Bộ trưởng Thăng bác 2.000 tỷ làm đường nối Lào Cai – Sa Pa
“Bộ GTVT ủng hộ phương án làm đường nối Lào Cai – Sa Pa theo hình thức BOT. Tuy nhiên, với số tiền hỗ trợ từ ngân sách lên tới hơn 2.000 tỷ đồng theo đề xuất của chủ đầu tư để triển khai dự án là không khả thi”.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết tại buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về dự án BOT Lào Cai – Sa Pa (ngày 14/1).
Báo cáo Bộ GTVT, ông Nguyễn Trọng Hài – Giám đốc Sở GTVT Lào Cai cho biết, tuyến đường này được đơn vị tư vấn thiết kế (liên danh Công ty CP tư vấn thiết kế đường bộ – Công ty CP tư vấn thiết kế Xây dựng giao thông Lào Cai) đề xuất xây dựng theo phương án nâng cấp QL4D từ Km103-Km137 055 với tổng chiều dài 33,4km và xây dựng mới tuyến đường từ Km0-Km22 204 theo hướng nối dài tỉnh lộ 155, chiều dài 15,6km với với quy mô 2 làn xe, tốc độ thiết kế 40km/h.
Riêng đoạn khu vực TP Lào Cai và thị trấn Sa Pa dài 6,5km, dự kiến mở rộng nền đường 26,5m, quy mô 4 làn xe.
Ông Hài cho biết, tổng mức đầu tư của dự án là 3.235 tỷ đồng và thời gian hoàn vốn dự kiến trong vòng 25 năm.
Tuy nhiên, về phương án tài chính để thực hiện, ông Hài đề xuất, nhà đầu tư huy động 1.006 tỷ đồng (chiếm 31% tổn mức đầu tư) để xây dựng tỉnh lộ 155, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 2.228 tỷ đồng để xây dựng các hạng mục còn lại.
Đường từ Lào Cai lên Sapa quá chật hẹp.
Theo ông Hài sở dĩ dự án cần mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước lớn là do lưu lượng xe ít, nếu thực hiện bằng hình thức BOT 100% vốn của nhà đầu tư sẽ không khả thi.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai – ông Nguyễn Thanh Dương cho hay, đã có một số doanh nghiệp muốn đầu tư vào dự án, do vậy mong Bộ GTVT chấp thuận với phương án đầu tư đã được lập.
Trước đề xuất của tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, Bộ ủng hộ chủ trương làm đường nối từ Lào Cai lên Sa Pa, tuy nhiên mức hỗ trợ 2.000 tỷ từ ngần sách là không khả thi.
Người đứng đầu ngành giao thông cho hay, hiện nay nhiều đoạn trên QL1 còn được đầu tư xây dựng 100% theo hình thức BOT, kể cả GPMB. Do vậy, tuyến đường Lào Cai – Sa Pa nếu cứ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì không thể làm được.
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị Tư vấn giám sát điều chỉnh lại một số hạng mục thiết kế để quy mô và tổng mức đầu tư của dự án ở mức tiết kiệm nhất.
Riêng đoạn qua khu vực TP Lào Cai và thị trấn Sa Pa dài 6,5km, ông Thăng đề nghị chỉ được phép thiết kế bề rộng mặt đường tối đa 15m. Đối với các cầu trên tuyến cần phải rà soát lại, cầu nào thật sự cấp thiết đầu tư mới triển khai xây dựng.
Bộ trưởng Thăng gợi ý, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn cần tính toán lại để gộp hai dự án nâng cấp QL4D đoạn từ Km103-Km137 055 và xây dựng tuyến đường mới theo hướng tỉnh lộ 155 thành một dự án BOT với quy mô hợp lý, vốn ngân sách chỉ nên đề xuất hỗ trợ ở một số hạng mục cụ thể trên tuyến để đảm bảo hiệu quả hoàn vốn cho dự án BOT.
Trước đó, trong chuyến đi tới hiện trường vụ tai nạn xe khách thảm khốc khiến 12 người thiệt mạng tại Lào Cai đêm 1/9/2014, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhìn nhận đường đèo dốc khu vực này rất nguy hiểm trong khi tần suất lưu thông của các xe khách du lịch lại rất cao.
Bộ trưởng đề nghị tỉnh Lào Cai và các ban ngành chức năng sớm nghiên cứu hoàn thành dự án BOT nối Sa Pa với cao tốc Nội Bài – Lào Cai để đảm bảo an toàn giao thông và phát triển du lịch địa phương.
Theo VOV
Lương mới của phi công Vietnam Airlines có gì đặc biệt?
