
"Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, phí đường bộ dùng để bảo trì các đường quốc lộ, đường địa phương do ngân sách Nhà nước đầu tư. Phí thu khi đi qua các trạm BOT dùng để hoàn vốn và bảo trì cho các dự án BOT đó. Mỗi loại phí có phương thức, nội dung và mục đích khác nhau", Bộ trưởng lý giải.
Về Quỹ Bảo trì đường bộ, Bộ trưởng Thăng cho biết, việc thu theo đầu phương tiện chỉ chiếm khoảng 25%, ngân sách Nhà nước phải bù khoảng 25%. Như vậy, mỗi năm còn thiếu 50% nữa. Phí thu khi đi qua các trạm BOT không phải để bù cho phần thiếu của Quỹ Bảo trì đường bộ mà để hoàn vốn cho nhà đầu tư, để bảo trì đường của dự án BOT. Nhật Linh
Phương Dung
Theo Dantri
Thu phí xe máy: Phải tính đến hiệu quả và sức chịu đựng của dân "Thông tư Bộ trưởng Thăng viện dẫn quy định mức phí tối đa, không đề cập mức tối thiểu không có nghĩa phải hiểu tối thiểu là có thể thu 0 đồng. Nói đến "mức thu", rõ ràng ai cũng hiểu phải thu theo mức nào đó trong khung", Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói. Hôm qua (ngày 18/6), trong...