Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine từ chức
Quốc hội Ukraine hôm nay chấp thuận đơn xin từ chức của quyền bộ trưởng Quốc phòng Ihor Tenyukh, sau nhiều tiếng nói chỉ trích ông chậm rút quân khỏi Crimea khiến nhiều binh sĩ bị mắc kẹt.
Ông Ihor Tenyukh, được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine một tháng trước trong chính phủ mới, sau khi ông Viktor Yanukovych bị lật đổ. Ảnh: Reuters
Ông Ihor Tenyukh, vừa được bổ nhiệm một tháng trước trong chính phủ mới, đọc diễn văn từ chức trước quốc hội. Ban đầu các nhà lập pháp từ chối đề nghị của ông nhưng sau cuộc thảo luận giữa lãnh đạo các đảng và chủ tịch quốc hội và quyền Tổng thống Oleksander Turchinov, quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu cho ông thôi giữ chức bộ trưởng.
Các chỉ trích nhằm vào ông Tenyukh cho rằng ông đáng nhẽ phải hành động nhanh hơn trong việc rút quân khỏi Crimea để đảm bảo an toàn cho các quân nhân. Việc rút quân chỉ mới được thực hiện từ hôm qua và nhiều binh sĩ Ukraine bị mắc kẹt tại căn cứ quân sự cũ của họ với hàng rào lính Nga và quân tự vệ địa phương.
“Một số người có thể không đồng tình với hành động của tôi… Tôi cũng không cố níu kéo chức vụ của mình. Nếu các lãnh đạo có quan điểm khác nhau về sự phát triển của tình hình và có các ứng cử viên khác, tôi, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Tenyukh, xin từ chức”, Reuters dẫn lời ông nói.
Ông Teyukh cho biết chỉ có 4.300 trong tổng số 18.800 binh sĩ Ukraine ở bán đảo Biển Đen dự định vẫn ở lại với quân đội nước này.
Video đang HOT
Nghị sĩ Mykhailo Koval, người đứng đầu lực lượng biên phòng Ukraine, thay thế vị trí của ông Tenyukh.
“Chỉ đơn giản là Tenyukh bị mất uy tín cá nhân bởi những hành động không chuyên nghiệp và không đầy đủ ở Crimea”, Volodymyr Fesenko, một nhà phân tích chính trị của cơ quan nghiên cứu Penta tại Kiev, cho hay. Ông nói rằng Tenyukh “đã khiến quân đội phải gặp nguy hiểm” khi không rút quân sớm hơn.
Lực lượng tự vệ Crimea sáng qua nhảy dù từ trực thăng và sử dụng lựu đạn choáng khi xông vào một căn cứ hải quân ở thành phố Feodosia, phía đông bán đảo, sau đó giành quyền kiểm soát nơi này.
Hôm 22/3, lực lượng tự vệ Crimea bao vây căn cứ không quân của Ukraine tại Belbek, ra tối hậu thư và yêu cầu lực lượng bên trong đầu hàng. Lực lượng này sau đó tiến vào một căn cứ không quân của hải quân Ukraine ở Novofedorivka. Trong cùng ngày, cờ Nga còn được treo trên một số tàu Ukraine và ở Zaporizhia, tàu ngầm cuối cùng của Ukraine.
Trước đó, hôm 18/3, một quân nhân Ukraine thiệt mạng, một người khác bị thương và một số người bị bắt trong cuộc chiếm giữ căn cứ gần thủ phủ Simferopol của các tay súng giấu mặt.
Vị trí các căn cứ quân sự của Ukraine trên bán đảo Crimea. Đồ họa: BBC.
Theo VNE
Hé lộ "nhóm quân sư" cho TT Putin trong việc sáp nhập Crimea
Nhóm "hội đồng thời chiến", từng là những cựu đặc vụ KGB từ những năm 1970-1980, là những quân sư cho Tổng thống Putin trong vụ sáp nhập Crimea.
Khi được báo giới hỏi, Tổng thống Nga Putin luôn khẳng định, mình không hề có ý định sáp nhập Crimea từ trước. Tuy nhiên, hai tuần trước cuộc trưng cầu dân ý, cuộc họp của "hội đồng thời chiến" đã diễn ra. Tại sự kiện này, Tổng thống Vladimir Putin quyết định "sử dụng vũ lực quân sự để sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga".
Các nhà quan sát tin rằng, ông Putin đã triệu tập cuộc họp bí mật trên vào tối ngày 25 hay 26/2. Ở đó, ngay cả Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cũng không được phép tham gia. Trước đó một ngày, mọi người còn trông thấy sự hiện diện của ông trong buổi lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông 2014.
Ba nhân vật gồm Nikolai Patrushev, Sergei Ivanov và Alexander Bortnikov (từ trái sang)...
Theo tờ New York Times, tại cuộc họp quan trọng đó, Tổng thống Putin, Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nikolai Patrushev và Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov đều nhất trí rằng, Nga sẽ khôi phục quyền kiểm soát trên bán đảo tự trị Crimea.
Đặc biệt, ba quan chức Ivanov, Patrushev và Bortnikov là thành viên trong "hội đồng thời chiến" của ông Putin. Trong những năm 1970-1980, họ và ông Putin là những đặc vụ KGB hoạt động ở St Petersburg, quê hương của ông Putin.
"Cũng giống với bản thân ông Putin, tất cả bọn họ đều là những cựu điệp viên thuộc cơ quan an ninh Liên Xô và mong muốn phục hồi vị thế của Liên Xô dưới một hình thức nào đó", Giám đốc chương trình Nga thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế Andrew Kuchins cho biết.
... là những quân sư của Tổng thống Putin trong vụ sáp nhập Crimea.
Trong một bài viết trên tờ Politico, ông Kuchins nhận xét: "Họ cũng rất giống với nhóm bộ tứ thời Liên Xô, những người đã ra quyết định xâm chiếm Afghanistan năm 1979".
Quyết định trọng đại trên của nhóm bộ tứ do ông Putin khởi xướng đã được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Ukraine Yanukovych chạy khỏi văn phòng làm việc ở thủ đô Kiev và xung quanh thời điểm Quốc hội Ukraine thành lập nội các lâm thời. Tuy nhiên, một tuần sau đó, ông Putin vẫn khẳng định công khai rằng, Nga không có ý định sáp nhập Crimea.
Thực tế, ông Putin đã khởi động những "bánh xe" của mình. Sau khi chính quyền mới Ukraine được công bố, Moscow đã lệnh cho 15.000 binh sĩ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Điều này khiến Washington buộc phải ra lời cảnh báo Moscow không nên đem quân can thiệp vào Ukraine.
Theo Kiến Thức
Phương Tây chính thức loại Nga khỏi G8 Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ngày 24/3 đã quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh G8 sắp tới tại Nga, nhằm tăng cường cô lập Mátxcơva vì can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Các lãnh đạo G7 nhóm họp tại Lahay, Hà Lan ngày 24/3. Sau các cuộc họp...