Khung tiên lương cơ bản mới của phi công, môt cơ trưởng người Viêt Nam lái tàu bay A321 có bâc cao nhât hưởng lương 92 triêu đông/tháng (trước thuê), cơ trưởng bâc cao nhât B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triêu đông/tháng (trước thuê).
Sau Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về quản lý đảm bảo nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA), ngay trong tuần này, Đoàn bay 919 (thuộc VNA) sẽ tổ chức họp phổ biến chế độ lương mới đối với phi công của Tổng Công ty.
Cụ thể, Đoàn bay 919 dự kiến thực hiện họp tại hai địa điểm ở Đoàn bay phía Nam và Đoàn bay phía Bắc. Nội dung nhằm phổ biến chế độ lương mới đối với phi công từ ngày 1.1.2015. Đoàn bay 919 coi đây là buổi họp có tính chất quan trọng nên đã đề nghị toàn thể phi công không đi làm nhiệm vụ bố trí thời gian đến dự.
Một phi công đã đưa ra mức so sánh tiền lương cơ bản của VNA với một hãng hàng không khác trong nước để thấy mức chênh lệch. Ảnh minh họa
Theo khung tiền lương cơ bản của phi công dự kiến áp dụng, một cơ trưởng người Việt Nam lái tàu bay A321 có bậc cao nhất hưởng lương 92 triệu đồng/tháng (trước thuế), cơ trưởng bậc cao nhất lái B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/tháng (trước thuế).
Mức thu nhập cao nhất trong khung tiền lương cơ bản của phi công thuộc về chức danh Giáo viên kiểm tra năng định (TRE). Cụ thể, Giáo viên kiểm tra năng định các loại tàu bay B777, B787, A330, A350 hưởng lương trước thuế là 132 triệu đồng/tháng, đối với tàu bay A321 là 122 triệu đồng/tháng và ATR72/F70 là 109 triệu đồng/tháng.
Một phi công đã đưa ra mức so sánh tiền lương cơ bản của VNA với một hãng hàng không khác trong nước để thấy mức chênh lệch. Cụ thể, ở cùng vị trí cơ trưởng A321, phi công người Việt Nam ở hãng hàng không nội địa khác được trả khoảng 160 triệu đồng/tháng (sau thuế). Chưa kể, ngay trong nội bộ phi công VNA cũng đã có sự chênh lệch về thu nhập giữa phi công Việt Nam và phi công nước ngoài.
Theo công bố của VNA trước khi thực hiện IPO, mức lương trung bình dành cho phi công của VNA là 74,8 triệu đồng/tháng, vị trí tiếp viên là 18,7 triệu đồng/tháng. Chi phí nhân công chiếm khoảng 8 - 9% cơ cấu chi phí của Tổng Công ty.
Trước đó, sau khi nhiều nhân viên kỹ thuật cao của VNA xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng hàng không khác, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành chỉ thị về quản lý, đảm bảo nguồn nhân lực tại VNA.
Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu VNA rà soát, thực hiện chế độ tiền lương để tăng thu nhập cho lực lượng lao động kỹ thuật cao, cùng các chế độ đãi ngộ khác. Việc này phải hoàn thành trong quý I năm 2015.
Theo Chỉ thị, trong thời gian qua tại VNA đã xảy ra hiện tượng nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao liên quan đến hoạt động khai thác, bảo dưỡng tàu bay nghỉ việc để xin chuyển sang làm việc tại các hãng hàng không khác. Hiện tượng này tạo ra sự xáo trộn, suy giảm nguồn nhân lực kỹ thuật cao (phi công, điều hành khai thác bay, nhân viên kỹ thuật tàu bay) của VNA. Bộ GTVT coi hiện tượng này là "tình hình cấp bách".
Hiện tượng trên được cho là tác động trực tiếp đến việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hãng hàng không quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, cũng như uy hiếp an toàn bay.
Bộ GTVT yêu cầu VNA phải thực hiện những giải pháp cấp bách về chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục để ổn định tình hình, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tổng Công ty. Hãng cũng phải rà soát, bổ sung kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không tạm thời chưa xem xét chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác đối với lao động kỹ thuật cao của VNA. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra các hãng hàng không Việt Nam để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực khai thác của hãng.
Bộ GTVT giao Cục Hàng không rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hàng không dân dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hãng hàng không Việt Nam, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Theo Vinh Hai (Dân Việt)
Phi công Vietnam Airlines xin nghỉ việc hàng loạt Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa có chỉ thị yêu cầu tạm thời chưa chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác đối với lao động kỹ thuật cao của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA). Người đứng đầu Bộ GTVT phải ban hành chỉ thị sau khi nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao của VNA xin...